Gửi 3.000 bức thư tay để tìm lại lịch sử báo chí nước nhà

Thanh Nga |

Miệt mài gửi đi 3.000 bức thư tay chỉ để tìm kiếm tư liệu, viết ra những công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí nước nhà - đó là điều mà nhà báo Trần Văn Hiền bao năm qua vẫn luôn âm thầm cống hiến.

Người công nhân bén duyên với báo chí

Nhà báo Trần Văn Hiền là nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An, Trưởng đại diện Tạp chí Người làm báo khu vực miền Trung.

Sinh ra tại làng Vọng (xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), từ nhỏ ông đã sớm quen với sự khắc nghiệt của vùng đất đầy nắng và gió này. Phần nữa, là con trai đầu trong gia đình có 6 anh chị em, bố là liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến, nên ông phải tự bươn chải nuôi các em ăn học. Cũng chính vì thế, ông đã rèn được cho mình được đức tính chịu khổ, chịu khó trong mọi việc.

Sau khi học hết cấp 3, ông đi làm công nhân giao thông. Khắp các ngả đường, bến phà như: Cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), Lai Vu (Hải Dương), Cầu Bùng, Cầu Cấm, phà Bến Thủy (Nghệ An), phà Long Đại (Quảng Bình)... đều in dấu kỷ niệm nơi ông từng làm việc. Sống trong thời kỳ đất nước kháng chiến, trong bom rơi đạn nổ, có lẽ đây cũng là điều khơi gợi đam mê “cầm bút” của ông.

Năm 1965, ông đã cho ra tác phẩm báo chí đầu tiên, là phóng sự viết về cuộc chiến của người lái xe trên tuyến đường trọng điểm với tài trí khôn ngoan trước bom đạn máy bay. Bài viết được đăng trên Báo Giao thông vận tải. Và rồi khói bom cũng không ngăn được sự nhiệt huyết của chàng thanh niên trẻ năm đó, ông bắt đầu viết nhiều hơn về các tuyến giao thông, về những cung đường trải đầy mùi thuốc súng hòa lẫn mùi máu của những người lính đã hy sinh trên mặt trận vì Tổ quốc.

“Nhiều lần đang đi viết bài, tôi phải chạy khủng khiếp vì tránh bom. Bom thả liên tục và kinh hoàng. Tôi đào hào sâu khoảng 2m để ẩn nấp, lúc nào định leo lên thì địch lại ném bom xuống. Đơn vị tôi nhiều người cũng đã hy sinh vì không chạy kịp. Công việc đều phải làm vào ban đêm bởi sự nguy hiểm sẽ rình rập vào ban ngày. Hồi đó vất vả, khốc liệt vô cùng” - nhà báo Trần Văn Hiền nhớ lại.

Song song với việc viết báo, ông cũng nghiên cứu thơ văn và viết nên những tập ký “Vì sự sống con đường”; “Từ đất lửa”, “Đường Quỳnh Lưu”, “Những nhịp cầu nổi”...

Viết 3.000 bức thư tay, lấy tư liệu cho công trình nghiên cứu báo chí đầu tiên

Năm 1968, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mở lớp đào tạo “cây viết công nhân”, ông Văn Hiền quyết tâm ra Bắc và theo học, trau dồi kỹ năng viết báo. Năm 1969, ông trở về quê nhà, công tác tại Báo Nghệ An.

Những năm làm nghề, ông luôn trăn trở về lịch sử báo chí nước nhà và quyết tâm nghiên cứu, soạn công trình nghiên cứu báo chí đầu tiên vào năm 1993 với đề tài “Báo chí cách mạng trong nhà lao thực dân Pháp” giai đoạn 1930 - 1945.

Suốt thời gian dài, ông miệt mài tìm kiếm dấu tích thời chiến, tài liệu lịch sử nước nhà. Thậm chí, ông cặm cụi viết 3.000 bức thư tay để đổi lại những thông tin về hoạt động báo chí của những người tù cộng sản.

“Lúc đó, thông qua Viện Lịch sử và Viện Tư liệu của Đảng cộng sản Việt Nam, tôi tìm danh sách những người tù chính trị từ năm 1930-1945. Tôi gửi 3.000 bức thư nhưng chỉ nhận lại 1.500 bức. Những bức thư này là thông tin về hoạt động làm báo trong nhà giam của họ suốt thời kỳ đó.

Sau năm 1945, họ được giải thoát. Có người đã mất, người còn sống thì đã cao tuổi, độ nhớ không còn tốt nhưng miễn là tôi cũng đã có thông tin, có cơ sở để làm, tổng hợp được 44 tờ báo trong nhà tù thực dân Pháp khi đó” - nhà báo Trần Văn Hiền chia sẻ đầy xúc động.

Làm báo trong hoàn cảnh bom đạn đã khó, làm báo trong tù lao còn nguy hiểm, gian nan hơi bội phần. Những người tù cộng sản làm báo với mục đích giữ vững khí tiết, cổ vũ tinh thần chiến đấu vì lý tưởng Cộng sản, thậm chí để kêu gọi không đánh đập, đàn áp, nhục mạ tù nhân.

“Về giấy để viết báo trong tù, họ tìm cách cảm hóa những người tù thường phạm, rồi nhờ mua giúp mực, bút, màu. Khổ báo lúc đó chỉ bằng mấy tờ A4 thậm chí nhỏ hơn, có khi còn lấy vỏ bao thuốc lá chắp lại để viết.

Trong những nhà tù ở Côn Đảo, các tù nhân chính trị dùng lá bàng hòa với nước để làm mực. Họ dùng cây tre, cây nứa vót nhọn để làm bút. Nguyên vật liệu sử dụng khó khăn nên ngôn ngữ viết của những tù nhân làm báo đều phải thật ngắn gọn, đủ ý.

Mỗi tờ báo chỉ ra ba bài. Và ba bài đó sau được sao chép lại, dùng tín hiệu gõ mõ hoặc chờ lúc được ra tắm nắng (vì giữa các trại đều có không gian cho các tù nhân ra tắm nắng), lợi dụng lúc đó bí mật trao cho nhau. Mùa đông thì trùm chăn viết, mùa hè vào nhà tiêu. Viết xong lại phải cạy gạch trên tường và giấu đi” - ông Hiền kể.

Vô vàn những nguy hiểm, khó khăn trong hoạt động làm báo của những người tù cộng sản đều được nhà báo Trần Văn Hiền ghi chép đầy đủ, chi tiết trong cuốn “Báo chí cách mạng trong nhà lao thực dân Pháp”. Công trình nghiên cứu lịch sử báo chí đầu tiên này đã để lại cho nhà báo Văn Hiền nhiều cảm xúc khó tả. Ông xúc động trước những nghĩa cử cao đẹp, trước sự hy sinh cao cả của người tù cộng sản. Ông ngưỡng mộ vì sự gan dạ, hùng dũng của các nhà báo trong tù lao.

Chặng đường hơn 50 năm cầm bút

Từ năm 1993 đến nay, nhà báo Văn Hiền đã viết thêm những công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí nước nhà như: “Lịch sử báo Đảng bộ cả nước”, “Những mẩu chuyện làm báo của Bác Hồ”, “Lịch sử Báo Nghệ An”… Tất thảy sự cống hiến đó đều bởi ông muốn truyền lại cho thế hệ trẻ làm báo ngày nay biết được rằng, những người đi trước từng cố gắng thế nào, hy sinh thế nào cho sự nghiệp báo chí, cho sự độc lập tự do của dân tộc mình.

Hơn 50 năm làm nghề, tuy tuổi đã ngoài 70 nhưng nhà báo Văn Hiền vẫn viết rất nhiều, đọc rất nhiều để cho ra những sản phẩm báo chí chất lượng, tâm huyết nhất. Ông chia sẻ rằng, làm báo điều quan trọng là phải có đam mê, khi viết chú trọng yếu tố cảm xúc. Nếu không có cảm xúc, không đặt cái tâm vào bài viết thì sẽ không có được cái tầm. Nghề báo khắc nghiệt, nếu không làm chủ được “cây bút”, làm chủ được chính mình thì khó có thể thành công.

Sự nhẫn nại, kiên trì qua việc viết 3.000 bức thư tay của nhà báo Văn Hiền hay những công trình nghiên cứu báo chí của ông, phần nào đã để lại cho thế hệ ngày nay và mai sau những giá trị nhân văn cao đẹp vô cùng.

Thanh Nga
TIN LIÊN QUAN

Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Phạm Đông - Tùng Giang |

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm được trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm. Không gian trưng bày về lịch sử báo chí xuyên suốt từ thời kỳ kháng chiến cho đến nay hứa hẹn sẽ thu hút công chúng.

Báo của hội nghề nghiệp chuyển thành tạp chí hoặc ngừng hoạt động

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Quy hoạch báo chí: Hết năm 2020 mỗi bộ chỉ còn 1 tờ báo và 1 tạp chí

Vương Trần |

Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, tới năm 2020, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ có một cơ quan báo in và một cơ quan tạp chí in.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Đường phố chật cứng, chợ Tết tấp nập ngày cuối cùng của năm

Văn Đức |

Yên Bái - Khu vực chợ trung tâm huyện Văn Yên vẫn tấp nập, đường phố chật cứng người mua sắm trong ngày 30 Tết.

Hoa quả độc lạ cho mâm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Minh Hà - Việt Anh |

Dịp Tết năm nay, tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) xuất hiện nhiều loại nông sản độc lạ. Trong số đó không thể thiếu những loại trái cây tạo hình.

Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Phạm Đông - Tùng Giang |

Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm được trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm. Không gian trưng bày về lịch sử báo chí xuyên suốt từ thời kỳ kháng chiến cho đến nay hứa hẹn sẽ thu hút công chúng.

Báo của hội nghề nghiệp chuyển thành tạp chí hoặc ngừng hoạt động

VƯƠNG TRẦN |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Quy hoạch báo chí: Hết năm 2020 mỗi bộ chỉ còn 1 tờ báo và 1 tạp chí

Vương Trần |

Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, tới năm 2020, các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ có một cơ quan báo in và một cơ quan tạp chí in.