Tản mạn - Chuyện dọc đường

Đền đá và lũ khỉ

HOÀNG VĂN MINH |

Đền đài ở Bali thì nhiều vô số kể. Nhưng Uluwatu ở làng Pecatu nằm phía Nam của thủ phủ Denpasar là ngôi đền duy nhất ở hòn đảo này nằm trên bờ biển Ấn Độ Dương nên trong đoàn ai cũng háo hức khi nghe tin mình sắp đến đó.

Mộng trầm

THANH HẢI |

Bạn khai trương cửa hàng bán trầm hương thủ công mỹ nghệ trên con phố du lịch sầm uất của Đà Nẵng. Sản phẩm thuộc hàng quý hiếm, cao cấp nên giá cả cũng ngất ngưởng. Phần lớn khách nước ngoài tới coi, nhưng người mua chủ yếu là dân Châu Á.

Mung lung trong mưa

TUYỀN LINH |

Thấy mà ghét cái nụ cười hớn hở của ả con khi nghe mẹ ơ ơ “đúng là ngày mai được nghỉ học nè”.

Một thằng tù

KHƯƠNG QUỲNH |

Cuối cùng cũng đến ngày anh Tâm nhận tiền lương tháng đầu tiên. Anh hồi hộp cầm xấp tiền từ tay anh tôi, quệt nước miếng rồi đếm tiền nghe rột roạt.

Bão Sài Gòn, chỉ là nỗi sợ mưa dầm

Ngọc Uyên |

Bão Sài Gòn, dân lại chỉ sợ nhất mưa dầm dề. Bởi nước ngập, cống tắc, nước thải, rác... của cả triệu người tràn vào nhà, phá hỏng đồ đạc. Ăn ngủ trên nước, lềnh bềnh, hôi thối. 

Những điều đáng nhớ ta trót quên

Hoàng Văn Minh |

Hôm nay bạn thân của tôi, ông “phây Mark” nhắc nhớ “ngày này năm xưa” là một bức ảnh chụp vườn sau nhà một nguyên quan chức một thời làm đảo điên làng nước bởi cái biệt phủ trêu ngươi người nghèo to nhất nhì nơi thôn dã.

Đi về đâu ...

hà văn |

Sáng thứ bảy, 18.11.2017 tôi đến trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam dự một cuộc họp giữa các nhà văn, nhà báo bàn chuyện làm báo Xuân 2018. Cuộc họp lèo tèo lắm. Một lon bia, một quả quýt và một phong bì.

Mẹ đang ở phía cơn bão

Lê Tuyết |

“Công nhân chúng tôi khổ thật đấy. Công đoàn hỗ trợ được cho anh em thì mừng thật đấy nhưng những lúc như thế này, chúng tôi vẫn còn đỡ lắm nếu so với bà con ở miền Trung bị bão đánh sập hết nhà cửa.

Từ sông ra bể

ĐỨC LỘC |

Mẹ kể, đáng lẽ tôi không góp mặt ở cuộc đời này, bởi ngày chị sinh ra, gia đình đã hai đứa, nếp tẻ đủ cả. Hơn nữa, ngày đó cha và mẹ làm ở nông trường, người nhà nước, dù gái dù trai chỉ hai là dừng.

Dây phơi thủa nào

đỗ phấn |

Sợi dây phơi quần áo có lẽ được nhân loại sáng chế từ trước khi phát minh ra kỹ nghệ dệt vải. Áo quần bằng vỏ cây hẳn là cũng thỉnh thoảng cần phải mang ra phơi rồi. Với một đất nước khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, cho đến tận bây giờ người ta vẫn ưa chuộng quần áo được phơi nắng. Chẳng có công nghệ nào thuyết phục nổi những bà nội trợ thay thế việc phơi phóng bằng cách làm khô khác.

Những “tiêu bản” động đậy

HOÀNG VĂN MINH |

“Nhìn ông múa Xoan giống vũ công chuyên nghiệp quá”. Tim tôi hình như loạn nhịp một thoáng khi cô bé lúng liếng đang múa cạnh bên bất ngờ ghé tai thì thầm. “Hồi tầm tuổi em anh từng là vũ công chuyên nghiệp”. Tôi trả lời, nhân thể ngầm nói rằng “tôi rất ghét các cô gái gọi mình bằng ông”.

Chơi với con năm mười phút mỗi ngày

Đông Hà |

Trường con tôi học có con đường tán lá hai tàng cây đan vào nhau xanh um mùa hạ và gầy guộc mùa đông. Những buổi mưa xam xám, nhánh cây gầy guộc vươn lên cao, nhòa trong màu chiều thường gợi chút bâng khuâng khó tả.

Nhớ “Thời Thanh niên sôi nổi”

hà văn |

Tuần trước ở bên Hồ Văn - trước cửa Văn Miếu - Quốc Tử Giám có cuộc tọa đàm văn học Nga. Có lẽ đây là hoạt động hưởng ứng Lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười. Tác phẩm “10 ngày rung chuyển thế giới” nói về cuộc cách mạng này lại do một nhà báo Mỹ viết. 

Lang thang trong đây đó...

Tuyền Linh |

Vào buổi chiều Sài Gòn chịu cơn giông và đúng lúc mưa tạt rào rào những ô cửa kính và hành lang chung cư u u gió rít, chị cả tới mang theo nửa ổ bánh mì gối tự tay nặn nướng vỏ thơm phức ruộm vàng cùng một thông tin: Đã có dịch vụ đưa tro cốt người lên không trung. Đã vài trăm người đăng ký đặt chỗ. Đi trên hệ thống tên lửa vũ trụ được cho là tân kỳ nhất thế giới…

Hoa ngày thiêng

NGÔ MAI PHONG |

Ông bố chọn một lẵng hồng Pháp đẹp nhất trong quầy hoa, không mặc cả, rồi hai cha con lên xe chầm chậm lướt về phía cổng trường.

Thổ Châu - Bình yên nơi đầu sóng biển Tây

lục tùng |

Thổ Châu là tên xã đảo thuộc quần đảo cực Tây Nam của Tổ quốc thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên gần 21km2, gồm 8 đảo (hòn) lớn nhỏ hợp thành, gồm: 

Bán mua theo thời

đỗ phấn |

Chữ “phường” trong tiếng Việt có hai nghĩa. Một là tập hợp những người làm ăn buôn bán nhỏ có chung nghề nghiệp. Hai là để chỉ bọn người hạ đẳng đáng khinh. “Phong trần mài một lưỡi gươm/ Những phường giá áo túi cơm sá gì” (Kiều - Nguyễn Du). Hình như nghĩa thứ hai này là một ám ảnh không nhỏ cho nên trong một thời gian rất dài người Hà Nội dùng cách gọi đơn vị hành chính dưới cấp Khu phố là “Tiểu khu”. “Tiểu khu” chính là “Phường” theo cách gọi từ sau 1980.

Truyền nhân

LÊ THANH NGUYÊN |

Ông cậu nhà văn ở cái tuổi vượt ngưỡng thất thập cổ lai hy đã không còn đủ sức gọi điện thoại cho tôi. Bà mợ phải thay mặt chồng truyền đạt: Sắp xếp lên nhanh thành phố để nhận bàn giao sách…

Dọc đường tuổi trẻ

Nguyễn Thùy |

Tôi đi cứu trợ cho vùng lũ, vẫn hướng con đường ngày xưa đã đi.

Những mùa cà

Lê Tuyết |

Chuyến xe khách về tới trung tâm thị xã khi đằng đông chưa hửng sáng. Thị xã tối om om. Bão đi qua, điện mất vẫn chưa được nối lại. Ánh đèn le lói từ hàng nước hắt ra, ẩn hiện vài bóng người ngồi thu lu mà không rõ mặt. Hai trong bốn cây cột của hàng nước xiêu vẹo, mái ngói mất già một nửa. Cạnh đó, hàng cây bật gốc, chỏng chơ ngửa lên trách trời.