Đồng nghiệp của chúng tôi: Nhớ những chuyến đi vào tâm dịch

Thùy Linh (thực hiện) |

Nhà báo Lê Bảo (sinh năm 1987) - Phòng Thời sự- Xã hội, Báo Gia đình & Xã hội là một trong những nhà báo hiếm hoi được “biệt phái” vào tâm dịch. Những ngày dịch COVID-19 xảy ra ở Đà Nẵng, hoành hành tại nhiều bệnh viện, khiến hệ thống y tế của Đà Nẵng đã có những lúc “nghẹt thở”, nhà báo Lê Bảo đã được tòa soạn tin tưởng giao phó nhiệm vụ là thành viên của Đội truyền thông thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.Đà Nẵng.

Công tác bảo vệ an toàn, bảo vệ sức khỏe của phóng viên tại vùng dịch được quán triệt như thế nào? Anh đã tuân thủ như thế nào? Anh đã phải chuẩn bị như thế nào trước khi lên đường vào tâm dịch?

- Như chúng ta đã biết, dịch COVID-19 lây lan qua giọt bắn, mới đây chủng mới lây lan qua không khí nên tòa soạn luôn dặn dò anh em tác nghiệp trong vùng dịch phải an toàn. An toàn để bảo vệ bản thân cũng như không để lại gánh nặng đối với đội ngũ thầy thuốc. Chính vì vậy, tôi và các thành viên luôn trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, quần áo bảo hộ... bên người, bất cứ khi nào tác nghiệp trong bệnh viện, trong phòng điều trị, những địa điểm nguy cơ cao là có thể sẵn sàng sử dụng để bảo vệ bản thân.

Trước khi đi, tôi đã phải chuẩn bị hành lý tư trang gọn nhẹ nhất có thể, chỉ ưu tiên máy móc và đồ dùng tác nghiệp, ưu tiên đồ bảo hộ. Cùng với đó, tôi phải đọc nhiều kiến thức về COVID-19, đọc kỹ ý kiến các chuyên gia và các khuyến cáo của ngành Y tế, để sẵn sàng đương đầu với nó.

Chắc hẳn khi biết tin anh phải vào vùng dịch, gia đình, người thân và bạn bè của anh đã lo lắng rất nhiều. Anh có thể chia sẻ một vài câu chuyện về những tình cảm này?

- Khi nhận lệnh lên đường, người đầu tiên tôi chia sẻ là vợ của mình. Vợ là người thấu hiểu, cảm thông cho công việc đặc thù của tôi nhưng cũng có đôi chút lo lắng, nhưng sau đó tôi cũng động viên cô ấy rằng: “Yên tâm, anh sẽ sớm trở về với vợ và các con”. Vì thế, vợ tôi và người thân của tôi cũng yên tâm phần nào. May mắn là có internet với nhiều phương tiện hiện đại, nên việc liên lạc của chúng tôi không bị cắt đứt. Tôi có thể đỡ nhớ nhung hơn và gia đình cũng đỡ lo lắng hơn, khi hằng ngày chúng tôi vẫn nhìn thấy nhau qua mạng.

Trước khi lên đường vào Đà Nẵng, tôi đã đến trường mầm non - nơi con gái đang theo học để chào tạm biệt và dặn dò con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ. Lúc đó, con gái hỏi “bố đi công tác khi nào về”, tôi nói bố đi khoảng 1 tháng, sau đó con gái chào tạm biệt và mếu máo khóc. Tôi cũng thương con quá, chỉ biết ôm con vào lòng dỗ dành, động viên bố sẽ sớm về.

Nhà báo Lê Bảo - Báo Gia đình & Xã hội - trong lần tác nghiệp tại khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
Nhà báo Lê Bảo - Báo Gia đình & Xã hội - trong lần tác nghiệp tại khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: NVCC
Anh có cảm nhận gì về hình ảnh các y bác sĩ, các chiến sĩ đang ngày đêm chống dịch tại những điểm nóng?

- Những ngày tiếp theo, chúng tôi được phân công đến các địa điểm như: Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng hay Trung tâm cấp cứu 115 ghi nhận sự nỗ lực, vất vả của các nhân viên khi làm công việc vận chuyển người đi cách ly, bệnh nhân đi điều trị hoặc chuyển người bệnh từ bệnh viện này sang bệnh viện khác.

Thực lòng, nhìn hình ảnh nhân viên của trung tâm cấp cứu 115 ngất xỉu do cường độ làm việc quá nhiều, mất nước, mất sức, hay một nhân viên y tế thuộc Trạm Y tế xã phường Hòa Minh - quận Liên Chiểu cũng bị ngất xỉu khiến chúng tôi không cầm được lòng. Tất cả những cảm xúc này đều được truyền tải đến bạn đọc khắp cả nước bằng những bài viết, những chùm ảnh lột tả được tất cả.

Trong suốt 21 ngày chiến đấu tại Đà Nẵng có lẽ cả tôi và đồng nghiệp không nhớ chính xác bao nhiêu lần lên đường tác nghiệp. Có những lần rời khách sạn lúc nửa đêm ghi nhận cảnh gỡ bỏ cách ly đối với Bệnh viện C, lại có những lần giữa trưa nắng cháy lên đường vào khu cách ly tập trung hay có những lần ăn vội bát cơm để gặp nhân vật ở các đoàn thầy thuốc khắp các tỉnh đến tăng cường cho Thành phố Đà Nẵng... tất cả đều là những kỷ niệm đẹp khó quên đối với tôi.

Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua COVID-19, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ tại vùng tâm dịch và giữ được an toàn. Nơi khó khăn nhất chúng tôi cũng đã trải qua, vì vậy, những ngày tháng sau này, dù phải đương đầu với COVID-19 như thế nào, chúng tôi cũng không ngần ngại.

Thùy Linh (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.