Tân cử nhân luật tuổi 55

LÊ TUYẾT |

“Chị Hoa nay biết luật rồi thì sau tụi tui đụng chuyện liên quan đến pháp luật, tụi tui mướn chị Hoa giúp, không lo mình bị chèn ép” - những “đồng nghiệp” ở chợ Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) của bà Phan Thị Kim Hoa (người vừa trở thành tân cử nhân luật ở tuổi 55) tự hào nói. Bà Hoa cười: “Tui biết gì giúp đó, không có mướn gì hết đâu nghen”.

Nuốt nước mắt đến trường

Tôi đến chợ Vĩnh Bình khi trời đã đứng bóng, những chủ sạp hàng mỏi mệt chợp mắt nghỉ trưa. Tôi hỏi một chị trung niên bán đồ điện tử ở đầu chợ “có biết sạp của cô Hoa vừa lấy bằng cử nhân luật”, chị liền cười nói rôm rả: “Bà Hoa chạy chiếc Cup 50, tóc bạc trắng, bán chuối, mít, mắm, hột vịt phải không? Bà Hoa làm gì có sạp, bà ngồi chồm hỗm rìa chợ thôi. Nhưng từ sáng giờ, bà không có ở chợ. Hôm nay bà lên xã dự đại hội khuyến học, bà gửi đồ cho người khác bán giúp”.

Nghe tôi hỏi chuyện bà Hoa cử nhân luật, cô Mười - buôn bán rau củ ở chợ hơn 30 năm - góp chuyện: “Năm 2003, bà Hoa mới ra chợ Vĩnh Bình này buôn bán, đi chiếc xe đạp cọc cạch, người như tàu lá chuối, gió hất một phát là bay tuốt luốt, bán đủ thứ trên trời dưới đất. Ve chai, nhôm, nhựa cũng thầu. Có hôm 8 - 9 giờ tối còn gặp bà ấy chở cả bao mũ bảo hiểm trên Mỹ Tho về bán. Rồi có hôm thấy bà cặm cụi đọc đọc, viết viết, cứ tưởng bà kiêm thêm nghề ghi số đề, ai ngờ bà đi học luật”.

Chuyện về bà Hoa mấy ngày nay sốt xình xịch ở chợ, ai cũng bảo “bà Hoa bán chuối nay là luật sư rồi, mới lấy bằng đỏ choét, báo chí đăng quá trời”. Chuyện bà Hoa “hot” vì không ai ngờ một người nếu tính tuổi “mụ” thì năm nay đã 57, gia đình thuộc diện khó khăn, nuôi 4 con đi học, lại có thể đi học và lấy bằng, trong khi nhiều cán bộ trong xã, trong huyện chỉ học được vài môn, hoặc nửa kỳ đã bỏ. Tôi hỏi tân cử nhân luật “lấy nghị lực từ đâu mà đi học”, bà bảo “học để đi kêu oan cho em trai”. Năm 2007, cho rằng em trai mình đã bị 7 thanh niên đánh chết oan ức, bà vác đơn đi khiếu nại khắp nơi, toà án các cấp xử đi xử lại đến 5 lần, nhưng cuối cùng những kẻ đã gây ra cái chết tức tưởi cho em bà vẫn nhởn nhơ, đến một lời xin lỗi gia đình, thắp một nén nhang cho em trai bà cũng không có.

“Uất ức quá nên tôi phải quyết tâm đi học luật, đặng có kiến thức kêu oan cho em” - bà Hoa rơm rớm nước mắt, kể lại. Bà cho biết, học luật là niềm mơ ước từ nhỏ, nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên không thể thực hiện. Bà từng là giáo viên mầm non, sau xin nghỉ ra buôn bán, ngược xuôi bao nhiêu năm, chứng kiến nhiều hoàn cảnh người dân nghèo vì không hiểu biết pháp luật, bị xử oan, nay thêm chuyện của em trai, bà càng quyết tâm đi học. Năm 2010, hay tin Trường Đại học Cần Thơ liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tiền Giang mở khóa đào tạo cử nhân luật hệ từ xa, bà Hoa liền đăng ký theo học. Bà trở thành sinh viên luật khi đã bước sang tuổi 50. Bà bảo, những ngày đầu đi học trôi qua nặng nề lắm. Các con không phản đối, nhưng chồng thì phản ứng 
rất dữ.

Những ngày lên lớp, ai cũng áo quần là lượt, mọi người chào nhau bằng cách giới thiệu cơ quan này, đơn vị công tác kia, đến lượt bà, bà bảo bà làm nghề bán bảo hiểm xe máy. Bà lý giải, có một chút bẽn lẽn: “Thấy người ta sang trọng quá mình có hơi ngại ngùng. Thực tình, tui bán chuối, hột vịt, nhưng tui cũng có bán bảo hiểm, chứ có nói dối ai đâu”. Nghe bà giới thiệu mình là người bán bảo hiểm và “đi học luật cho biết”, các học viên cùng lớp, ngay cả giảng viên cũng hỏi “bán bảo hiểm thì học luật làm gì?”. Bởi thời này, người ta đi học kiếm cái bằng để thăng chức, tăng lương, chưa thấy ai “học cho biết” như bà. Những lúc ấy bà chỉ cười: “Bán bảo hiểm cũng phải biết luật để khi đụng chuyện mà Cty bảo hiểm không đền thì mình biết cách đòi”.

 

Chuối, mắm, hột vịt... là mặt hàng bà Hoa bán mỗi ngày. Ảnh: L.T

Học để biết, học cho cả người nghèo

Học phí tăng dần đều qua các kỳ, buôn bán thua lỗ, 4 đứa con chuyển cấp rồi vào đại học, chuyện bà “ôm mộng làm cử nhân luật”, mọi người chưa thôi dè bỉu, chồng chưa thôi cằn nhằn, bạn bè trong lớp chưa thôi ái ngại… “Khó khăn chồng chất, nhưng nếu tôi dừng lại thì tui sẽ mất tất cả. Vừa mất tiền, công sức bao lâu nay, mất luôn cả niềm tin, mất cả ước nguyện được học luật, được biết về luật. Ai cũng nghĩ mục đích cuối cùng của việc học là kiếm được cái bằng, để được thăng quan tiến chức, nhưng với tui, học cho biết thì có gì là sai? Tui lại tiếp tục cố gắng…” - bà Hoa nhớ lại.

“Tui thèm được nghe thầy cô giảng bài lắm. Bởi một lần được nghe thầy giảng bài bằng ba lần đọc tài liệu” - bà Hoa nói. Đặc thù của lớp học tại chức, mỗi tuần chỉ học tập trung hai ngày cuối tuần nên đối với bà những ngày lên lớp vô cùng quý giá. Để sắp xếp thời gian đến lớp, buổi sáng bà phải thức dậy từ 3 giờ, ra chợ dọn hàng rồi nhờ người bán giúp. Xong đâu đó, bà chạy xe máy gần 40 cây số lên Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Tiền Giang để học. Mỗi lần đến kỳ thi bà phải dậy sớm hơn, đêm uống 1 - 2 ly càphê đặc để thức học bài, khi nào mệt thì chợp mắt vài chục phút, những buổi lên chợ, rảnh lúc nào là ôn bài lúc đó. “Suốt 4 kỳ học tui rớt 6 môn. Hai môn tui thấy sợ nhất là tiếng Anh và thống kê xã hội học, bởi đó hoàn toàn là kiến thức mới. Tự nghiên cứu tài liệu rất khó” - bà Hoa lý giải. Nói về 6 môn rớt phải thi lại, bà cười: “Đều là 6 môn trắc nghiệm, chỉ cần nhầm một chữ là sai cả câu”. Tôi nghi ngờ: “Có lẽ hình thức thi trắc nghiệm mới nên khiến bà thi rớt?”. Bà khua tay: “Không có! Do mình ôn bài không kỹ, chưa hiểu bài nên mình rớt chứ không phải lỗi do trắc nghiệm. Hồi trước giải phóng, khi theo cha lên Sài Gòn, tui đã học và thi bằng hình thức trắc nghiệm rồi”.

Ngày khai giảng, lớp tại chức cử nhân luật của bà có 120 người, qua 4 năm, lớp còn 80 người, đến ngày tốt nghiệp thì có 60 người nhận bằng cử nhân. Có người cùng xã, đăng ký học rồi bỏ ngang vì theo không nổi, thấy bà kiên trì, tỏ vẻ thán phục: “Toàn mấy môn khô khan, bà học được thì hay thiệt”. Bà cười: “Tui thích học, tui say mê nó thì sao lại khô khan. Chỉ có những người không thích học nhưng vì lý do nào đó mà ép mình phải đi học thì mới thấy nó khô”. Với bà, những năm tháng đã qua, chỉ có thời gian đi học là bà thấy mình hạnh phúc nhất, dù túng thiếu, nợ nần. Cho nên, được nhận bằng cử nhân ở tuổi 55, có thể là muộn so với tuổi đời nhưng không bao giờ là muộn để thực hiện ước mơ. “Nếu bây giờ tui 70 tuổi, tui cũng sẽ đi học, nếu có cơ hội tui sẽ tiếp tục học lớp nghiệp vụ luật sư, bởi học là quyền lợi của mình”.

Buổi trưa, tranh thủ khi chợ nghỉ, bà lôi mấy cuốn luật về bảo hiểm xã hội, luật lao động ra đọc. Bà bảo: “Xung quanh đây có nhiều công nhân trẻ, tui đọc luật đặng khi có chuyện còn giúp cho mấy đứa”. Nhìn tập hồ sơ vụ án của em trai nằm trong túi xách gần chục năm nay, bất giác bà thở dài. “Tui đã gửi đơn ra đến Trung ương gặp Thường trực tiếp công dân của Quốc hội, hồ sơ đã đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao. Tui chỉ ước mong, hồ sơ vụ án của em tui được xem xét lại, em tui được trả lại công bằng”.

 
LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".