Phóng viên trẻ: Ở đâu khó, có chúng tôi!

HOÀI ANH - THÁI ANH |

Nghề báo có khó khăn, vất vả và có cả những hiểm nguy. Thế nhưng, những phóng viên trẻ luôn coi những thách thức đó là động lực, là cơ hội để trưởng thành hơn mỗi ngày. Những đắn đo giữa cái được và cái mất, giữa niềm vui và nỗi buồn... chưa bao giờ tồn tại trong những phóng viên trẻ yêu nghề, bởi đối với họ, "chỉ cần được làm nghề báo là vui lắm rồi".

Ngô Văn Cường - phóng viên Ban Kinh tế, Báo Lao Động: Nghề báo vất nhưng “đáng”

Ngay từ khi học năm nhất ngành Báo mạng điện tử (Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Ngô Văn Cường đã xác định hướng đi cho mình rằng khi ra trường, chắc chắn sẽ làm báo - cái nghề mà cô giáo cảnh báo “rất khắc nghiệt”.

Sau khi ra trường, Ngô Cường may mắn được cộng tác rồi trở thành phóng viên chính thức của Báo Lao Động - tờ báo có "sao".

Khi mới “chân ướt chân ráo” vào làm báo, Ngô Cường được giao mảng Thời sự - Nội chính và bây giờ là Kinh tế - 2 mảng được anh gọi với cái tên là mảng “khó nhằn”.

Nghĩ lại những ngày đầu đi làm báo, Ngô Cường kể: “Tôi nhớ như in lúc 0h đêm 12.9.2017. Khi đang “chăn ấm đệm êm”, tôi bỗng nhận được cuộc gọi của tòa soạn có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên cầu Chương Dương (Hà Nội). Chẳng do dự, tôi vùng dậy, chạy xe từ Mỹ Đình sang Long Biên (khoảng 18km) để làm tin. Một người bạn nói với tôi rằng: “Nghề báo vất quá”. Tôi trả lời ngắn gọn: “Đáng”.

Ngô Văn Cường - phóng viên Ban Kinh tế, Báo Lao Động. Ảnh: NVCC
Ngô Văn Cường - phóng viên Ban Kinh tế, Báo Lao Động. Ảnh: NVCC
Một tháng sau đó, lũ quét xảy ra ở thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) làm 15 người chết. Sáng hôm đó, khi nghe tin có lũ dữ, tôi nhắn tin hỏi anh Đinh Hữu Dư - đồng nghiệp của tôi: “Lũ lớn không?”. Anh Dư nói: “Lũ lớn lắm, có khi em phải lên Nghĩa Lộ một chuyến”. Dứt lời, tôi xin công lệnh đi ngay, bất chấp phía trước tôi là đường đèo trơn trợt, có thể gặp sạt lở đất bất cứ lúc nào. Chưa đến nơi, tôi nghe tin dữ: “Dư bị lũ cuốn”. Tôi bần thần, không tin vào mắt mình, nhưng cuối cùng phải chấp nhận: Dư tử vì nghề”.

Cảm nhận sự vất vả từ ngày đầu đi làm báo, nhận thấy được sự nguy hiểm luôn thường trực, nhưng Ngô Cường chưa một lần nghĩ đến việc bỏ nghề. “Nghề báo có cực không? Có. Nguy hiểm không? Nguy hiểm. Và đòi hỏi sự dấn thân. Nhưng nghề báo khiến tôi cảm thấy mình có giá trị - dù bất cứ nghề nào cũng có những giá trị thiêng liêng của nó” - Ngô Cường khẳng định.

Ngô Cường nói, anh trân trọng nghề vì suốt thời gian làm báo, anh được tiếp xúc với nhiều người. Được gặp các cô bác nông dân chân lấm tay bùn, anh công nhân trong hầm lò, chị lao công… cho đến những người giữ vị trí cao trong xã hội - những trải nghiệm quý giá của cuộc đời...

Nguyễn Đăng Văn - phóng viên Cơ quan thường trú Báo Lao Động tại Thành phố Hồ Chí Minh: Được làm công việc yêu thích và sống nhờ nó là niềm hạnh phúc lớn

Nguyễn Đăng Văn là cựu sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) khoá 2005-2009. Khác với một số bạn, Đăng Văn xác định định hướng nghề nghiệp khá sớm, từ khi còn học cấp 3, với đam mê trở thành phóng viên thể thao. Vì thế, Đăng Văn đã sưu tập tư liệu và bắt đầu viết bài từ năm thứ 2 đại học. Đến nay, Đăng Văn vẫn chuyên tâm theo dõi mảng đề tài yêu thích là thể thao. “Được làm công việc yêu thích và sống được nhờ nó là niềm hạnh phúc lớn” - anh nói.

"Báo điện tử có những đặc thù khác so với báo in trước đây nên nếu không thay đổi, thích ứng từng ngày, bản thân sẽ tự tụt hậu” - Nguyễn Đăng Văn, phóng viên Cơ quan thường trú Báo Lao Động tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói.

Đăng Văn cho biết, là phóng viên thể thao (nhất là mảng trong nước), thường xuyên phải đi công tác dài ngày, theo chân các đội bóng, sự kiện, giải đấu. Với các giải như SEA Games, AFF Cup, việc đi vài chục ngày là chuyện thường. Còn với phóng viên mảng thể thao quốc tế thì “đặc trưng” là thức rất khuya. Khi đến các giải lớn như World Cup hay EURO, phóng viên phải thức trắng liên tục, "ngủ ngày, cày đêm". Vì vậy, với những phóng viên đã có gia đình, cần rất nhiều sự cảm thông và chia sẻ từ vợ/chồng.

Thời gian vừa qua, dịch COVID-19 khiến các giải đấu bị tạm dừng, ngắt quãng, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng tin, bài, thu nhập của các phóng viên theo dõi mảng thể thao như Đăng Văn. Thế nhưng, anh đã biến chính những thách thức này thành cơ hội của bản thân: “Khó khăn nào cũng đi cùng với những cơ hội. Nó giúp bản thân tôi tự hoàn thiện, thử sức ở các mảng khác. Còn với mảng đề tài "ruột", tôi cũng có thêm thời gian để nghiền ngẫm những bài chuyên sâu, tìm hiểu những dư địa mới để có thể khai thác. Báo điện tử có những đặc thù khác so với báo in trước đây nên nếu không thay đổi, thích ứng từng ngày, bản thân sẽ tự tụt hậu”.

Nguyễn Đăng Văn - phóng viên Cơ quan thường trú Báo Lao Động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC
Nguyễn Đăng Văn - phóng viên Cơ quan thường trú Báo Lao Động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC
Đăng Văn quan niệm, nghề báo cũng như bao nghề khác trong xã hội, giúp cho bản thân có thêm vốn sống và kinh nghiệm, có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Và giống như bao người khác, Đăng Văn cũng luôn muốn làm tốt nhất và có thành tựu trong lĩnh vực mà anh đang theo đuổi. Thế nhưng theo Đăng Văn, điều cốt lõi mà một phóng viên trẻ cần có là niềm đam mê, sự kiên nhẫn, chăm chỉ và chịu khó. “Làm được những điều trên, thành quả tức khắc sẽ đến” - Đăng Văn nói.

Nguyễn Thuỳ Linh - phóng viên Trung tâm Truyền thông đa phương tiện, Báo Lao Động: Nghề báo mang lại nhiều trải nghiệm, những "lần đầu tiên" đáng nhớ

Gắn bó từ thưở "chân ướt chân ráo" vào nghề, Thuỳ Linh luôn quan niệm Báo Lao Động là ngôi nhà thứ 2 của mình. Báo Lao Động không chỉ là nơi Thuỳ Linh được cống hiến sức trẻ mà còn là nơi đem đến những trải nghiệm đáng nhớ với nghề báo, những lần đầu tiên mà có lẽ nếu không ở đây thì sẽ không bao giờ cô có được.

Thuỳ Linh nhớ lại, hồi nhỏ khi nhìn những biên tập viên, MC trên tivi, cô từng ao ước có một ngày mình cũng được như vậy. Và Báo Lao Động là nơi đã hiện thực hoá ước mơ đó của cô phóng viên trẻ, điều mà cô chưa bao giờ nghĩ đến trước đây. Là một phóng viên viết, khi "lấn sân" sang một lĩnh vực mới, Thuỳ Linh cũng từng e dè và nghĩ có thể đây chỉ là một lần thử sức. Nhưng càng ngày, cô lại càng muốn gắn bó và tự tin hơn khi đứng trước máy quay.

Cũng chính nhờ công việc giúp cô hiểu được rằng, những MC, biên tập viên xinh đẹp, lộng lẫy trên màn hình tivi không có nghĩa là họ chỉ mặc những bộ quần áo đẹp và chỉ ở trong studio cả ngày để dẫn. Do đặc thù là phóng viên của một tờ báo điện tử đa phương tiện, cô cùng các phóng viên luôn đồng thời đáp ứng cả các tin bài thời sự và duy trì đều đặn các bản tin hàng ngày.

"Tôi nhớ có những ngày dậy từ 5h sáng đi làm, đến 8h30 đã phải có mặt ở toà soạn, trang điểm, thay trang phục để lên hình cho kịp bản tin vào lúc 10h sáng. Tôi tin vào câu nói "nghề chọn người", mỗi người khi lựa chọn công việc gắn bó với mình đều là một cái duyên và nghề báo với tôi cũng vậy. Có vất vả, có nguy hiểm nhưng nó hoàn toàn xứng đáng với những trải nghiệm mà tôi có được cũng như những điều tuyệt vời mà nghề báo đã mang lại cho tôi. Với tôi, mục tiêu phía trước sẽ là phải trau dồi và sáng tạo nhiều hơn nữa để những "đứa con tinh thần" của mình ghi dấu ấn trong lòng độc giả" - Thuỳ Linh tâm sự.

"Kim cương được tạo ra từ áp lực. Chính những áp lực phải đổi mới, sáng tạo không ngừng của nghề báo sẽ là phương pháp tốt nhất để rèn luyện, trưởng thành và ghi được nhiều dấu ấn trên con đường sự nghiệp của mình" - Nguyễn Thuỳ Linh, phóng viên Trung tâm Truyền thông đa phương tiện, Báo Lao Động, chia sẻ.

Việc vừa phải đáp ứng tin bài vừa chỉn chu trong công việc dẫn chương trình vừa là áp lực vừa là động lực đối với Thuỳ Linh. Cô luôn quan niệm, "kim cương được tạo ra từ áp lực". Chính những áp lực phải đổi mới, sáng tạo không ngừng của nghề báo sẽ là phương pháp tốt nhất để rèn luyện, trưởng thành và ghi được nhiều dấu ấn trên con đường sự nghiệp của mình.

Nguyễn Giang Sở Hạ - phóng viên Văn phòng Đồng bằng sông Cửu Long, Báo Lao Động: Chưa bao giờ hối tiếc vì theo nghề báo

Sinh năm 1997, là một trong những phóng viên trẻ nhất tại Báo Lao Động nhưng Nguyễn Giang Sở Hạ luôn xông xáo và nhiệt tình với tất cả công việc được giao. "Rẽ ngang" sang nghề báo, nhưng Sở Hạ không hề coi đây là một cuộc dạo chơi, mà trái lại ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc, cô gái trẻ đã coi đây là "duyên phận" của mình.

Sở Hạ kể, từng có không ít những lời cảnh báo về sự vất vả của nghề báo, rồi cả những trải nghiệm thực tế là những ngày đi làm bằng xe máy chạy hàng trăm cây số dưới cái nắng bỏng rát của miền Tây sông nước nhưng với cô, công việc nào cũng sẽ có khó khăn, vất vả riêng, nghề báo cũng vậy nhưng vui.

"13 tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long khá xa nên việc di chuyển qua lại để lấy tin cũng khá khó khăn. Nhưng với tôi, đó chưa phải điều khó khăn nhất. Điều khiến tôi trăn trở và cảm thấy mình chưa thực sự làm tốt - đó là diễn tả ra được "cái chất" của con người miền Tây. Còn quá nhiều điều, nhiều bản sắc văn hoá hay ở nơi đây, nhưng dường như tôi vẫn chưa thể lột tả hết được.

Nguyễn Giang Sở Hạ - phóng viên Văn phòng Đồng bằng sông Cửu Long, Báo Lao Động.
Nguyễn Giang Sở Hạ - phóng viên Văn phòng Đồng bằng sông Cửu Long, Báo Lao Động.

Tôi cũng khá may mắn khi được toà soạn tạo điều kiện để ra Hà Nội học hỏi được nhiều thứ, phát triển thêm các kỹ năng mới đa phương tiện. Cho tới hiện tại, tôi chưa bao giờ hối tiếc vì đã theo nghề. Bởi nghề đã giúp tôi có thêm nhiều trải nghiệm, giúp tôi cảm thấy tự hào khi có thể kể về những nét đẹp quê hương, con người, văn hoá vùng đất "Chín Rồng" với mọi người" - Sở Hạ hào hứng kể.

Là phóng viên trẻ, ai cũng sẽ có những áp lực về thời gian, tốc độ tin bài nhưng nữ phóng viên sinh năm 1997 thổ lộ, điều khiến cô cảm thấy áp lực nhất lại là bản thân chỉ là "lính mới" trong thời buổi làm báo hiện đại như hiện nay. Một phóng viên trẻ hiện đại cần phải trau dồi tất cả kỹ năng từ dẫn hiện trường, biên tập tin cho tới quay dựng... và bản thân cô cũng không ngoại lệ. Từng loay hoay trong những lần tập quay, tập dựng và cả tập dẫn bản tin, dẫn hiện trường, tới hiện tại, Sở Hạ đã tự tin hơn khi đứng trước máy quay.

Song với cô điều đó vẫn chưa đủ: "Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển. Thoạt nhìn có thể nghĩ công việc của các phóng viên có thể được giảm tải bớt, song cá nhân tôi thấy đó lại là thách thức lớn trong quá trình làm nghề của mình. Những ứng dụng phát triển sẽ đòi hỏi người phóng viên phải luôn học hỏi, trau dồi và sáng tạo ra những thứ mới mẻ hơn. Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi mà tất cả phóng viên Báo Lao Động sẽ luôn không ngừng sáng tạo, biến thách thức thành cơ hội để đưa thêm thật nhiều thông tin hay, chính xác và sinh động hơn tới mọi người".

HOÀI ANH - THÁI ANH
TIN LIÊN QUAN

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chống dịch COVID-19, phóng viên phải được bảo vệ, cơ quan báo chí phải được an toàn

Lệ Hà |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cần hỗ trợ cho phóng viên được trang bị đồ bảo hộ vào vùng dịch, Trụ sở cơ quan báo chí được bảo đảm an toàn. Còn Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Có nhiều hỗ trợ đối với cơ quan báo chí trong phòng chống dịch COVID-19.

Tặng bằng khen các phóng viên đưa tin về trận lũ kinh hoàng tại bản Sa Ná

PV |

Sau trận lũ kinh hoàng xảy ra tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn vào đầu tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tặng bằng khen cho những phóng viên đã băng rừng, tiếp cận bản làng sau cơn lũ.

Ký ức qua ảnh về một thời làm phóng viên

HUỲNH DŨNG NHÂN |

Trong thời gian 18 năm làm phóng viên ở Báo Lao Động, tôi đã lưu giữ được nhiều ảnh tư liệu quý báu của các đồng nghiệp cũng như đã chụp được nhiều tấm ảnh mà mỗi bức gắn liền với một câu chuyện tác nghiệp, một tình cảm thân thương mang chung một cái tên: Lao Động.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chống dịch COVID-19, phóng viên phải được bảo vệ, cơ quan báo chí phải được an toàn

Lệ Hà |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cần hỗ trợ cho phóng viên được trang bị đồ bảo hộ vào vùng dịch, Trụ sở cơ quan báo chí được bảo đảm an toàn. Còn Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Có nhiều hỗ trợ đối với cơ quan báo chí trong phòng chống dịch COVID-19.

Tặng bằng khen các phóng viên đưa tin về trận lũ kinh hoàng tại bản Sa Ná

PV |

Sau trận lũ kinh hoàng xảy ra tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn vào đầu tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tặng bằng khen cho những phóng viên đã băng rừng, tiếp cận bản làng sau cơn lũ.

Ký ức qua ảnh về một thời làm phóng viên

HUỲNH DŨNG NHÂN |

Trong thời gian 18 năm làm phóng viên ở Báo Lao Động, tôi đã lưu giữ được nhiều ảnh tư liệu quý báu của các đồng nghiệp cũng như đã chụp được nhiều tấm ảnh mà mỗi bức gắn liền với một câu chuyện tác nghiệp, một tình cảm thân thương mang chung một cái tên: Lao Động.