Trong tâm dịch có ngọn lửa yêu nghề

Hà Phương - Tô Thế |

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, tôi cùng với đồng nghiệp đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc tại những điểm nóng của dịch COVID-19 trên cả nước. Dù có nguy hiểm đến đâu nhưng với tình yêu nghề, sự chuẩn bị chu đáo, tôi cùng với những phóng viên của Báo Lao Động cố gắng đưa những hình ảnh chân thực nhất, sống động nhất về cuộc sống, về những hy sinh của các cán bộ, bác sĩ, chiến sĩ, tình nguyện viên... và về tất cả những gì đang diễn ra nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.

"3 phải": Phải an toàn, phải chính xác, phải nhanh

Tháng 3.2020, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục ghi nhận ca mắc COVID-19, tôi được phân công thực hiện tin bài tại nơi ở của bệnh nhân thứ 48 của Việt Nam. Tác nghiệp tại nơi có virus SAR-CoV-2, tôi được trang bị bộ đồ bảo hộ kín mít, khẩu trang 4 lớp, đeo kính bảo vệ… đảm bảo an toàn sức khỏe. Mặc bộ đồ bảo hộ trong vòng hơn 1 tiếng đồng đồ để tác nghiệp dưới thời tiết 35 độ C là một kỷ niệm khiến tôi không thể quên.

Nếu không có thanh bar giới thiệu “Phóng viên Hà Phương”, chắc nhiều người không thể nhận ra tôi. Thế mới thấy cảm phục cho nỗi vất vả của những y bác sĩ đang chống dịch ở những điểm nóng như Bắc Ninh, Bắc Giang... hiện nay, những nơi mà cái nóng hơn 40 độ đầu tháng 6 đang thách thức mọi giới hạn sức chịu đựng của con người trong những bộ đồ bảo hộ kín mít.

Đầu tháng 5.2021, Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện, Báo Lao Động được Ban Biên tập giao nhiệm vụ làm live - trực tiếp, cập nhật toàn bộ tình hình dịch bệnh tại các điểm nóng trên cả nước. Tôi cùng phóng viên Văn Thắng thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, trước diễn biến nhanh của tình hình dịch bệnh, tôi đặt ra tiêu chí, phải tác nghiệp an toàn, cập nhật thông tin nhanh nhất, chính xác nhất cho bản tin chung. Có đi tác nghiệp ngoài hiện trường tôi mới hiểu hơn được tính cấp bách, sự căng thẳng trong công tác xét nghiệm, truy vết nguồn lây tại những khu vực phát hiện ca nhiễm.

Tôi đã chứng kiến những cán bộ CDC của Bắc Ninh thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm cho những người dân ở huyện Thuận Thành. Nhiều người mệt mỏi, xuống sức do phải làm việc liên tục với cường độ cao. Xét nghiệm nhiều đến nỗi chân mỏi, tay run nhưng không dám ngủ, nghỉ, chỉ dám dựa vào tường một lúc cho đỡ mỏi rồi tiếp tục xét nghiệm tiếp bởi với họ lúc này, xét nghiệm chậm lúc nào là nguy cơ để lọt ca bệnh, nguồn lây lớn bấy nhiêu.. Từ những câu chuyện đó, tôi có thêm động lực viết nhiều hơn, ghi hình nhiều hơn để truyền tải đến bạn đọc nỗi vất vả của những chiến sĩ, bác sĩ, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch.

Trước đây, khi cần quay các khung hình, chúng tôi tác nghiệp rất nhanh và thuận lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh chủng virus của Ấn Độ và Anh lây lan nhanh hơn, nhóm phóng viên chúng tôi phải đảm bảo khoảng cách khi tác nghiệp trong tâm dịch nên phải đứng từ xa, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn; dặn nhau phải quay đủ hình đủ cảnh vì cơ hội quay lại vùng dịch đưa tin không có nhiều.

Cùng với các tiêu chí trong công tác chuyên môn, tôi cũng luôn chú ý đảm bảo bản thân tuyệt đối an toàn khi đi tác nghiệp, thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn và làm sạch tay, hạn chế tiếp xúc đông người... An toàn cho bản thân cũng chính là an toàn cho người thân trong gia đình, đồng nghiệp và những người tiếp xúc.

Sau 1 ngày dài tác nghiệp, trên đường trở về Hà Nội, tôi đi qua nhà mình ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đói, khát nước, nhớ nhà nhưng tôi không thể về gặp mọi người trong gia đình vì lo. Đặt chân đến Hà Nội, tôi được “cho phép” tác nghiệp từ xa, hạn chế tiếp xúc với các đồng nghiệp trong cơ quan, đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Đây cũng là một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong đời khi tôi tác nghiệp tại tâm dịch.

Điều tôi mong muốn nhất lúc này là dịch bệnh sớm qua đi, những phóng viên Thời sự như chúng tôi được tác nghiệp “bình thường”, được quay một khung hình thật đẹp, được chụp những bức ảnh thời sự phản ánh đời sống thường ngày của người dân, gặp gỡ, phỏng vấn nhiều nhân vật, cung cấp cho độc giả nhiều thông tin hơn nữa, thay vì ngập tràn tin về dịch bệnh.

Vào tâm dịch có sợ không? Có sợ, có lo nhưng vẫn vào

“Vừa có ca nhiễm mới ở phường A... phóng viên... chạy ra hiện trường ghi nhận ngay... Yêu cầu mặc đầy đủ quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang... Khi quay về cất thiết bị phải qua buồng khử khuẩn và vệ sinh máy móc nhé...” - đó là những dòng tin nhắn rất quen thuộc đối với chúng tôi trong suốt hơn 1 năm vừa qua, từ khi dịch COVID-19 bùng phát và lây lan ở Việt Nam.

Là phóng viên thời sự, chúng tôi luôn sẵn sàng và quen với những tình huống bất ngờ như thiên tai, dịch, họa... nhưng với dịch COVID-19 những tình huống bất ngờ xảy ra thường trực, bất cứ lúc nào và thời gian kéo dài. Nhưng công việc của chúng tôi là những người phóng viên thời sự, để truyền tải thông tin về dịch bệnh đến bạn đọc thì không còn cách nào khác là lao vào “tâm bão” để phụng sự bạn đọc. Biết là nguy hiểm, vào tâm dịch bản thân có thể bị lây nhiễm, nhưng công việc đưa tin, máu nghề nghiệp nổi lên đã thôi thúc chúng tôi đi vào những vùng tâm dịch, khu cách ly để tìm hiểu cuộc sống bên trong, chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện về cuộc chiến chống dịch COVID-19 đến bạn đọc nhanh chóng, kịp thời, chân thực và đa chiều nhất.

Tôi từng tác nghiệp, tiếp xúc với người dân tại “ổ dịch” như ở Trúc Bạch, Hạ Lôi, Hải Dương... khu điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội). Mỗi địa điểm lại để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên, sẽ là hành trang theo tôi suốt quá trình làm nghề sau này.

Đúng vậy, chỉ có vào tâm dịch tôi mới có thể lắng nghe câu chuyện về một gia đình ở Hải Dương phải đi cách ly tập trung cả nhà. Người mẹ thì lo lắng đàn gà, đàn chó mới đẻ sẽ không có ai chăm sóc, người bố thì thấp thỏm lo lắng vì ruộng vừa gieo mạ, chưa kịp bón phân....

Hình ảnh những người nông dân trong vùng dịch phải “cắn răng” nhổ bỏ những củ cà rốt, phá bỏ dàn cà chua đã chín đỏ, những thứ họ đã vất vả trồng và chăm sóc nhiều tháng trời. Hay hình ảnh người chồng tay cầm bó hoa, đứng ngóng người vợ là một bác sĩ đang ở trong một bệnh viện vừa hết thời gian cách ly y tế. Suốt thời gian vợ ở trong bệnh viện chăm sóc bệnh nhân, người chồng đã một mình chăm sóc cho 2 đứa con còn rất nhỏ để vợ yên tâm công tác. Ngày đón vợ về, anh nghẹn ngào cảm ơn vì vợ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ với đất nước và mạnh khỏe.

Có rất nhiều người hỏi tôi rằng đi vào những vùng tâm dịch có sợ không? Tất nhiên là tôi sợ. Nhưng đối với tôi, ngành nghề nào cũng có những rủi ro nhất định, không chỉ dịch COVID-19.

Do đó, báo chí càng phải nêu cao trách nhiệm của mình, nếu chỉ một thông tin không chuẩn, không đúng mực là có thể gây ra hoang mang dư luận, dẫn đến hậu quả khôn lường. Qua những đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua, chúng ta có thể thấy, báo chí thông tin về tình hình dịch bệnh đầy đủ, minh bạch, đồng loạt và kịp thời trên các trang báo.

Ở đâu có hoạt động chống dịch, ở đó có mặt phóng viên báo chí, kể cả những nơi có độ rủi ro cao, để truyền tải nhiều bài phân tích sâu sắc, nhiều phóng sự về những người ở tuyến đầu chống dịch. Nhiều bài viết, phóng sự cảm động, ý nghĩa về cuộc chiến chống COVID-19 đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người con dân đất Việt và sự cảm phục của bạn bè quốc tế.

Có thể nói, dịch bệnh vừa qua, báo chí là một kênh thông tin đi đầu về phòng, chống dịch cho người dân, qua đó tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thành công như hiện tại, đó là nỗ lực chung của cả nước, trong đó có đóng góp quan trọng của báo chí.

Hà Phương - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.