Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Cuộc trò chuyện “khó tin” với sư trụ trì chùa ăn tiết canh, uống rượu Tây...

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo những gì cụ Miễn rồi cán bộ cơ sở, cả bà con trong khu vực nói, quả thật chúng tôi cũng chỉ coi đó là “dư luận bà con”, chứ chưa dễ gì quy kết được. Chúng tôi cũng không muốn bàn luận thêm. Nhưng bất ngờ thay, khi có mặt ở chùa Phú Thị, trực tiếp gặp sư trụ trì Thích Thanh Mão, chúng tôi đặt những câu hỏi thẳng thắn, thì sư cũng trả lời toạc móng heo.

Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh! (kỳ 1): Khi người làng buồn lòng vì nhà sư...

Nhóm phóng viên |

Với lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính cửa chùa trang nghiêm, thanh tịnh, chúng tôi đi nhẹ, nói khẽ, dạo qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, tiếp xúc với các vị tu hành thời mới. Bất ngờ thay, không ít chuyện buồn ngoài sức tưởng tượng đã hiện ra. Có khi tận mắt chứng kiến, có khi nghe chính sư trụ trì tiết lộ, có khi nghe bà con kêu cầu bức xúc, có khi chính quyền cơ sở thẳng thắn kiến nghị buồn rầu.

“Đông ết” - xương rồng nở hoa

Ngọc Minh Tâm |

“Đông ết” đã được nhiều người biết đến và ca ngợi vì mười năm tự tay tắm rửa, khâm liệm cho người nhiễm HIV trước khi họ từ giã cõi đời. Tôi cũng đã gặp bà nhiều lần, mà mỗi lần lại như thấy một con người khác: Một người đàn bà bất hạnh về gia đạo, một người đàn bà chợ búa co cụm để rồi cay nghiệt với người và với đời, có lúc lại thấy một trái tim ấm áp, đôn hậu như đóa hoa nở trên loài cây xương rồng chỉ toàn gai sắc nhọn… Và lần nào cũng là cảm giác mình không thể “chạm” tới những suy nghĩ lẩn sâu bên trong người đàn bà gai góc, khá phức tạp ấy.

Nghĩa tình người ở trọ

Lê Tuyết |

Sau những giờ làm việc ở xưởng sản xuất thì xóm trọ là nơi thứ hai anh chị em công nhân gắn bó. Ở TPHCM, có những xóm trọ công nhân ở theo vùng miền, cũng có những xóm là dân tứ xứ và tất nhiên trước đó họ chẳng hề quen biết nhau nhưng “ở riết rồi thành hàng xóm, thành anh em, dốc hết ruột gan ra giúp nhau lúc khó khăn mà chẳng hề suy tính”

Những tấm lòng thơm thảo giữa Sài Gòn

Lê Tuyết |

Họ là những chủ nhà trọ, không máu mủ ruột rà với công nhân nhưng sẵn sàng cưu mang, chăm lo và coi những người công nhân ở trọ như con cháu trong gia đình, nghĩa tình trọn vẹn. Những dì Tư, cô Năm, bác Hai… trở thành chỗ dựa cho những công nhân xa quê, dù vẫn là người ở trọ nhưng gắn bó với nhau 10 năm, 15 năm thì “cái ao nước lã cũng thắm thiết như một giọt máu đào”.

“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.

Nghị lực phi thường của “cô giáo đồng nát”

Giang Thùy Linh |

Dáng người nhỏ thó, đôi mắt sâu và thoáng buồn, chị Vương Thị Thùy (phường Viên Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội) trông quá già so với tuổi 33 của mình. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, nhưng cô vượt qua ngại ngùng, mặc cảm để nai lưng làm đủ thứ việc từ giúp việc, cấy thuê, đồng nát… để kiếm tiền cứu người chồng đang bạo bệnh, đưa gia đình nhỏ thoát khỏi cơn bĩ cực khốn khó.

20 triệu đồng, giá của một bữa nhậu và sự phân vân sống – chết

Xuân Nhàn |

15, 20 triệu đồng lớn hay nhỏ? Với người này, đó chỉ là chầu nhậu, bữa điểm tâm nhưng với kẻ khác, nó đủ nghiêm trọng để đẩy con người ta tới chỗ phân vân sống – chết. Chuyện dưới đây chấn động mảnh làng quê Tuy Phước (Bình Định), nơi gần 30 hộ nghèo cùng lâm cảnh “vô phúc đáo tụng đình”. Họ, kẻ trước người sau, nay vùng vẫy chống lại bản án tranh chấp hợp đồng vay vốn trong tình cảnh trớ trêu, vô vọng.

Bác sĩ tâm thần không bị “ăn đòn” mới là chuyện lạ

Khương Quỳnh |

Bạn tôi – bác sĩ tâm thần mới đây bộc bạch bằng một giọng rất trào phúng: “Bác sĩ tâm thần không bị đánh mới là chuyện lạ, chứ bị đánh thì… bình thường”. Tôi tròn mắt. Anh bình thản và nghiêm túc: “Thì em cứ vào đó mà xem”.

Trung tâm hỗ trợ làm... người nghèo thêm nghèo

XUÂN HÙNG |

Hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đang làm biến tướng các hoạt động từ thiện, gây bất an nông thôn và khiến người nông dân vốn nghèo càng nghèo hơn.

Chuyện “mở” lọ mỡ người để tìm người cha bị xẻo thịt

đỗ doãn hoàng |

Tuy nhiên, hơn 50 năm trôi qua, sau khi được đổ từ ống bương mới tịch thu chuyển sang cái chai thủy tinh, thì hiện vật cứ vơi cạn dần.

Canh Nậu – nơi không thể nhận ra tuổi tác

Cao Thùy Liên |

Ba người đàn ông bằng tuổi nhau, chơi với nhau từ thuở nhỏ, vậy mà khi họ cùng ngồi lại, vẻ ngoài của họ khiến một người tôi gọi “bác”, một người tôi gọi “chú” và người còn lại là “anh”. Chuyện mà tôi đang nói đến ở làng mộc Canh Nậu - xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Hành trình phục hồi Đảng tịch của một cựu sĩ quan

Lục Tùng |

Ngày 27.10.2015, tại xã Tân Hộ Cơ, Huyện ủy Tân Hồng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Tháp long trọng làm lễ trao Quyết định phục hồi đảng tịch và phát thẻ đảng viên cho đồng chí Nguyễn Văn Chớm (SN 1934) sau hơn 20 năm gián đoạn. Đây là kết quả “đột phá” trong xử lý thông tin của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trước vấn đề mà Báo Lao Động kiên trì đeo đuổi suốt 7 năm qua.