Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Xăm hình nghệ thuật - nghề tự lập và không tẻ nhạt

NGUYỄN LINH |

Một sáng, vừa leo lên taxi, bỗng đập vào mắt tôi là trên cánh tay săn chắc của chàng lái xe nổi bật hình xăm lớn một ngọn hải đăng. Tôi thốt lên: “Đẹp quá. Nhưng sao lại là ngọn hải đăng?”. Chàng lái xe mắt vẫn nhìn thẳng: “Để không bị lạc đường về nhà. Thế được chưa!” Chúng tôi cùng cười phá lên. Lại chợt nhớ đến Phương Anh - cô nhân viên tín dụng trẻ trung - trên cổ tay cũng xăm nhưng chỉ là một từ tiếng Anh rất nhỏ: “Smile” có nghĩa “nụ cười”. Với cô gái ấy, “Smile” là một triết lý sống...

Chữ không, nghề chẳng có

ĐĂNG KHOA - QUANG ĐẠI |

Một trong những “thủ phạm” khiến lượng học sinh vào lớp 10 ở Nghệ An sụt giảm trong các năm qua là chính sách định hướng học sinh vào các trường nghề (phân luồng) ngay sau khi các em tốt nghiệp THCS. Nói là định hướng, nhưng thực chất là các em bị “bắt” phải đi học nghề. Chưa thể thống kê hết có bao nhiêu học sinh đã và đang rơi vào tình cảnh “chữ không, nghề cũng chẳng có” cùng với một tương lai mịt mờ...

Nhặt nhạnh chuyện người Việt ở Singapore

Duy Hưng |

Thuê buồng của một người Việt trẻ hay chuyện lại gặp 5 sinh viên cả nam và nữ thuộc 3 quốc tịch ở cùng phòng với nhau, nên dù chỉ ở đây có 4 ngày, tôi vẫn nhặt nhạnh được khá nhiều chuyện bất ngờ và thú vị.

Những đứa trẻ bị tước quyền học tập

ĐĂNG KHOA - QUANG ĐẠI |

Vì chạy theo thành tích phân luồng (định hướng học sinh vào các trường nghề), nên sau khi tốt nghiệp THCS, ở Nghệ An có những học sinh học lực trung bình trở xuống, sức vóc còm cõi, chưa có ý thức, định hướng nghề nghiệp cho tương lai đã bị đẩy vào trường nghề hoặc... vào đời.

Hành trình thiện nguyện ở Nepal- Bài 7: Những đứa trẻ ở nông thôn

Dương Thị Như Hà (từ Nepal) |

"Nuôi gia đình" là gánh nặng đầu tiên mà các em sinh ra phải có trách nhiệm. Đó cũng là quan điểm chung của rất nhiều đất nước Châu Á hiện nay. Nhưng họ lại không kỳ vọng vào những đứa trẻ được đi học sẽ có công việc tốt và có trách nhiệm nuôi gia đình tốt hơn những đứa trẻ không cần đi học, rồi khi lớn lên các em sẽ đi xuất khẩu lao động để nuôi gia đình...

Bóng chuyền miền sơn cước

PHÓNG SỰ CỦA DƯƠNG QUỐC BÌNH |

Các nhóm chơi thể dục thể thao tại cơ sở ngày càng trở nên phong phú với nhiều quy mô khác nhau ở tất cả các địa phương trong cả nước. Có mặt tại tỉnh miền núi Hòa Bình, chúng tôi đã có dịp chứng kiến việc luyện tập bóng chuyền của những bà nông dân thực thụ.

Thú chơi Sâm Ngọc Linh

NGUYỄN HUY MINH |

Được tìm thấy trong giai đoạn chiến tranh ác liệt năm 1973 tại dải núi cao nhất Tây Nguyên, thoát khỏi họa tuyệt diệt bởi nạn săn lùng cuối thiên niên kỷ trước, đến nay sâm Ngọc Linh đã nhận được sự tôn vinh rộng rãi như một trong số ít ỏi loài thảo dược đặc biệt quý hiếm trên thế giới mà con người từng biết đến. Theo thời gian, nhiều người đã có hiểu biết sâu sắc về sâm Ngọc Linh, trong đó có những người sở hữu khối tài sản lớn về loài sâm chỉ có ở Việt Nam này, đồng thời biến chúng thành một thú chơi - sưu tập cao cấp giàu tính nghệ thuật. Chơi sành sỏi, đầy đam mê, tích trữ nhiều.

Hành trình thiện nguyện ở Nepal - Bài 6: Ba ngày thiện nguyện cùng Hướng đạo Nepal

Dương Thị Như Hà (từ Nepal) |

Tổ chức cứu trợ của Nepal Scouts không phải là tổ chức chuyên hoạt động cứu trợ. Nhưng họ đã triển khai công việc thiện nguyện rất nhanh ngay sau khi thảm hoạ động đất xảy ra.

Tủi cực đời rác - Kỳ cuối: Máu, nước mắt và cả sinh mạng

LÊ TUYẾT |

Ăn bờ ngủ bụi, làm bạn với dòi bọ, kim tiêm, uống ly càphê 5.000 đồng cũng đắn đo tính trước nghĩ sau, những người làm rác cả đời vẫn nghèo. Nói như chị Phón - người làm rác ở xã Thuận An (Bình Dương), “đồng tiền kiếm được từ rác coi vậy chứ khó nuốt lắm, gai góc tùm lum hết...”.

Hành trình thiện nguyện đến Nepal – Bài 5: Những bức ảnh nóng trên đường đến Gorkha

N.T.H |

Sáng 7.5, tình nguyện viên Dương Thị Như Hà thông tin cho biết chị đang đi vào quận Gorkha, trung tâm của vùng động đất lịch sử vừa qua ở Nepal. Gorkha là vùng đất ẩn chứa nhiều di sản lịch sử của Nepal và nhân loại. Trên đường đi chị đã cố gắng gửi về cho Lao Động các hình ảnh xúc động về những hậu quả ngổn ngang trận động đất để lại trên đất nước Nepal.

Hành trình thiện nguyện đến Nepal - Bài 4: Thị trấn Sakhu

Dương Thị Như Hà (từ Nepal) |

Hiện tại ở Sakhu có 3 tổ chức nước ngoài đang tham gia cứu trợ và cứu hộ: 1 đoàn y tế của Malaysia, 1 đoàn cứu trợ lương thực của Mỹ và 1 đoàn của Trung Quốc. Ở những khu vực này hiện tại, nếu gặp người nước ngoài, thì chắc chắn 99% họ là tình nguyện viên. Cho đến thời điểm này, gần như dân du lịch đã về nước hoặc ở lại tham gia vào các đoàn cứu trợ, cứu hộ toả ra khắp hang cùng ngõ hẻm của khu vực động đất.

Hành trình thiện nguyện đến Nepal - Bài 3: Người Nepal trong hoạn nạn

Dương Thị Như Hà (từ Nepal) |

Người dân Nepal còn nghèo lắm, nhưng họ trung thực và sẵn lòng giúp đỡ người khác, dù là khác chủng tộc.

Rác là cơm áo, là cả cuộc đời

LÊ TUYẾT |

Những người ở quê lũ lượt ra phố làm rác, truyền nghề từ đời này sang đời khác cho con, cho cháu. Năm tháng quanh quẩn với rác, chịu hôi thối để làm sạch những con phố, ngõ hẻm. Trong câu chuyện của họ bên cạnh những tủi cực, nước mắt của nghề vẫn có những nụ cười, vẫn nhìn cuộc đời bằng tình yêu, lòng lạc quan hiếm có.

Hành trình thiện nguyện đến Nepal - Bài 2: Khẩn trương cứu hộ, nhưng không rối

Dương thị Như Hà (từ Nepal) |

Khu Thamel không hư hại lớn như tưởng tượng. Giá vẫn như cũ, có điều không còn nhiều khách du lịch ở đây. Một số khách du lịch đang ở lại thì trở thành tình nguyện viên luôn. Số khác thì cứ ở khách sạn và đi lòng vòng chụp hình, chứ bây giờ chưa có nhiều tour trek, leo núi, chèo thuyền...

Hành trình thiện nguyện đến Nepal - Bài 1: Học cách tin người lạ

Dương Thị Như Hà |

Ngày 4.5, chị Dương Thị Như Hà, sống và làm việc tại TPHCM, là người Việt Nam đầu tiên một mình sang Nepal, gia nhập đoàn thiện nguyện Hướng đạo Nepal, góp phần giúp đỡ người dân nơi đây khắc phục hậu quả của trận động đất lịch sử. Từ Nepal, chị Hà gửi cho Lao Động các bài viết về hành trình thiện nguyện đến vùng động đất. Lao Động xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.