Nghề báo trên phim

Việt Văn |

Nếu như trước đây, hình ảnh nhà báo và nghề báo trên phim còn quá hiếm thì những năm gần đây, số lượng các phim đề cập đến mảng đề tài này ngày càng nhiều hơn. Sự phản ánh cũng đa chiều hơn, đi vào khai thác nhiều mặt của nghề báo chứ không lớt phớt “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy nhiên, vẫn rất ít phim hay về nghề báo và chưa có hình tượng nhân vật nhà báo nào để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.

“Nghề báo”, “Đàn trời” và những cái tên khác

Cho đến giờ, một trong số ít phim thành công nhất về nhà báo vẫn là “Nghề báo” (do TFS - Hãng phim truyền hình TPHCM sản xuất năm 2006). Đây là sự kết hợp của bộ đôi biên kịch nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và đạo diễn Phi Tiến Sơn đã từng hợp tác ăn ý và thành công trong phim truyện điện ảnh “Lưới trời” nói về nạn tham nhũng.

Bản thân nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn luôn là một người thích thách thức chính mình luôn đi vào những đề tài gai góc nóng bỏng hoặc những đề tài mới mẻ chưa ai khai phá. Có lần ông bảo: “Tính công nghệ trong sản xuất phim truyền hình nhiều tập ngày một cao, muốn tạo ra một dây chuyền hoàn hảo để đảm bảo cả chất lượng lẫn tiến độ, đạo diễn phải tôn trọng kịch bản. Nhưng để có được điều đó, kịch bản phải tốt về nội dung, hoàn chỉnh về kỹ thuật. Ở nước ta cái lý này vẫn đang ở dạng tập sự, nên phải được cân bằng bởi cái tình. Nếu biên kịch và đạo diễn là bè bạn thì dễ bảo nhau hơn”.

“Nghề báo” (20 tập) là một phim ấn tượng đi vào mổ xẻ thế giới nhà báo, vai trò nhà báo trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực và cả mặt trái của nhà báo khi có người chạy theo thế lực đồng tiền, dùng báo chí như một công cụ kiếm tiền, người thì vì sự kiêu ngạo của mình làm hại gia đình người khác, người thì thừa nhiệt huyết mà không được tin dùng. Đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng rất tâm đắc kịch bản và cho rằng “Nghề báo” đã khắc họa được những cảnh đặc thù của nghề báo và quá trình tác nghiệp của phóng viên với bao cạm bẫy khó lường. Dĩ nhiên, diễn xuất tốt của hai gương mặt Hoàng Phúc và Hồng Ánh đặc biệt Hồng Ánh trong vai nhà báo Thúy Bình đã góp phần đáng kể vào thành công của phim.

Một phim truyền hình khác cũng dành nhiều chú ý là “Đèn vàng” của đạo diễn Mai Hồng Phong. Xuất phát từ cuốn tiểu thuyết giàu chất tài liệu của nhà báo Trần Chiến, nên các chi tiết về tác nghiệp của phóng viên, về mô hình hoạt động của tòa soạn báo cũng như một số câu chuyện “bếp núc” khác được mô tả chân thực. Nhân vật chính là nhà báo Vĩnh với nhiều suy tư về những vấn đề giáo dục, tiêu cực đất đai... Tuy nhiên “Đèn vàng” thiếu sự mềm mại và thực tế khi lên phim, phim cũng bị chê là quá nhiều lời thoại, dù dàn diễn viên Thu Quế, Phạm Cường, Lê Vy có nhiều cố gắng.

Đề cập tới cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở một Đài phát thanh truyền hình địa phương, bộ phim “Đàn trời” của đạo diễn Bùi Huy Thuần dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên đầy ắp chất liệu của nhà văn Cao Duy Sơn, lại được biên kịch dày dạn Phạm Ngọc Tiến (người nhiều năm làm việc ở Trung tâm sản xuất phim Truyền hình Việt Nam) viết kịch bản.

36 tập phim khá hấp dẫn miêu tả cuộc đấu tranh quyết liệt với những kẻ tham nhũng mà đứng đầu là chủ tịch tỉnh khi chương trình 135 của chính phủ ưu tiên phát triển vùng sâu vùng xa, nhưng khi kinh phí được rót xuống tỉnh Bình Lãng bị xà xẻo, đút vào túi cá nhân với nhiều thủ đoạn tinh vi. “Đàn trời” cũng khắc họa được những nhân vật chính diện (Bảo - Phó Chủ tịch, Vương - Trưởng phòng Biên tập Đài TH, Thục Vy - phóng viên trẻ...) và phản diện (Chủ tịch tỉnh Đinh Xuân Ấn - Giám đốc doanh nghiệp Lương Nhân...) khá ấn tượng.

“Nghề báo“- ảnh chụp lại qua màn hình.
“Nghề báo“- ảnh chụp lại qua màn hình.

Một bộ phim ra mắt năm 2016 đáng chú ý về nhà báo là “Nguyệt thực” của đạo diễn Nguyễn Trọng Hải. Biên kịch lại là một nhà báo nhiều năm trong nghề nay giữ cương vị quản lý: Chu Thu Hằng.

Lần đầu có một phim chọn đề tài phóng viên viết mảng showbiz với hai quan điểm trong tòa soạn. Một theo cách truyền thống là tôn trọng sự thật với các bài phản ánh, điều tra. Và cách kia là chạy theo thị hiếu rẻ tiền của độc giả, cốt câu view... để làm kinh tế cho tòa soạn. “Nguyệt thực” huy động một dàn diễn viên trẻ đẹp, tài năng như Ninh Dương Lan Ngọc, Minh Luân, Tường Vy, Đức Thịnh... NSND Đào Bá Sơn trong vai ông Tổng Biên tập báo. Phim làm khá ổn, chỉn chu và câu chuyện có sức thuyết phục, tuy nhiên cũng chưa có 1 nhân vật nào đóng đinh được dấu ấn trong lòng khán giả.

Cuộc chiến của nhà báo

Nhìn chung các bộ phim làm về đề tài nhà báo đã miêu tả phần nào sự đa dạng trong cuộc chiến của các nhà báo. Đó có thể là đấu tranh chống tham nhũng như “Đàn trời”; những trăn trở của nhà báo giữa mong muốn và thực tế trong “Đèn vàng”, “Nghề báo”; hay sự vật lộn, nỗ lực hết mình và có người dùng đủ mọi cách kể cả thủ đoạn để bám trụ ở tòa soạn, xác lập chỗ đứng cho mình như trong phim “Phóng viên thử việc” (đạo diễn Quốc Trọng).

Và đó còn là cuộc chiến trong mỗi cá nhân nhà báo giữa thật và giả, thiện và ác trong chính mỗi nhà báo như trong phim “Chiếc mặt nạ da người” của đạo diễn Mai Hồng Phong kể về công việc, cuộc sống của những người làm báo.

Chưa kể nhiều phim khác có hình ảnh nhà báo, tác nghiệp của nhà báo như “Phía trước là bầu trời”, “Chủ tịch tỉnh”, “Cuồng phong”, “Chạy án”, “ Khi đàn chim trở về”, “Cô nàng bất đắc dĩ”...

Và có phim lại mượn bối cảnh tòa soạn báo, nhân vật nhà báo để khai thác chuyện tình cảm, đời sống riêng tư của họ như phim “Tin vào điều không thể” của đạo diễn Vũ Hồng Sơn.

Không thể phủ nhận rằng việc ngày càng nhiều bộ phim nói về nghề báo, nhà báo đã giúp công chúng hiểu thêm, đồng cảm thêm với công việc khó khăn, vất vả với bao cạm bẫy rình rập ở phía trước.

Ít phim hay, vì sao?

Tuy nhiên rất ít phim phản ánh chân thực, thành công nghề báo ngoại trừ một số phim như “Nghề báo”, “Đàn trời”... Nhiều khi có sự “kênh nhau” giữa kịch bản và đạo diễn, diễn viên. Kịch bản chắc tay nhưng đạo diễn làm chưa tới hoặc giả diễn viên đóng không tới.

Một số phim vì sức ép chỉ số rating mà đạo diễn phải mời hotboy, hotgirl, nhưng các diễn viên này đóng không ra chất nhà báo. Có nhân vật tổng biên tập mà như doanh nhân, có ông lại nhang nhác trùm mafia. Nhân vật phóng viên nhiều khi thiên về bên ngoài, luôn lăm lăm máy ảnh, máy ghi âm hay sổ ghi chép, hỏi nhân vật như hỏi cung. Có nhà báo làm thay cả công tác điều tra phá án của công an...

Rõ ràng có “bột mới gột nên hồ”- thiếu kịch bản hay là nguyên nhân đầu tiên. Muốn hiểu tường tận nhà báo, nghề báo, các nhà biên kịch phải chịu khó đi thực tế và làm giàu có vốn sống của mình lên. Rồi cái bắt tay đạo diễn và biên kịch phải rất chặt chẽ để hai bên cùng hỗ trợ nhau, hào hứng trong sáng tạo. Và diễn viên cũng phải dành thời gian đi thâm nhập để hiểu về tác phong nhà báo, nghiệp vụ báo chí...

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Nghề báo thực sự có uy tín với xã hội chỉ khi loại trừ hết sâu mọt

Lê Thanh Phong |

Ngày 28.10, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Nông thông tin, vừa ra Quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thanh Hải (SN 1980) - Trưởng Văn phòng đại diện Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; Trần Bá Nhật (SN 1990) - Văn phòng đại diện Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật.

Mỗi nhà báo phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối

VƯƠNG TRẦN |

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh: Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt huyết và có thái độ bình tĩnh trước mọi vấn đề; phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối.

Nhà báo vượt khó, hoàn thành sứ mệnh của mình

VƯƠNG TRẦN |

Suốt 70 năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết, động viên đội ngũ người làm báo cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, gian khổ, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng.

Nhà báo là chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19

Đặng Chung (thực hiện) |

Hôm nay, ngày 21.4, những người làm báo Việt Nam cùng hướng về Ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21.4.1950-21.4.2020). Chặng đường 70 năm qua, Hội Nhà báo đã thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh, là điểm tựa của những người làm báo, luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Phấn đấu vì một nền báo chí cách mạng, giàu tính chiến đấu, nhân văn

Thuận Hữu - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam |

Cách đây 70 năm, ngày 21.4.1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, trong khu ATK Định Hoá (Thái Nguyên), Hội Những người viết báo Việt Nam được thành lập. Cùng với quá trình lịch sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc suốt bảy thập kỷ qua, đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Nghề báo thực sự có uy tín với xã hội chỉ khi loại trừ hết sâu mọt

Lê Thanh Phong |

Ngày 28.10, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Nông thông tin, vừa ra Quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thanh Hải (SN 1980) - Trưởng Văn phòng đại diện Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; Trần Bá Nhật (SN 1990) - Văn phòng đại diện Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật.

Mỗi nhà báo phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối

VƯƠNG TRẦN |

Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh: Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt huyết và có thái độ bình tĩnh trước mọi vấn đề; phải có tấm lòng trong sáng, không để tiêu cực chi phối.

Nhà báo vượt khó, hoàn thành sứ mệnh của mình

VƯƠNG TRẦN |

Suốt 70 năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết, động viên đội ngũ người làm báo cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, gian khổ, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng.

Nhà báo là chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19

Đặng Chung (thực hiện) |

Hôm nay, ngày 21.4, những người làm báo Việt Nam cùng hướng về Ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21.4.1950-21.4.2020). Chặng đường 70 năm qua, Hội Nhà báo đã thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh, là điểm tựa của những người làm báo, luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Phấn đấu vì một nền báo chí cách mạng, giàu tính chiến đấu, nhân văn

Thuận Hữu - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam |

Cách đây 70 năm, ngày 21.4.1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, trong khu ATK Định Hoá (Thái Nguyên), Hội Những người viết báo Việt Nam được thành lập. Cùng với quá trình lịch sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc suốt bảy thập kỷ qua, đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.