Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Mưa lũ đi qua, tình người ở lại

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN HÙNG - VIỆT HÒA |

17 người chết, 36 người bị thương nặng, thiệt hại 2.700 tỉ đồng - mưa lũ lịch sử qua đi để lại nỗi mất mát, đau thương và thiệt hại quá lớn về kinh tế đối với người dân đất mỏ - Quảng Ninh. Đến thời điểm này, vẫn còn hàng nghìn người dân phải tá túc tạm thời ở nhà văn hóa, trạm y tế phường vì mất nhà cửa; hàng nghìn hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp bị mưa lũ phá hủy, cuốn trôi; hàng vạn công nhân mất việc làm vì mỏ than ngừng hoạt động do bị mưa lũ tàn phá…

Gặp người đi thi tốt nghiệp phổ thông cùng… cháu ngoại

Nhật Hồ |

Sau 3 lần “vượt vũ môn”, đã từng đi thi cùng… cháu ngoại, ông Hồ Ngọc Cảnh, 70 tuổi, ấp Tân Lợi, xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã đường hoàng trở thành “ông tú” tại kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm nay. Và đường học vấn của ông vẻ như chưa dừng lại.

Tình người Việt – “Cam” quanh cột mốc 203: Bên sinh, bên dưỡng

Kỳ Quan |

Như nhiều cột mốc khác trên vùng Đồng Tháp Mười, cột mốc biên giới 203 nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông. Hai bên cột mốc, những người dân Việt – “Cam” hiền hòa bao đời nay đã bên dưỡng bên sinh, cùng gắn bó, hỗ trợ nhau trong cuộc sống…

Vụ “sưu cao thuế nặng” ở Can Lộc: Bi kịch hóa đời sống nông thôn

QUANG ĐẠI - QUỐC CƯỜNG |

Sau “trận bão” thông tin về tình trạng “sưu cao thuế nặng” ở huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) được lan truyền trên báo và mạng điện tử, mới đây, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản khẳng định, một số thông tin nói trên là “sai sự thật”, “thiếu tính xây dựng” và “bi kịch hóa đời sống ở nông thôn” cũng như ảnh hưởng đến chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Những câu chuyện về tình người quanh cột mốc 203

Kỳ Quan |

203 - cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia ở Bình Bắc (xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) những ngày này đang "nóng", nhưng chỉ là những cơn “nóng lạnh” bất thường và đỏng đảnh như của thời tiết. Bởi, quanh cột mốc này, có rất nhiều câu chuyện về tình người, tình gắn bó keo sơn, hữu nghị… của người dân hai bên vùng biên được viết nên và chắc chắn sẽ còn được viết mãi cùng với thời gian…

Sự lựa chọn bất đắc dĩ

HÀ LINH QUÂN |

Hôm nay Mận được về quê thăm nhà. Năm ngoái có người đàn ông nụ cười bí ẩn bẹt gí ở trên khuôn mặt, nhưng nói thì ngọt như đường, về tận làng cô tuyển dụng lao động. Dạo ấy Mận còn trẻ lắm, mới có những mụn trứng cá đầu tiên của tuổi dậy thì. Kể ra bám vào váy mẹ thì học được khối điều hay, nhưng tiền thì không có nhiều ở đó, nên cô quyết tâm rời bỏ cái làng quê nghèo với các túp lều rách nát và bóng tối lõm bõm bùn, để ra thành phố đi làm công nhân da giày.

Vẫn chưa thấy... nụ cười

LỆ HÀ - HUYÊN NGUYỄN |

Tại thời điểm ký cam kết “Ðổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” các bệnh viện (BV) khẳng định: Sẽ thực hiện ngay. Thậm chí, có BV còn cho biết họ đã thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ trước khi ký cam kết. Thực tế, gần 2 tuần sau ký cam kết, một số BV có cải thiện tình hình, nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thấy... nụ cười trên môi nhân viên y tế. Phóng viên Báo Lao Động đã dạo một vòng qua một vài bệnh viện tại Hà Nội.

Lưu Lệ Hằng - người “hạ bệ” Diêm Vương tinh

Xuân Nhàn |

Giáo sư Lưu Lệ Hằng là người phát hiện vành đai Kuiper, khám phá hơn 30 thiên thạch hay tiểu hành tinh mới, tên bà được đặt cho một tiểu hành tinh là Asteroid 5430 Luu. Năm 2012, bà được trao hai giải thưởng danh giá là Kavli Thiên văn học (được xem như “Nobel thiên văn học”) và giải Shaw (Nobel phương Đông).

Kỳ nhân làm thuốc trường sinh

GHI CHÉP CỦA NGUYỄN HUY MINH |

Tây Bắc có kỳ nhân, ông là bố vợ bạn đồng nghiệp của chúng tôi. Chiều con rể muốn làm phim truyền hình về vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của vùng Fansipan, ông từng đưa êkíp của con lặn lội xuyên rừng hàng tháng trời để hoàn thành việc đó. Vì ông thuộc nằm lòng nơi này, từng tự “giam lỏng” mình ở bầu không khí trong trẻo cao vời so với mặt nước biển của Fansipan và tìm thuốc để tự chữa bệnh ung thư.

“Liệt sĩ” trở về sau 40 năm

Mai Phương - Nhiệt Băng |

Chiếc xe chuyên dụng của Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) đưa “liệt sĩ” Nguyễn Thị Ân (SN 1954) sau hơn 40 năm báo tử trở về quê, đúng vào dịp 27.7.2015 - khiến cả thôn Hương Lam (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) vỡ òa trong niềm vui, nỗi xúc động của ngày đoàn tụ... đã trải qua một hành trình rất dài với bao công sức của người thân, làng xóm và các cơ quan chức năng mới có được ngày đoàn tụ này.

Huyền tích rừng thiêng của người Pu Péo

Giang Hải |

Sương mai còn thõng thượt ở đầu xóm Củng Trá, trên hàng cây sa mộc. Ở cuối xóm, đã thấy rộn tiếng “be be”. Bàn tay anh Củng Phủ Xuẩn ghì chặt cái dây thừng, kéo con dê sừng chắc, râu dài trèo qua bậc cổng. Nóc nhà anh ở đầu xóm đã thấy khói bếp chùng chình. Lửa đã bập bùng. Mọi người đang chờ đợi để bắt đầu lễ cúng quan trọng nhất trong năm với người Pu Péo. Con dê mới được mua về, những gần 4 triệu bạc, sẽ là vật tế thần. Thần rừng thiêng...

Nửa đêm bỗng nghe điện thoại của… một người dưới mộ

Trung Dũng |

Quá nửa đêm, ông Cao Ngọc Viên (cựu chiến binh, quê tỉnh Hưng Yên, hiện sống tại phường Bình Trinh Đông, Q.2 TP.HCM) và cả nhà đã yên giấc. Bất ngờ điện thoại bàn nhà ông reo dồn dập. Ai gọi điện giờ này? Ông Viên vừa tự hỏi vừa nhấc điện thoại. Trong máy vang lên giọng nói quen quen: “Viên ơi, Đãi đây!...”. Ông Viên sững sờ, thấy lạnh người. Đúng là giọng nói của người đồng đội Nguyễn Văn Đãi, nhưng đã hi sinh năm 1972, hiện có mộ trong Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Chuyện về “Vĩnh Judo” và văn của người võ

Lục Tùng |

Tên đầy đủ của người đàn ông xứ Huế này là Lê Thanh Vĩnh, nhưng lâu nay bạn bè vẫn quen gọi ông là “Vĩnh Judo” bởi kỳ tích mà vị võ sư “Đệ lục đẳng” này mang lại cho Judo Việt Nam. Bất ngờ là đàng sau cánh tay gân guốc và võ nghiệp lừng lẫy ấy là cả một văn nghiệp vô cùng đặc biệt…

Bộ đội biên phòng làm “bà đỡ” nông thôn mới

Hưng Thơ - Trần Tuấn |

Việc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Hà Tĩnh đã gặt hái được nhiều thành công, nếu không muốn nói là đã có “thương hiệu” gắn liền với nhiều cách làm sáng tạo. Nhưng chuyện "liều lĩnh” nhận lấy vào mình các xã thuần nông nghèo “rớt mùng tơi”, sơ khai chỉ đạt được dăm tiêu chí để phấn đấu đi lên nông thôn mới, chỉ Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đủ dũng cảm...

Khi lính biên phòng làm “osin” cao cấp

Hưng Thơ – Trần Tuấn |

Những vùng biên giáp với nước bạn Lào tại Hà Tĩnh, lính biên phòng không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, tuần tra đường biên cột mốc. Họ đã, đang kiêm nghề “ôsin” của nhân dân với đủ món: Từ thợ hồ, làm nông cho đến thầy giáo, bác sĩ… để giúp người dân và đánh thức thiên nhiên ở vùng đất khó.