Những chuyến tác nghiệp trong “bão dịch" COVID-19

Quách Du |

Dịch COVID-19 ập tới, những nơi chúng tôi đến là các địa điểm cách ly, từ khu dân cư, bệnh viện, trường học, hay các khu công nghiệp... Tại đây, nguy hiểm có, nguy cơ có và vất vả cũng nhiều.

Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (từ cuối tháng 4 đến nay), chúng tôi - những phóng viên mảng thời sự - luôn trong tâm thế sẵn sàng, thậm chí có thời điểm quên đi ăn ngủ, tác nghiệp xuyên đêm để truyền tải những hình ảnh, thông tin sớm nhất đến độc giả và góp phần tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tác giả (trái) cùng phóng viên Tô Thế tác nghiệp tại khu vực phong tỏa ở xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vào ngày 8.5.2021. Ảnh: N.N
Tác giả (trái) cùng phóng viên Tô Thế tác nghiệp tại khu vực phong tỏa ở xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vào ngày 8.5.2021. Ảnh: N.N

"Bão" COVID-19 liên tiếp ập tới

Trong vòng 2 năm qua, “cơn bão” dịch COVID-19 liên tiếp ập tới. Nó khiến cả thế giới phải quay cuồng, chống chọi và nước ta cũng không ngoại lệ. Trong 4 đợt dịch bùng phát ở nước ta, có lẽ lần thứ 4 này là nặng nề nhất bởi mức độ ảnh hưởng đến rất nhiều tỉnh thành, với số lượng ca bệnh ghi nhận lên đến hàng nghìn người.

Trước đó, thời điểm dịch lần 3 cơ bản được kiểm soát là vào đầu tháng 3.2021, khi tỉnh Hải Dương quyết định dỡ phong tỏa TP.Chí Linh, huyện Cẩm Giàng và kết thúc thời gian cách ly xã hội toàn tỉnh. Thời điểm đó, tôi cùng đoàn phóng viên Báo Lao Động được phân công về Hải Dương để ghi nhận khoảnh khắc này. Đúng 00 giờ ngày 3.3, toàn tỉnh Hải Dương dỡ bỏ cách ly xã hội. Thời khắc này, người dân không những ở TP.Chí Linh, huyện Cẩm Giàng mà cả tỉnh Hải Dương đã không giấu nổi cảm xúc. Họ mở cửa ra đường, vui mừng hò reo và hát bài ca chiến thắng, như thể vừa giành một chiến thắng tưng bừng sau “cuộc chiến COVID-19” đầy cam go và thử thách.

Chứng kiến khung cảnh ấy, cánh phóng viên chúng tôi không khỏi xúc động và rồi những giây phút ấy được ghi lại, truyền đến độc giả cả nước. Sau thời khắc ấy, người nông dân Hải Dương hồ hởi xuống đồng gieo cấy, công nhân tiếp tục tăng ca và trẻ nhỏ lại được đến trường. Còn chúng tôi, trở về trong tâm trạng phấn khởi và hy vọng một xã hội bình yên sau dịch bệnh.

Tuy nhiên, những ngày bình yên đó không kéo dài sau khi Ấn Độ bùng phát đợt dịch khủng khiếp, với biến chủng mới của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh. Chưa đầy một tháng sau khi Hải Dương cơ bản khống chế dịch. Vào cuối tháng 4.2021, tỉnh Hà Nam ghi nhận 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, sau đó số lượng tăng lên hàng chục, hàng trăm và “gọi tên” rất nhiều tỉnh thành khác. Đặc biệt tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh... Đến hiện tại, số lượng người nhiễm đã lên đến hàng nghìn người.

Những chuyến đi trong “bão dịch”

Với chúng tôi - phóng viên thời sự, thì hầu hết điểm nóng, thiên tai, dịch bệnh đều có mặt. Đặc biệt nhất là dịch COVID-19, bởi điều kiện tác nghiệp tại những nơi này khá vất vả, thậm chí đối diện với cả những nguy hiểm, nguy cơ rình rập. Hầu như đến các vùng dịch, chúng tôi buộc phải mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay, kính, mũ trùm đầu. Cùng với đó là thường xuyên phải di chuyển và truyền thông tin, hình ảnh ở hiện trường một cách nhanh nhất đến độc giả, dù cho đó là ngày hay đêm.

Những ngày giữa tháng 5, dưới cái nắng như đổ lửa, tôi cùng đồng nghiệp cơ quan (phóng viên Tô Thế) về tác nghiệp tại xã Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) - nơi có 2 bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi đến Bệnh viện K Tân Triều điều trị. “Mặc quần áo bảo hộ thôi, chúng ta chuẩn bị tiến vào vùng dịch” - đó là câu nói mà người bạn đồng hành cất lên, khi chúng tôi chạm đất xã Đồng Lạc. Chúng tôi vận trên mình bộ đồ bảo hộ dưới cái nóng như thiêu đốt và tạm quên đi bữa trưa. Sau khoảng 3 giờ đồng hồ tác nghiệp, chúng tôi rời xã Đồng Lạc trong tình trạng toàn thân đầm đìa mồ hôi.

Phóng viên Tô Thế thực hiện việc chuyển thông tin, hình ảnh về tòa soạn sau khi tác nghiệp bên ngoài khu vực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội). Ảnh: Q.D
Phóng viên Tô Thế thực hiện việc chuyển thông tin, hình ảnh về tòa soạn sau khi tác nghiệp bên ngoài khu vực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội). Ảnh: Q.D

Một lần tác nghiệp khác là tại khu vực Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) - nơi ghi nhận hàng chục trường hợp mắc COVID-19. Tại đây, để đảm bảo an toàn phòng dịch, chúng tôi được yêu cầu ở ngoài khu phong tỏa. Trải qua nhiều giờ tiếp cận thông tin, những hình ảnh, thước phim đầu tiên được chuyển về tòa soạn đăng tải, phục vụ bạn đọc. Do tác nghiệp trong điều kiện khó khăn cùng với với không ăn uống, nên sau khi hoành thành công việc, chúng tôi rơi vào tình trạng lả người và phải rời đi.

“Quanh đây quán xá đóng cửa hết rồi, về trung tâm tìm gì ăn thôi anh” - phóng viên Tô Thế nói khi mặt trời đã xế chiều. Trên đường về, người thấm mệt, chân tay run rẩy, chúng tôi đã phải tấp vào một quán bên đường để mua chiếc bánh ăn tạm trước khi về trung tâm thành phố.

Cũng trong những ngày dịch COVID-19, với phóng viên mảng thời sự, việc tiếp cận vùng dịch giữa trưa nắng hay đêm khuya là chuyện thường tình. 21 giờ đêm 9.5, tôi cùng đồng nghiệp cơ quan - phóng viên Hà Phương - đến xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội) - nơi có 4 học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Tại đây, sau khi “ăn ké” suất cơm bụi cùng các chiến sĩ Công an tại chốt kiểm soát, chúng tôi theo chân đoàn Bộ Tư lệnh Thủ đô phun khử khuẩn quanh các tuyến đường trong xã để khoanh vùng, dập dịch.

“Anh chạy xe, em ngồi sau chụp ảnh nhé” - tiếng phóng viên Hà Phương nói trong đêm. Sau khoảng 2h đồng hồ “tắm mình” dưới vòi phun hóa chất Chloramine B, chúng tôi gửi thông tin, hình ảnh về tòa soạn khi đã bước sang ngày mới.

Hầu hết, trong những ngày dịch bệnh vừa qua, hình ảnh quen thuộc của chúng tôi là: Vận trên mình những bộ đồ bảo hộ, thường xuyên có mặt tại các điểm phong tỏa, cách ly. Nếu không cầm trên tay chiếc máy ảnh, máy quay thì nhiều người khó lòng phát hiện chúng tôi là phóng viên. Và chúng tôi cũng đang cùng những người tuyến đầu chống dịch.

Mong dịch sớm qua để trẻ được đến trường

Là những người nơi tuyến đầu chống dịch, hơn ai hết, chúng tôi - những phóng viên - được chứng kiến, được tiếp cận và được đồng cảm với những khó khăn nơi tuyến đầu. Họ là những bác sĩ, y tá, bộ đội, công an, dân quân... và cả những người dân trong vùng dịch. Họ đang phải trải qua những ngày tháng gian khó cả về vật chất lẫn tinh thần. Dịch bệnh khiến nhiều mặt trong cuộc sống bị đảo lộn, nhiều ngành nghề chao đảo.

Dường như, mùa hè năm 2021, là một mùa hè rất nóng: Nóng cả về thời tiết, nóng cả về dịch bệnh. Hiện tại, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang khá phức tạp. Nhất là tại các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, mỗi ngày vẫn ghi nhận hàng chục ca bệnh mới. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành khác cũng đang phải siết chặt công tác phòng chống dịch bệnh. Còn với những người nơi tuyến đầu chống dịch, họ đang phải tạm gác lại chuyện gia đình, xa con cái để vận trên mình bộ đồ bảo hộ và hoàn thành sứ mệnh “chống dịch như chống giặc”.

Chúng tôi cũng vậy, vẫn ngày ngày đến các ổ dịch, các điểm nóng để cập nhật, truyền tải thông tin đến độc giả. Do đó, chúng tôi cảm nhận được phần nào những vất vả, những hệ lụy mà dịch bệnh đã gây ra cho nhiều ngành nghề, nhiều khu dân cư. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể và sự đồng lòng, chung sức của người dân, dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Để khi đó, mọi hoạt động xã hội, kinh tế lại trở lại bình thường như trước đây, để người nông dân lại được hăng say cày cấy, để công nhân phấn khởi tăng ca và trẻ em lại được tung tăng đến trường...

Quách Du
TIN LIÊN QUAN

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.