Tướng Công an khóc...

THANH HUYỀN |

Trong phút hát chia tay nhà giàn DK1-14 qua sóng bộ đàm, những giọt nước mắt lặng lẽ trên gương mặt sạm nắng gió của Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. 40 năm tuổi quân, trải biết bao gian khổ và khắc nghiệt trong công tác, những tưởng vị tướng ấy đã không còn khóc trước mọi người...
Nước mắt vị tướng

Chị Lưu Thị Hồng - Tổng GĐ Cty Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC), người có nhiều cơ hội làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh, cho biết, ông từng bộc bạch rằng không bao giờ quên giây phút vớt được xác một đồng đội hy sinh khi truy bắt tội phạm trên một dòng sông nước xiết.

Đó là năm 1994, lúc 5h sáng, ông nhận được tin báo chiến sĩ Đồng Văn Linh bị nước cuốn trôi khi lao theo tên tội phạm ngoan cố nhảy xuống sông trốn thoát. Xuống hiện trường, trực tiếp khám nghiệm tử thi, ông mới biết “bao tử của đồng chí ấy trống không”. Lòng đau như cắt, ông đã khóc.

Và nước mắt ông còn rơi vì xót xa trước những cái chết quá thảm khốc của các nạn nhân của tên sát thủ Lê Văn Luyện. Vụ án này từng gây chấn động dư luận cả nước vào năm 2011. Lê Văn Luyện (SN 1993), chỉ vì lỡ “cầm” mất cái xe máy đi mượn, rồi tiêu hết tiền, nên nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích (xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).

Rạng sáng ngày 24.8.2011, Luyện đột nhập vào tầng 3 của tiệm vàng. Khi đụng chủ nhân trên tầng 3, Luyện vung dao đâm. Nghe chồng kêu cứu, người vợ chạy lên thì cũng bị chém. Khi chủ nhân cướp được con dao thì tên sát thủ máu lạnh rút dao phớ đâm liên tiếp nhiều nhát, truy sát cho đến khi anh tắt thở.

Cô con gái lớn (đang học lớp 3) của chủ tiệm vàng nghe thấy liền gọi điện kêu cứu ra bên ngoài thì bị Luyện chém lìa tay, bồi thêm nhiều nhát nhưng may mắn thoát chết. Còn cô con gái nhỏ mới 18 tháng tuổi vì khóc to nên tên Luyện cũng cướp luôn mạng sống.

Trong quá trình điều tra vụ thảm sát kinh hoàng này, tướng Vĩnh là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án. Khi xuống hiện trường, chứng kiến cảnh tượng “chỉ thấy máu là máu” với những cái chết quá thảm khốc, ông lặng người... “Điều đó thúc đẩy chúng tôi quyết tâm bắt bằng được tội phạm”, tướng Vĩnh chia sẻ khi nhớ lại những ám ảnh.

Ký ức không thể quên

“Sau hành trình 10 ngày, chúng ta đã được sống với những cảm xúc của chính mình, cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, biển đảo Tổ quốc. Trong mỗi trái tim của chúng ta mãi vẹn nguyên hình ảnh những người chiến sĩ hải quân nhân dân anh dũng, kiên cường luôn chắc tay súng để bảo vệ biên cương Tổ quốc, sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”- Trung tướng Phan Văn Vĩnh phát biểu trong buổi tổng kết hành trình “Vì Trường Sa thân yêu, vì tuyến đầu Tổ quốc”.

Ông tiếp: “Năm tháng trôi qua, những kỷ niệm sẽ lùi dần vào dĩ vãng nhưng hành trình của chúng ta lần này đến với Trường Sa, đến với những người lính biển sẽ mãi mãi là một ký ức không thể nào quên”.

Hơn 250 thành viên trong đoàn đều chung cảm nhận, thấm thía với những lời phát biểu như tâm tình của ông. Khi gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây, ông nói rằng công việc của những chiến sĩ công an phòng, chống tội phạm nơi đất liền đã rất thầm lặng, nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng “khi ra đây, chúng tôi mới thấy rằng những khó khăn, gian khổ ấy là nhỏ so với những hy sinh lặng thầm, khó khăn gian khổ gấp nhiều lần của cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa”.

Ông cho biết, chuyến đi giúp chính ông hiểu sâu hơn về những người lính đảo, lính hải quân, lực lượng kiểm ngư âm thầm thực thi nhiệm vụ trước đầu sóng, ngọn gió. Chúng tôi thấy, nhiều lần mắt ông đỏ hoe trước những khó khăn, khô khát cả về vật chất lẫn tinh thần của người lính nơi đảo chìm, đảo nổi, trên các nhà giàn mà đoàn công tác đi qua. Họ không chỉ thiếu từ những giọt nước ngọt trở đi, khi mà vào mùa khô, chỉ có được từ 3 - 5 lít nước/ngày cho mọi nhu cầu cá nhân của mỗi người. Đến cả tình cảm, khi quanh quẩn hai mùa mưa nắng, hầu như chỉ có anh em chiến sĩ với nhau và được “sưởi ấm” đôi chút khi hàng tuần liên lạc về nhà, nghe giọng người thân giữa ào ào gió biển.

Trái tim chạm trái tim

Nhưng giây phút xúc động nhất là khi chúng tôi giao lưu với cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1-14 qua sóng bộ đàm. Trước đó, nỗ lực của các cán bộ, chiến sĩ hải quân trên KN 781, cộng với điều kiện thời tiết tốt, toàn đoàn đã cập được nhà giàn DK1-11 và lên tận nơi thăm hỏi các chiến sĩ. Tại đây, Trung tướng Phan Văn Vĩnh có một đề nghị hết sức bất ngờ với thuyền trưởng Tạ Quang Hùng: “Chúng tôi có thể giao lưu với cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1-14 qua bộ đàm được không?”. “Được ạ”, anh Hùng trả lời và điều chỉnh trang thiết bị, hệ thống để chất lượng tín hiệu truyền đi được tốt nhất.

Cũng như những giây phút gặp gỡ ngắn ngủi trên nhà giàn DK1-11, đoàn công tác và cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn DK1-14 đã cùng khóc rất nhiều. “Xin gửi lời yêu thương nồng nàn tới các đồng chí, chúc các đồng chí giữ gìn vững chắc biên cương của Tổ quốc. Tổ quốc, mẹ hiền, Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, nhân dân luôn bên cạnh các đồng chí. Tôi xin ôm các đồng chí bằng tình cảm nồng ấm nhất của mình”, tướng Vĩnh thốt lên những lời nói từ trái tim với giọng khàn đi, run run vì xúc động.

Khi nhà giàn DK1-14 đáp lời: “Đoàn nhà giàn chúng tôi ở ngoài này, dù còn nhiều khó khăn, nhưng quyết tâm giữ vững biên cương của Tổ quốc, vì vậy bà con ở nhà cứ yên tâm công tác. Và sau đây chúng tôi xin gửi bài hát “Mùa xuân DK” tặng đoàn công tác”. Và đó là khoảnh khắc trái tim chạm đến trái tim: “Sóng gió mặc sóng gió / Lính nhà giàn bọn tôi ở đó / Chông chênh mặc chênh chông / Lính nhà giàn chẳng sợ bão giông... Giữa biển trời vẫn sống yêu đời / Lính nhà giàn là thế đó / Mấy chậu hoa luống rau cà / Vẫn vượt lên nỗi nhớ quê nhà / Có mẹ già và con thơ / Ầu ơ chị hát ru / Giữa trùng khơi vẫn xanh ngời / Giữa biển trời vẫn sống yêu đời / Lính nhà giàn là thế đó...”.

Tiếng hát của các chiến sĩ nhà giàn DK1-14 đôi khi nghẹn lại, thì ở trên đài chỉ huy tàu, tướng Vĩnh thỉnh thoảng đưa tay lau dòng nước mắt. Cảm xúc vỡ òa. Tất cả lặng lẽ khóc theo. Trong ráng chiều hoàng hôn đỏ ối, trong cái mênh mông của đất trời, vị tướng công an đứng đó, hướng ánh mắt khôn nguôi về phía nhà giàn đang khuất dần…

"Ông gọi đó là khoảnh khắc trái tim chạm đến những trái tim", Thiên Nga (34 tuổi, một thành viên đoàn công tác) cho hay.

Sau đó, và cho đến tận giờ này, khi đã trở về đất liền, tất cả thành viên đoàn công tác khi xem lại những clip do một số người quay lại giây phút đó, vẫn trào nước mắt...

Thiên Nga còn cho biết, giây phút cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa Lớn xếp hàng dài trên bến, cất ca lời cao tiếng hát tiễn đoàn lên tàu cho đến khi khoảng cách ngày một xa, tiếng hát dần bé lại, cả đoàn vẫn đồng thanh "Yêu Trường Sa. Hẹn gặp lại" thì giữa màn đêm đen đặc quánh bao quanh, cô lại chợt nhìn thấy giọt nước mắt lăn vội trên gò má rám màu gió sương, màu thời gian của vị tướng già vốn "thét ra lửa". Sự giản dị, mộc mạc, khiêm nhường trong khí tiết của một vị tướng tài ba cùng tình cảm chân thành ấm áp là điều mà ai khi tiếp xúc với ông cũng dễ cảm nhận được. 

HỒI ÂM PHÓNG SỰ “NHỮNG ĐỨA CON CHỊ ÚT TỊCH - TRANG SÁCH, TRANG ĐỜI”:

Quỹ TLV Lao Động trao 13 triệu đồng cho “Hiển Ngọng”

Tại thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh), đại diện Báo Lao Động tại Đồng bằng sông Cửu Long đã trao số tiền 13 triệu đồng cho anh Lâm Thanh Hiển (nhân vật “Hiển Ngọng” trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi). Đây là số tiền bạn đọc gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động ủng hộ gia đình anh “Hiển Ngọng” sau khi bài phóng sự “Hiển Ngọng không còn ngọng” của Hữu Danh - Hoàng Văn Minh đăng trên Lao Động. Anh “Hiển Ngọng” xúc động nói: “Xin cảm ơn những tấm lòng đã nhớ và giúp đỡ gia đình tôi. Trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, món quà này thật có nghĩa… ”.TRUNG NGÔN

THANH HUYỀN
TIN LIÊN QUAN

Lính đảo Trường Sa: Đời trai trả nợ nước

THANH HUYỀN |

“Mẹ tôi thường bảo: Đời trai phải trả nợ nước xong, sau đó mới trả nợ đời...”. Đó là dòng mở đầu những tâm sự của trung sĩ Nguyễn Cao Sứ (sinh năm 1994, quê Bình Thuận) trong “Sổ tâm tình đồng đội” - nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ công tác trên quần đảo Trường Sa.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Lính đảo Trường Sa: Đời trai trả nợ nước

THANH HUYỀN |

“Mẹ tôi thường bảo: Đời trai phải trả nợ nước xong, sau đó mới trả nợ đời...”. Đó là dòng mở đầu những tâm sự của trung sĩ Nguyễn Cao Sứ (sinh năm 1994, quê Bình Thuận) trong “Sổ tâm tình đồng đội” - nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ công tác trên quần đảo Trường Sa.