Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Cuộc sống của người dân miền Tây nhập cư lênh đênh trên sông nước giữa lòng Sài Gòn. Clip: Như Quỳnh

Quanh năm sống trên sông nước, lấy những chiếc ghe bầu làm nơi trú ngụ, người Nam bộ quen gọi họ là “thương hồ”. Cơ cực vậy mà đời cha nối tiếp đời con cứ đeo mang. Phía trên bờ phố xá tấp nập, còn họ - những “thương hồ” lặng lẽ mưu sinh, đánh đổi mồ hôi để có chén cơm đạm bạc.

Hàng chục gia đình miền Tây lấy ghe làm nhà sống và mưu sinh dọc tuyến đường Trần Xuân Soạn, Quận 7. Ảnh: Minh Tâm
Hàng chục gia đình từ miền Tây lên TPHCM, lấy ghe làm nhà sống và mưu sinh dọc tuyến đường Trần Xuân Soạn, Quận 7. Ảnh: Minh Tâm

Giữa trưa nắng gắt, ông Phạm Phú Quý (Quận 7, TPHCM) tranh thủ vắng khách, đóng tủ mít và trở vào trong ghe xối vài gáo nước lạnh “giải nhiệt”. Gia đình ông Quý sống và mưu sinh trên chiếc ghe này hơn 20 năm qua.

Theo lời kể của ông Quý, tuyến đường Trần Xuân Soạn, dọc Kênh Tẻ này là nơi tập trung ghe thuyền của hàng chục gia đình từ miền Tây lên.

“Cuộc sống cực khổ, chúng tôi không đủ tiền lên bờ thuê nhà ở mỗi tháng. Gắn bó với chiếc ghe như nhà, tuy bất tiện nhưng vẫn đủ nuôi sống gia đình”, ông Quý nói.

Ông Phạm Phú Quý (gốc Long An) hơn 20 năm sống trên chiếc ghe dọc bờ kênh Tẻ, buôn bán trái cây trên đường Trần Xuân Soạn (Quận 7). Ảnh: Minh Tâm
Ông Phạm Phú Quý (gốc Long An) hơn 20 năm sống trên chiếc ghe dọc bờ kênh Tẻ, buôn bán trái cây trên đường Trần Xuân Soạn (Quận 7). Ảnh: Minh Tâm

Người đàn ông gốc Long An này cho biết, cuộc sống ở quê nhà khó khăn nên gia đình kéo nhau lên thành phố kiếm sống bằng nghề bán trái cây. Những tưởng dễ dàng, nhưng ông Quý không ngờ nơi chốn đô thị càng vất vả hơn nhiều, buộc ông và vợ con phải sống trên ghe để đỡ chi phí sinh hoạt.

Ông kể, cách đây khoảng 10 năm trước, cứ tầm 10 ngày, gia đình ông lại lênh đênh trên ghe từ TPHCM về quê thu mua trái cây, rồi ngược lên thành phố bán.

“Nhiều năm như vậy, tôi thấy không có lời mà càng tốn thêm chi phí nên dừng đi ghe mà vận chuyển hàng bằng xe máy. Chiếc ghe ấy giờ đậu cố định ở đây như nhà”, ông Quý chia sẻ.

Khi nhiều người lo lắng phải chi trả tiền điện cao vào những tháng nắng nóng do sử dụng nhiều điện, thì những thương hồ như ông Quý lại cảm thấy bớt đi một phần gánh nặng về chi phí điện.

Người dân trên ghe tận dụng ánh sáng mặt trời để phơi trái cây. Ảnh: Minh Tâm
Người dân trên ghe tận dụng ánh sáng mặt trời để phơi trái cây. Ảnh: Minh Tâm

Chiếc ghe có diện tích khoảng 12m2, chia làm ba ngăn, ngăn ngoài lỉnh kỉnh đồ dùng sinh hoạt và vài trái mít để bán, còn ngăn giữa là nơi ăn, ngủ của gia đình. Ông cho biết, mỗi ngày phải bỏ khoảng 30.000 đồng để mua nước ăn uống, tắm giặt và dùng bình ắc quy để làm nguồn điện sinh hoạt về đêm.

“Ở đây, chúng tôi không có điện, tận dụng năng lượng mặt trời để sạc đầy điện cho bình ắc quy, từ đó dùng nguồn điện để sạc pin điện thoại, thắp sáng, quạt mát… Nhờ vậy mà bớt đi một phần gánh nặng chi phí tiền điện vào mùa nắng nóng”, ông Quý cười nói.

Mọi sinh hoạt của gia đình ông Quý đều trên chiếc ghe này. Ảnh: Minh Tâm
Mọi sinh hoạt của gia đình ông Quý đều trên chiếc ghe này. Ảnh: Minh Tâm

Cuộc sống lênh đênh “thương hồ” khiến bà Trần Thị Bích Hồng (50 tuổi, quê Bến Tre) chưa dám nghĩ tới một ngày sẽ lên bờ mua nhà để ở. Bà Hồng ửng đỏ đôi mắt tâm sự: “Nhìn nhà người ta có nhà cửa đàng hoàng ở trên bờ mình thấy ham lắm, nhưng biết làm sao, cuộc sống quanh năm làm thuê, được vài triệu chỉ đủ chi tiêu, nào dám mơ chuyện có nhà”.

Vì không đủ tiền thuê nhà trên bờ nên đành chọn ghe làm nhà. Ảnh: Minh Tâm
Vì không đủ tiền thuê nhà trên bờ nên gia đình này đành chọn ghe làm nhà. Ảnh: Minh Tâm
Ngoài thời gian làm phụ vụ ở quán hủ tiếu, bà Hồng còn nhặt thêm ve chai để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Minh Tâm
Ngoài thời gian làm phục vụ ở quán hủ tiếu, bà Hồng còn nhặt thêm ve chai để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Minh Tâm

Bà Hồng cho biết, chiếc ghe đang ở được mua từ người em trai khoảng 20 triệu đồng, trả được 10 triệu và phần còn lại nợ tới giờ cũng 4 năm rồi.

“Dạo này, trời nắng nóng, gia đình tôi quạt gió cũng không có. Lúc nào có gió thổi qua thì mát mẻ, thế thôi”, bà Hồng nói.

Bà Hồng nghẹn ngào khi nghĩ đến cuộc sống lênh đênh trên sông nước không biết bao giờ dừng. Ảnh: Minh Tâm
Bà Hồng nghẹn ngào khi nghĩ đến cuộc sống lênh đênh trên sông nước không biết bao giờ dừng. Ảnh: Minh Tâm

Một mình sống trên chiếc ghe, quanh năm, bà Hồng tắm nhờ nhà dân trên bờ, nước sinh hoạt cũng dùng hạn chế để đỡ phần chi phí.

“Nhiều lúc nghĩ cũng buồn, không biết bao giờ thoát cảnh lênh đênh sông nước”, bà Hồng phân trần.

Minh Tâm - Như Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Lao động nhập cư chật vật trong những nhà trọ xuống cấp

Phương Linh |

Không có được thu nhập ổn định, nhiều lao động nhập cư đến Khánh Hòa làm việc tìm những nhà trọ với giá rẻ nhất để tiết kiệm chi phí. Mong muốn có những căn nhà trọ đủ đầy, chi phí rẻ với nhiều lao động nhập cư dường như còn rất xa vời.

Nhà trọ thiếu an toàn của lao động nhập cư

Ngân Phương |

Dù biết môi trường ẩm thấp, chật hẹp, có nguy cơ cháy nổ nhưng nhiều người lao động nhập cư đến TPHCM vẫn chọn thuê những căn phòng trọ nhỏ hẹp, điều kiện không đảm bảo, không chỉ vì giá rẻ mà ở nơi đó có công việc để họ kiếm sống.

Mong có chính sách hỗ trợ lao động nhập cư

Mai Dung - Lương Hà |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiều tâm tư, gửi gắm của đoàn viên, người lao động, cán bộ Công đoàn các cấp được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận.

5 ngày không kiếm nổi đồng lời, thương hồ Chợ nổi Cái Răng tìm đường lên bờ

PHONG LINH |

Cần Thơ - Mấy mươi năm lênh đênh trên sông nước để mưu sinh, giờ đây, bà con thương hồ, tiểu thương Chợ nổi Cái Răng lại phải "trôi nổi" trên chính đời của mình vì nhiều nguyên do...

Bị truy thu thuế bãi đậu xe không phép, doanh nghiệp nói chưa thỏa đáng

Hoài Phương |

Bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Định tiến hành truy thu tiền thuê đất, chủ doanh nghiệp cho rằng, quyết định này là chưa thỏa đáng, đẩy doanh nghiệp vào con đường khó khăn, nợ nần.

Nghịch cảnh Mai Thu Huyền kêu cứu

Mi Lan |

Mai Thu Huyền kêu khóc về việc bộ phim mới ra rạp của cô là “Đóa hoa mong manh” bị ép suất chiếu nên thua lỗ, không ai xem. Tuy nhiên, nữ đạo diễn lại nhận về vô số chỉ trích.

Cận cảnh 3 hầm chui tổng vốn hơn 3.000 tỉ đồng sẽ được Hà Nội xây dựng

Vĩnh Hoàng |

Để giảm xung đột giao thông và xóa các điểm đen ùn tắc, thời gian tới sẽ có thêm 3 hầm chui với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng được xây dựng tại Hà Nội.

Sự thật Thương Tín đi hát nhận cát xê chục triệu đồng, đắt show dù bị phản ứng

ĐÔNG DU |

Trước thông tin Thương Tín đi hát nhận cát xê hàng chục triệu đồng, phóng viên đã liên hệ với nhạc sĩ Tô Hiếu - người kết nối show cho nam nghệ sĩ để tìm hiểu.

Lao động nhập cư chật vật trong những nhà trọ xuống cấp

Phương Linh |

Không có được thu nhập ổn định, nhiều lao động nhập cư đến Khánh Hòa làm việc tìm những nhà trọ với giá rẻ nhất để tiết kiệm chi phí. Mong muốn có những căn nhà trọ đủ đầy, chi phí rẻ với nhiều lao động nhập cư dường như còn rất xa vời.

Nhà trọ thiếu an toàn của lao động nhập cư

Ngân Phương |

Dù biết môi trường ẩm thấp, chật hẹp, có nguy cơ cháy nổ nhưng nhiều người lao động nhập cư đến TPHCM vẫn chọn thuê những căn phòng trọ nhỏ hẹp, điều kiện không đảm bảo, không chỉ vì giá rẻ mà ở nơi đó có công việc để họ kiếm sống.

Mong có chính sách hỗ trợ lao động nhập cư

Mai Dung - Lương Hà |

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiều tâm tư, gửi gắm của đoàn viên, người lao động, cán bộ Công đoàn các cấp được phóng viên Báo Lao Động ghi nhận.

5 ngày không kiếm nổi đồng lời, thương hồ Chợ nổi Cái Răng tìm đường lên bờ

PHONG LINH |

Cần Thơ - Mấy mươi năm lênh đênh trên sông nước để mưu sinh, giờ đây, bà con thương hồ, tiểu thương Chợ nổi Cái Răng lại phải "trôi nổi" trên chính đời của mình vì nhiều nguyên do...