Nhà báo

Trận chiến này phải đi để kể

Thuỳ Trang |

Sống trong những dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại TP.Đà Nẵng, tôi trải qua từ cảm xúc mệt mỏi, ám ảnh, có lúc sợ hãi cực độ. Thế nhưng, giữa lúc “ai ở đâu ở yên ở đó”, ngoài lực lượng làm nhiệm vụ thì chỉ có phóng viên, nhà báo là có thể đi đến những nơi đặc biệt, gặp những người vốn giản dị lắm nhưng nghị lực phi thường. Tôi phải kể lại cho mọi người biết bằng mọi giá. Rằng, COVID-19 là một cuộc chiến có sinh tử nhưng cũng có những chiến binh và một hậu phương đồng tâm, đồng lòng mà mỗi lần nhắc đến có thể rơi nước mắt vì tự hào.

Nghề báo trên phim

Việt Văn |

Nếu như trước đây, hình ảnh nhà báo và nghề báo trên phim còn quá hiếm thì những năm gần đây, số lượng các phim đề cập đến mảng đề tài này ngày càng nhiều hơn. Sự phản ánh cũng đa chiều hơn, đi vào khai thác nhiều mặt của nghề báo chứ không lớt phớt “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy nhiên, vẫn rất ít phim hay về nghề báo và chưa có hình tượng nhân vật nhà báo nào để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.

Gửi 3.000 bức thư tay để tìm lại lịch sử báo chí nước nhà

Thanh Nga |

Miệt mài gửi đi 3.000 bức thư tay chỉ để tìm kiếm tư liệu, viết ra những công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí nước nhà - đó là điều mà nhà báo Trần Văn Hiền bao năm qua vẫn luôn âm thầm cống hiến.

Làm báo về văn hóa văn nghệ: Viết hay không khó!

Mai Anh Tuấn |

Không tính số ít báo chuyên ngành chưa chắc gây chú ý, thì nội dung văn hóa văn nghệ, thú vị thay, cũng xuất hiện trong hầu hết các tờ báo khác nhau, nhất là báo điện tử, và thu hút lượng lớn người đọc. Nhưng chính sự rộng mở và dễ dàng dung chứa bài vở mà văn hóa, tiếc thay, lại bộc lộ không ít vụng về, thậm chí tạp nham, ít gây suy ngẫm trong bối cảnh báo chí truyền thông đang rất cần những góc nhìn đa dạng, sâu sắc.

Làm báo thời nay là làm gì?

Tạ Bích Loan |

Làm báo là làm gì? Tuyên truyền, cổ động, tổ chức quần chúng ngày hôm nay có gì khác? Làm báo như thế nào sẽ là để dựng xây đời, để làm cách mạng - tạo ra những sự thay đổi mang tính chất tiến bộ cho xã hội?

Những chuyến tác nghiệp trong “bão dịch" COVID-19

Quách Du |

Dịch COVID-19 ập tới, những nơi chúng tôi đến là các địa điểm cách ly, từ khu dân cư, bệnh viện, trường học, hay các khu công nghiệp... Tại đây, nguy hiểm có, nguy cơ có và vất vả cũng nhiều.

Trong tâm dịch có ngọn lửa yêu nghề

Hà Phương - Tô Thế |

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, tôi cùng với đồng nghiệp đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc tại những điểm nóng của dịch COVID-19 trên cả nước. Dù có nguy hiểm đến đâu nhưng với tình yêu nghề, sự chuẩn bị chu đáo, tôi cùng với những phóng viên của Báo Lao Động cố gắng đưa những hình ảnh chân thực nhất, sống động nhất về cuộc sống, về những hy sinh của các cán bộ, bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên... và về tất cả những gì đang diễn ra nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Đồng nghiệp của chúng tôi: Nhớ những chuyến đi vào tâm dịch

Thùy Linh (thực hiện) |

Nhà báo Lê Bảo (sinh năm 1987) - Phòng Thời sự- Xã hội, Báo Gia đình & Xã hội là một trong những nhà báo hiếm hoi được “biệt phái” vào tâm dịch. Những ngày dịch COVID-19 xảy ra ở Đà Nẵng, hoành hành tại nhiều bệnh viện, khiến hệ thống y tế của Đà Nẵng đã có những lúc “nghẹt thở”, nhà báo Lê Bảo đã được tòa soạn tin tưởng giao phó nhiệm vụ là thành viên của Đội truyền thông thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.Đà Nẵng.

Phóng viên trẻ: Ở đâu khó, có chúng tôi!

HOÀI ANH - THÁI ANH |

Nghề báo có khó khăn, vất vả và có cả những hiểm nguy. Thế nhưng, những phóng viên trẻ luôn coi những thách thức đó là động lực, là cơ hội để trưởng thành hơn mỗi ngày. Những đắn đo giữa cái được và cái mất, giữa niềm vui và nỗi buồn... chưa bao giờ tồn tại trong những phóng viên trẻ yêu nghề, bởi đối với họ, "chỉ cần được làm nghề báo là vui lắm rồi".

“Dù có đổ bệnh, tôi cũng phải hoàn thành bài viết này”

Vũ Hoàng Hà |

Đối với các nhà báo trên toàn thế giới, đại dịch COVID-19 là một câu chuyện thời sự chưa từng có trong cuộc đời làm nghề. Dòng chảy tin tức diễn ra không ngừng, họ lao đi tác nghiệp ở tâm dịch - “tiền tuyến” của trận chiến trước một kẻ thù vô hình - virus. Tất cả những điều đó khiến COVID-19 trở thành một trong những câu chuyện tác nghiệp khó quên nhất của các nhà báo.

Vào nghề - Khoảng cách từ giảng đường đến tòa soạn...

Minh Anh |

Vốn là một cô sinh viên luôn đạt thành tích cao trong học tập, tôi đã từng nghĩ rằng điểm số là yếu tố quan trọng để tôi chứng tỏ năng lực của mình. Tuy nhiên, 2 tháng thực tập tại báo Lao Động đã giúp tôi nhận ra con đường từ giảng đường đến tòa soạn không hề dễ dàng như tôi vẫn tưởng tượng.

Những kỷ vật trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Bích Hà - Hải Nguyễn |

Những trang báo cũ, những cuốn sổ ghi chép đã nhuốm màu thời gian, hay cái ba lô và chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời và những chiếc máy ảnh không còn hiện diện trong đời sống thường nhật... Mỗi hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã và đang kể với công chúng về câu chuyện của những người làm báo, tái hiện sinh động dòng chảy của lịch sử, trong đó báo chí vừa là người quan sát, vừa là chứng nhân.

Dẫn hiện trường: Con đường từ “bản năng” đến kỹ năng

Thảo Anh |

Dẫn bản tin trường quay, dẫn hiện trường... với chúng tôi vốn không phải điều dễ dàng bởi xuất phát điểm là những phóng viên báo in. Nhưng chúng tôi vững niềm tin rằng, với thế hệ phóng viên trẻ - những “búp măng non” mà Lao Động ươm mầm - đang tiếp tục hoàn thiện, nỗ lực và trưởng thành từng ngày để chinh phục con đường từ “bản năng” thành kỹ năng, từ kỹ năng thành sáng tạo và đột phá.

Đề xuất hỗ trợ nhà báo, phóng viên, cộng tác viên tham gia chống dịch

LƯƠNG HẠNH |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có công văn đề xuất chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19.

Nhà báo - nhà thơ: Sự đồng điệu “chức phận cao quý của thi ca”

Đinh Viên |

Vào dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta rất vui khi làng báo xuất hiện ngày càng nhiều thêm những nhà báo yêu thơ và trực tiếp làm thơ. Không ít người vừa viết báo, ghi hình, chụp ảnh, làm kỹ thuật truyền thông…, đã có những tập thơ xuất bản, được công chúng thơ đón nhận, hoan nghênh. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập một “góc nhỏ” trong bình diện thơ nói chung hiện nay – đó là sự cảm nhận, tương tác, thấu hiểu sẻ chia giữa những người đã và đang vừa viết báo, vừa sáng tác thơ.