Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Búp bê gỗ chạm vùng ký ức...

Cao Thùy Liên |

Trần Thu Hằng, cô gái sinh năm 1984, cựu sinh viên Đại học Mỹ thuật khiến tôi đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác khi những con búp bê gỗ artdoll tinh xảo chế tác bằng tay cô làm được bán với giá cả nghìn USD. Phải hẹn đến lần thứ 3, tôi mới được gặp Hằng, vì cô nói rất sợ giao tiếp, sợ gặp người lạ, sợ phải nghe những câu hỏi cũ và trả lời những câu hỏi không mới.

Tân cử nhân luật tuổi 55

LÊ TUYẾT |

“Chị Hoa nay biết luật rồi thì sau tụi tui đụng chuyện liên quan đến pháp luật, tụi tui mướn chị Hoa giúp, không lo mình bị chèn ép” - những “đồng nghiệp” ở chợ Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) của bà Phan Thị Kim Hoa (người vừa trở thành tân cử nhân luật ở tuổi 55) tự hào nói. Bà Hoa cười: “Tui biết gì giúp đó, không có mướn gì hết đâu nghen”.

Nông dân Lâm Đồng làm rau VietGAP

KHẮC DŨNG |

Nhận tin nóng sốt, tổ hợp nông dân huyện Đơn Dương và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng vừa được trao chứng nhận VietGAP và tổ chức một buổi lễ ra mắt hoành tráng, tôi lên đường gặp họ để xem làm rau VietGAP như thế nào. Nông dân ở Lâm Đồng bây giờ ra đồng chẳng còn “đầu tắt mặt tối” như xưa...

Duyên nghĩa vợ chồng nhờ nhà không cửa

An Hoàng Thành |

Ở chóp mũi Cà Mau có một “xóm nhà không cửa” (thuộc ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển). Theo các cụ cao niên trong làng, đây là nơi duy nhất trên đất nước còn lưu được nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng sông nước miền Tây - không nhà nào có cửa. Chẳng phải vì nghèo bởi nhà nào cũng có tivi, tủ lạnh, xe máy… nhưng họ vẫn không “chịu” làm cửa. Điều kỳ lạ là ngôi làng chưa từng bị trộm thăm viếng bao giờ. Và cũng chính ở cái “nhà không cửa” này có biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười, tình duyên thắm thiết.

Đồ Sơn tiếng biển thì thầm

HÀ LINH QUÂN |

Mới 8 giờ sáng, mặt trời như một giọt vàng nóng bỏng đã trút nắng xuống mặt biển Cửa Lò. Quán nước ven biển vắng tanh, có mỗi tôi ngồi và một con chó kiệt sức trong cái nóng như thiêu đốt. Thế nhưng, trên bãi biển thì người nhiều như… cát!

Sông hồ Hà Nội - những bãi rác di động khổng lồ

Dương Quốc Bình |

Theo nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nước sạch & Vệ sinh môi trường nông thôn, chưa đến 70% dân số đồng bằng sông Hồng được cấp nước sinh hoạt, 30% còn lại vẫn sử dụng các nguồn nước tự nhiên như sông, suối, ao, hồ. Điều đó đồng nghĩa với việc 30% dân số này đang trực tiếp đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh từ hệ thống sông hồ không sạch sẽ.

Góc khuất cạnh Tháp Rùa

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

Trẻ bụi đời, trẻ lang thang vô gia cư, trẻ đánh giày bán báo, các “Tam Mao phiêu bạt”, “tổ bán báo xa mẹ”… là những cụm từ mà chúng ta hay dùng để chỉ các cháu không có một mái ấm gia đình bảo bọc từ thuở đầu xanh, sớm phải lần lữa kiếm miếng ăn nơi vỉa hè góc phố. Thế nhưng, giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 21 này, ít ai ngờ hết được những tai ương, trớ trêu, cạm bẫy mà các cháu đang mắc phải.

Lũ lượt “cõng” nợ từ Angola trở về

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong số những lao động chui ở Angola đang lũ lượt kéo nhau về nước, có mấy người thực hiện được giấc mơ đổi đời, thì chưa ai rõ. Nhưng món nợ - “học phí” cho chuyến lao động “ném tiền” này, là những con số không nhỏ với những lao động “chân đất”.

Angola - ác mộng đổi đời: Không bỏ mạng cũng tật nguyền

Đăng Khoa - Quang Đại - Hưng Thơ |

Mang giấc mộng đổi đời, nông dân các tỉnh miền Trung hăm hở cầm cố nhà cửa, ruộng vườn để đi lao động “chui” ở Angola. Nhưng khi đặt chân đến xứ người, viễn cảnh đẹp mà “cò” đã vẽ ra chỉ là ác mộng. Người lao động phải sống thấp thỏm, luồn cúi và đối diện với nhiều nguy hiểm...

Khốn khó bởi nghêu...

LÊ TUYẾT - VĂN NGUYỄN |

Biển Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) là vùng nuôi nghêu lớn thứ 2 ở ĐBSCL với diện tích khoảng 2.300ha. Con nghêu của vùng biển này đi khắp nơi, sang tận trời Âu, trời Mỹ với sản lượng xuất khẩu mỗi năm gần 20.000 tấn... Từng được ví là “vàng trắng”, nhưng nhiều năm nay, con nghêu khiến người nông dân nơi đây bạc tóc, khóc ròng, lâm cảnh khốn khó vì cứ gần đến mùa thu hoạch nghêu lại chết, tổng thiệt hại cả ngàn tỉ đồng...

Như Ý, đời chẳng như tên

TRÚC HUỆ |

Tôi gõ cửa nhiều nơi, cậy nhờ nhiều thân hữu kết nối để gặp bằng được Nguyễn Thị Như Ý, để thỏa mãn sự hiếu kỳ: Vì sao nhà vô địch judo hạng cân dưới 78kg tại SEA Games 28 trên quốc đảo sư tử lại chạy trốn truyền thông ngay sau khi từ Singapore trở về? Hóa ra cô chạy trốn không phải do chảnh, mà chỉ là do bị truyền thông hạ “đo ván”, nên cô... cạch mặt.

Bỏ xứ vì khát

TRẦN TUẤN |

Đã 6 giờ chiều, nhưng ở xã biên giới Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh), hơi nóng từ gió Lào vẫn như lửa liên tục táp vào mặt người. Quanh tôi nhìn đâu cũng thấy cỏ cháy, ruộng khô, vườn hoang dại. Tìm đến thôn 1 chênh viên bên sườn núi Ka Đay, tình hình còn bi đát hơn khi cả thôn có 147 hộ dân với hơn 470 nhân khẩu nhưng có đến 90% số hộ khô khát không có nước sinh hoạt. Đất đai khô cằn, khắc khổ vì thiếu nước, nhiều người đã ngán ngẩm bỏ xứ mà đi khiến xóm làng thêm hiu hắt. Những ngày khô hạn này, lại có thêm nhiều người nữa lên kế hoạch rời núi...

Buồn, vui đài huyện

HỮU NHÂN |

Đêm đen như mực, thoảng chớp lóe sáng cùng tiếng sét vang vọng phía chân trời. Mưa quất rát mặt. Gió gào liên hồi, giật tung áo mưa, đẩy chiếc xe máy loạng choạng trên mặt đường đất nhấp nhô, trơn nhẫy. Điện thoại di động trong túi rung từng hồi dài. Tôi tấp vào lề đường, nghiêng đầu và dùng tay che mưa rồi áp di động vào tai. Tiếng nói gấp gáp, đứt quãng: “Hồng Sen bị xe tông chết rồi. Anh đến Bệnh viện Đa khoa Đặng Thùy Trâm ngay”.

Tướng Công an khóc...

THANH HUYỀN |

Trong phút hát chia tay nhà giàn DK1-14 qua sóng bộ đàm, những giọt nước mắt lặng lẽ trên gương mặt sạm nắng gió của Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. 40 năm tuổi quân, trải biết bao gian khổ và khắc nghiệt trong công tác, những tưởng vị tướng ấy đã không còn khóc trước mọi người...

Ông Sự “Hội An”

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Ông tâm sự sau một tuần “lùm xùm” trên báo chí vì chuyện “treo ấn từ quan”: “Tôi buồn đến mức không muốn tiếp xúc với ai cả, đóng điện thoại, tắt TV, để không nghe thêm từ nào nữa liên quan đến câu chuyện về hưu sớm”. Ông cho rằng đó là một “bi kịch” vì xã hội ta đang quá thiếu sự kiện và truyền thông đã biến cái bình thường thành bất thường. Việc ông nghỉ, có gì đâu để biến thành trăm bài báo; rồi suy diễn, đưa đẩy nó đi quá xa với bản chất. Tính ông là vậy! Giản dị, cương trực, nhưng cũng nhạy cảm...