Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Dân cần, Bí thư có mặt

ĐĂNG KHOA - TRẦN TUẤN |

Một năm có bao nhiêu ngày, Hà Tĩnh có bấy nhiêu thời gian làm nông thôn mới (NTM). Họp gì Hà Tĩnh cũng nói chuyện NTM, và không sở, ngành, đoàn thể nào khoanh tay đứng ngoài cuộc. Chỉ nói thôi chưa đủ, 4 năm qua, thứ bảy nào, ông Võ Kim Cự - Chủ tịch và nay là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - cũng đi khắp nơi xem người dân khó khăn gì, cán bộ xã cho đến huyện đang làm NTM tới đâu...

Những vùng quê kiểu mẫu

ĐĂNG KHOA - TRẦN TUẤN |

Xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) là địa phương từng “đóng đinh” với câu ca: “Cẩm Bình cháy khô cuống rạ / Đứt chạc cày trâu ngã lăn quay...”. Nhưng bây giờ, Cẩm Bình trước mắt chúng tôi là những con đường thảm nhựa, bêtông phẳng lỳ, rộng rãi, cánh đồng mẫu lớn tháng 5 vàng óng, nhà cửa khang trang cùng những khu vườn xanh mướt, trĩu quả... Cuộc sống của người dân Cẩm Bình đang đổi thay từng ngày.

Căng mắt luồn rừng gác lửa U Minh Hạ

Thành An |

Khi hơi sương còn đọng trên những chiếc lá, các chiến sĩ gác rừng ở U Minh Hạ đã vào rừng tuần tra. Lội qua những lớp thảm thực vật dày ngập ngụa; băng qua đám dây choai chằng chịt nơi chân rừng. Khi mặt trời khuất bóng rừng già, các anh trở về bên ánh đèn dầu hiu hắt, bữa ăn thiếu thốn, muỗi vo ve như sáo thổi. Họ sống với hơi thở của rừng.

Trọn đời khơi giấc mơ “đèn đom đóm”

THANH TÂM |

Nếu “đèn đom đóm” là hình ảnh tượng trưng tinh thần vượt khó hiếu học của người xưa, thì cô Ngọc Hạnh là tấm lòng chắt chiu những đóm sáng lắt lay ấy trên dòng Hương 40 năm nay. 16 tuổi cô đã tất bật đi làm giấy khai sinh cho con em vạn đò và cần mẫn mang cái chữ đến cho chúng, hết lứa này đến lứa khác; gặp đứa sáng dạ cô chạy vạy khắp nơi xin cho chúng được học nghề… Nay sắp bước vào tuổi 60, cô vẫn làm tất cả những việc mà cô gọi là “bé mọn” ấy với một mong muốn: “Những đứa trẻ sông nước sẽ sống bằng nghề được học chứ không dừng lại với kiếp vạn đò thất học truyền đời…”.

“Nông dân số 1” Tứ giác Long Xuyên

LỤC TÙNG |

“Có thể quy mô tài sản không bằng nhiều đại điền chủ, nhưng với tôi, Sáu Đức xứng danh là “Nông dân số 1” ở Tứ giác Long Xuyên (TGLX). Không chỉ tìm cách làm giàu cho mình, mà còn luôn tìm cách truyền lửa, giúp nhiều nông dân cùng vươn lên và nhiều hơn thế nữa…” - lời của GS-TS Võ Tòng Xuân sau buổi trò chuyện với ông Sáu Đức.

Ánh trăng rằm trong đêm

Dương Quốc Bình |

“Bỏ một năm để lấy lại 2/3 cuộc đời. Anh có hiểu không?” - giọng nói thỏ thẻ trên khuôn mặt sáng ngời, ánh lên những nét trẻ trung của cô thiếu nữ vừa đoạt giải nhì môn Văn của tỉnh Thanh Hoá cách đây 2 năm. Có lẽ sẽ chẳng ai có thể tin được rằng, cuộc đời em đang như cỏ cây giữa đồng hoang, không nhà, không cửa, không cha, không mẹ.

Thảm cảnh xâm hại, lạm dụng tình dục trẻ em đường phố

Tâm Lê - Hoàng Bảo Lâm |

Đói, rét, sợ hãi và cô đơn - những đứa trẻ đường phố, sống lang thang nơi công viên, vỉa hè, bờ hồ, góc phố để mưu sinh này dường như không còn nét hồn nhiên như hàng triệu trẻ em khác, trong sự chở che bảo bọc của gia đình và xã hội nhân ái. Chúng chủ yếu là trẻ em nam, từ 13 - 15 tuổi, rất nhiều em hiện là nạn nhân bị những gã đồng tính lạm dụng tình dục. Chỉ cần một nắm xôi, một cái bánh bao kèm lời vỗ về phỉnh phờ... là các em có thể rơi vào nanh vuốt của “con thú săn mồi non” - những gã pê đê bệnh hoạn người Việt hoặc người nước ngoài.

Rưng rưng phận “giữ rừng”

LÂM ĐIỀN |

“Lo không chu đáo cơm nước, lo đêm khuya ngã bệnh giữa rừng… nên sau khi cưới nhau, tôi theo ảnh vô đây sống. Hai đứa con của tui cũng lớn lên trong cánh rừng này. Đến tuổi đi học gửi về nhà ngoại nuôi tiếp. Nghỉ hè, cả gia đình đoàn tụ trong rừng”. Giọng kể của chị Nguyễn Thị Thu Thảo chân chất rặt Nam Bộ, nhưng nó như mũi kim cứa vào lòng tôi nỗi đau đáu về góc khuất của những người làm công tác bảo vệ Vườn Quốc gia Tràm Chim - (VQGTC, Tam Nông, Đồng Tháp).

Đời treo lưng núi

XUÂN NHÀN |

Hàng ngàn hộ dân các phường Ngô Mây, Quang Trung, Lê Hồng Phong, Đống Đa thuộc TP. Quy Nhơn (Bình Định) sống chơi vơi trên sườn núi Bà Hỏa dưới cái án lửng lơ dành cho đối tượng cư trú trái phép. Họ hầu hết đều cố cùng, lỡ vận, tìm lên núi như giải pháp trốn chạy khỏi nợ nần cơm áo, giờ thêm tháng ngày mất ngủ mất ăn trước tình trạng pháp lý quá chông chênh.

Giật mình nghe vó ngựa phi

NHẬT HỒ |

DÙ ĐÃ BÁN HẾT ĐÀN NGỰA CÁCH ĐÂY 2 NĂM, NHƯNG THỈNH THOẢNG ÔNG MƯỜI ỨC (NHAN VĂN ỨC) ẤP BÌNH THỦY (HÒA KHÁNH ĐÔNG, ĐỨC HÒA, LONG AN) TỐI NGỦ CÒN GIẬT MÌNH NGHE VÓ NGỰA PHI TRÊN ĐƯỜNG ĐUA. NHÌN CHUỒNG NGỰA TRỐNG HUƠ, TRỐNG HOÁC, ÔNG MƯỜI ỨC ĐANG NGỒI SỬA CHIẾC NÓN RỘNG VÀNH BẤT NGỜ QUAY SANG TÔI GIỌNG BUỒN BUỒN: “CẤM ĐUA HẾT RỒI, HỎI LÀM GÌ”.

Bật khóc ở làng Sen

ĐĂNG KHOA - HƯNG THƠ |

“…Dưới mái tranh này, trên chiếc giường tre này, Bác chúng ta đã cất tiếng khóc chào đời, sống những năm đầu tiên của cuộc đời mình… Mẹ của Bác qua đời lúc tuổi còn quá trẻ; cha của Bác - ông Nguyễn Sinh Sắc - mang theo cậu cả Khiêm đi coi thi ở Thanh Hóa chưa về. Bên thi hài của mẹ chỉ có hai người con trai nhỏ. Bác chúng ta năm đó tròn 11 tuổi, cậu em út gào khóc vì khát sữa…” - giọng kể nhiều cung bậc của chị Trần Thị Thao - hướng dẫn viên Khu di tích Kim Liên (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) - kể về thời niên thiếu của Bác ở làng Sen khiến chúng tôi cùng những thành viên trong đoàn cựu chiến binh quê Quảng Bình hôm ấy không ngăn được nước mắt.

Chuyện cảm động quanh một bức vẽ Bác Hồ

PHƯƠNG DUNG |

Ở nơi trang trọng nhất trong nhà ông Nguyễn Văn Nam (Sáu Nam, cố Bí thư Huyện ủy huyện Cần Đước, tỉnh Long An) treo bức vẽ khổ lớn chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức vẽ bằng chất liệu sơn dầu, rất có thần, chứng tỏ được thực hiện bởi họa sĩ có nghề. Chung quanh bức vẽ là những câu chuyện xúc động…

Thảm cảnh của gia đình “người cá” ngoài ốc đảo

GIANG THÙY LINH |

Vừa đặt chân đến xóm nhỏ nghèo xơ nghèo xác, chúng tôi đã thấy bà con ùn ra vây quanh hỏi chuyện. Khi hỏi đến gia đình “người cá” Nguyễn Quang Sơn (SN 1965) trú tại thôn Chu Châu (xã Minh Châu, Ba Vì, Hà Nội) xóm giềng ai cũng rầu rĩ, thương cảm cho thân phận cùng cực nhất cái ốc đảo hoang vắng nằm giữa lòng sông Cái này. Chồng mắc bệnh lạ, nhiều năm ròng quằn quại như con cá mắc lưới; con trai bị đuối nước; nợ nần chồng chất không có khả năng trả, chị vợ Nguyễn Thị Hiền (SN 1967) đang “sống mòn” để chăm chồng nuôi con với những nỗi khổ cực “mong thấu tới trời”.

“Hiệp sĩ” biên phòng cuối trời Nam

LÂM ĐIỀN |

Không chỉ tự nguyện hiến đất trồng lúa của gia đình để xây cột mốc 312 và thi công đường tuần tra biên giới, từ nhiều năm qua, ông lão Khmer này như “hiệp sĩ” biên phòng khi tự nguyện đi thăm cột mốc, đường biên đều đặn như lão nông háo hức đi thăm đám ruộng đang chín. Ông là Chau Danh, sinh năm 1950, người ấp Mỹ Lộ (Mỹ Đức, Hà Tiên, Kiên Giang).

Buôn Con Ó có già làng K’Tỏi

KHẮC DŨNG |

Buôn Con Ó nằm ngay dưới chân đập thủy lợi Đạ Tẻh, cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) hơn mười cây số - một khu quy hoạch dân cư mới. Nói “mới” để so sánh với nơi ở cũ của bà con người Mạ “ở trên buôn Con Ó xa kia, giáp với vùng Lộc Bắc của huyện Bảo Lâm, ở trên núi cao” theo cái chỉ tay của già làng K’Tỏi, chứ trong thực tế thì bà con dời về đây đã mấy chục năm nay rồi.