Tản mạn - Chuyện dọc đường

Đền đá và lũ khỉ

HOÀNG VĂN MINH |

Đền đài ở Bali thì nhiều vô số kể. Nhưng Uluwatu ở làng Pecatu nằm phía Nam của thủ phủ Denpasar là ngôi đền duy nhất ở hòn đảo này nằm trên bờ biển Ấn Độ Dương nên trong đoàn ai cũng háo hức khi nghe tin mình sắp đến đó.

Mộng trầm

THANH HẢI |

Bạn khai trương cửa hàng bán trầm hương thủ công mỹ nghệ trên con phố du lịch sầm uất của Đà Nẵng. Sản phẩm thuộc hàng quý hiếm, cao cấp nên giá cả cũng ngất ngưởng. Phần lớn khách nước ngoài tới coi, nhưng người mua chủ yếu là dân Châu Á.

Mung lung trong mưa

TUYỀN LINH |

Thấy mà ghét cái nụ cười hớn hở của ả con khi nghe mẹ ơ ơ “đúng là ngày mai được nghỉ học nè”.

Một thằng tù

KHƯƠNG QUỲNH |

Cuối cùng cũng đến ngày anh Tâm nhận tiền lương tháng đầu tiên. Anh hồi hộp cầm xấp tiền từ tay anh tôi, quệt nước miếng rồi đếm tiền nghe rột roạt.

Bão Sài Gòn, chỉ là nỗi sợ mưa dầm

Ngọc Uyên |

Bão Sài Gòn, dân lại chỉ sợ nhất mưa dầm dề. Bởi nước ngập, cống tắc, nước thải, rác... của cả triệu người tràn vào nhà, phá hỏng đồ đạc. Ăn ngủ trên nước, lềnh bềnh, hôi thối. 

Người Sài Gòn... ngầu ngầu!

KHƯƠNG QUỲNH |

Ngã tư Nguyễn Văn Lượng giao Phan Văn Trị, một cô gái đeo balô, kính cận, ôm sấp tờ rơi dày cộm đang đứng nép người vào cột đèn giao thông, hy vọng dải bóng râm mỏng tanh của cây cột đèn đổ xuống có thể che bớt cái nắng chói chang. Chỉ đợi đèn bật sang màu đỏ, cô gái vội chen vào dòng người, xòe tờ rơi đưa cho từng người với thái độ lễ phép. Nhiều người lắc đầu, xua tay từ chối, có vẻ bực mình.

Chả biết nói sao!

hà văn |

Cách đây đã lâu con sâu “Đông trùng Hạ thảo” được lan truyền ở Việt Nam như một thứ thần dược. Có người còn bỏ ra hàng nghìn đô lên tận Tây Tạng mua sâu xịn, chính gốc.

Hai mươi tám chiếc quẩy

di li |

Hồi trung học, tôi thường xuyên bị viêm màng túi. Lũ học sinh lớp 10 chúng tôi luôn ra khỏi nhà với chiếc túi rỗng tuếch trong khi có vô số thứ phải cần đến tiền.

“Chuyện bằng cái móng tay”

Đỗ Phấn |

Là thành ngữ chưa xa lắm nói về những chuyện lặt vặt chẳng ảnh hưởng gì đến ai. Gọi là chưa xa lắm là bởi cái móng tay mới bớt đi phần quan trọng trong cuộc sống khoảng hơn nửa thế kỷ. Nó là chuyện vặt.

Nén cơn thèm “xe máy leo lề”

TUYỀN LINH |

“17, 36, 37, 37, 36, 98, 77, 29, 30, 59, 51, 37, 93, 15, 16…”, chị lẩm nhẩm giấy bút ghi lại các con số.

Từ nhà ra ngõ

đỗ phấn |

Những con ngõ luồn lách lắt léo trong nội thành Hà Nội phần lớn là của chung. Chỉ thỉnh thoảng có một vài căn biệt thự cổ trong phố do gia chủ đến hồi lụn bại mới phải mang bán bớt phần diện tích phía sau nhà chính. Dĩ nhiên đi kèm với nó phải có một con ngõ riêng cho chủ mới sử dụng. Những con ngõ dạng này được chủ mới chăm sóc quét dọn hàng ngày. Những con ngõ chung không may mắn được như thế. Chỉ cần một gia đình trong ngõ có lối sống cẩu thả bừa bãi thôi là lập tức nơi ấy trở nên nhếch nhác kinh người.

Đưa con vào chợ

ĐÔNG HÀ |

Chủ nhật, khi bạn bè soạn đồ đẹp ra phố, tôi thường về chợ quê.

Đoạn đường có nhiều quãng đồng, nơi bọn trẻ đi qua có đàn vịt trời trắng muốt thong thả nhón chân bước trên thảm mạ xanh non tìm tôm cá, thi thoảng vài con nhẹ nhàng vỗ cánh bay lên, đượm vẻ yên bình. Đôi mắt của bọn trẻ dõi theo, ánh lên những tia thích thú.

Nhà giáo nhân dân

THANH HẢI |

Mặt trời chợt tắt lịm phía sau khu rừng già. Đêm ập đến giống như đã chờ chực sẵn. Làng Đắk Ốc trong tầm mắt, nhưng chúng tôi phải dò dẫm hơn cả giờ đồng hồ mới về đến nơi. 

Áo lụa Hà Đông

hà văn |

Trên một tờ báo loại bán chạy ở Hà Nội có tít bài: “Vỡ mộng kinh hoàng về một đế chế tơ lụa” nói về việc ông chủ Khải Silk bị “bóc mẽ” quả tang “treo đầu lụa ta, bán khăn TQ”. Tôi tự hỏi: Khăn lụa TQ chả nhẽ là lụa dỏm? Hỏi xong tôi nhớ đến 3 câu chuyện.

Từ Việt sang Nga. Từ Nga sang Việt

TUYỀN LINH |

1. Chiều thứ bảy thong thả vui được ả con đưa đi đường sách, bất ngờ ở quầy sách cũ tìm được cuốn mấy năm qua định bụng mua mà lãng nhãng quên mất - ấy là “Marian Tkachev người bạn tài hoa và chí tình”.

Gương mặt cha tràn ngập niềm yêu đời

Cao Hùng |

Xưa, anh vốn là người đàn ông cứng rắn, nghiêm nghị. Một người của công việc và không bao giờ phí thời gian vô những chuyện tầm phào. Một con người hành động đúng nghĩa.

Xóm ngoài đê

hà văn |

Mưa lũ cuốn trôi nhà cửa, cầu cống, chết người ở miền ngược mà ở miền xuôi, ra sông Hồng thấy cũng bình thường. Ngày trước mùa này bà con Hà Nội cùng bộ đội, công an đã sẵn sàng đắp đê chống lũ lụt. Người ta đo mức cao ở ga Hàng Cỏ (Hà Nội) so với cuối sông Hồng ở Thái Bình có 5m. Lũ về là “trực chiến” ngay.

Một chuyện bịa đặt

HOÀNG VĂN MINH |

Tôi không biết làm sao để con bé ngừng khóc thút thít, dầm dề như mưa Huế sau khi đọc những bản tin trên báo về sự lừa dối của một “ông bán lụa” đang làm dư luận sôi gan mấy hôm nay.

Tình già

ĐỨC LỘC |

Ông Hiên là em ông nội tôi. Năm tôi 10 tuổi thì ông Hiên đã U.60 nhưng da dẻ vẫn hồng hào, giai lão, hằng ngày vẫn đạp xe đi chợ huyện, cách nhà mười lăm cây số.

“Nồi đồng cối đá”

đỗ phấn |

Tất nhiên người Việt nào bây giờ cũng hiểu câu thành ngữ cổ xưa này không nói về bất cứ chiếc nồi hay chiếc cối nào cả. Và cũng tất nhiên đám thanh niên dưới 30 tuổi ở thành phố bây giờ rất ít người còn được tận mắt nhìn thấy nồi đồng, cối đá.