Nghĩa tình công nhân xa quê (kỳ cuối)

Nghĩa tình người ở trọ

Lê Tuyết |

Sau những giờ làm việc ở xưởng sản xuất thì xóm trọ là nơi thứ hai anh chị em công nhân gắn bó. Ở TPHCM, có những xóm trọ công nhân ở theo vùng miền, cũng có những xóm là dân tứ xứ và tất nhiên trước đó họ chẳng hề quen biết nhau nhưng “ở riết rồi thành hàng xóm, thành anh em, dốc hết ruột gan ra giúp nhau lúc khó khăn mà chẳng hề suy tính”

Ấm áp tình đồng hương

Mấy ngày hôm nay, phòng trọ của vợ chồng anh Nguyễn Văn Tâm (Thới Tam Thôn, Hóc Môn) lúc nào cũng có người ghé thăm. Chị Hà, vợ anh Tâm vừa nhập viện mổ tim. Ca mổ thành công, sức khỏe của chị ổn. Anh Tâm mỉm cười, kết quả tốt đẹp của ca mổ là sự góp công sức của tất cả anh chị em cùng xóm trọ, người cho mượn tiền, người đứng ra vay nóng giúp, có người tình nguyện hiến máu cho vợ anh.

Anh Tâm vốn là thợ hồ, nhưng Tết vừa rồi gặp tai nạn giao thông nên sức khỏe giảm sút, chị Hà và đứa con trai 15 tuổi trở thành lao động chính trong gia đình. Ngày biết tin chị Hà bị mổ tim, với chi phí hơn 70 triệu đồng “gia đình nghe mà như sét đánh ngang tai. Anh chị tính đường về quê không điều trị, biết chuyện nhưng anh chị em công nhân trong xóm trọ đến khuyên can “chị Hà về quê là nắm chắc phần chết, còn nước thì còn tát, người làm ra tiền, mạng người mới quý”. 

Anh chị em gom góp cho vợ chồng tôi được hai triệu, cô chủ trọ cho một triệu đi bệnh viện, hôm sau mọi người mang lên 10 triệu, vài ngày sau số tiền mổ tim đã đủ. Hỏi ra mới biết, đa phần số tiền đó là anh em trong xóm trọ vay nóng, lãi suất tính theo ngày “mọi người động viên vợ chồng tôi an tâm, tiền lãi anh chị em sẽ trả, vợ chồng tôi chỉ lo tiền gốc thôi”.

Đủ tiền viện phí để mổ thì bệnh viện thông báo nhóm máu của chị Hà thuộc dạng máu hiếm, bệnh viện đã hết, phải có người hiến trực tiếp để thực hiện ca mổ. “Biết tin, anh em trong xóm trọ lại kéo nhau lên bệnh viện thử máu, trong số đó có chú Thành Tâm, chú ấy mới hơn 30 tuổi, chú cùng nhóm máu với vợ tôi. May có chú ấy mà ca ca mổ của vợ tôi diễn ra suông sẻ” – anh Tâm mỉm cười. Ngày chị em trong xóm trọ kéo lên bệnh viện thăm chị, chị Hà nắm tay từng người, với chị công nhân xa xứ, sống nương tựa vào nhau, trong lúc nguy khốn “ao nước lã” đã cứu sống chị và cả gia đình!

“Đối với những công nhân ly hương kiếm sống như chúng em, khi gặp những khó khăn, bất trắc chỉ biết dựa vào những người mà vốn dĩ chỉ là người dưng nước lã” – Nguyễn Văn Dương, công nhân Cty Dân Nhật (Bình Dương), đang thuê trọ ở Thủ Đức chia sẻ. Dương bị tai nạn lao động, liệt cả hai chân nhưng công ty không chịu làm thủ tục để Dương được nhận trợ cấp BHXH theo đúng luật quy định. Để kêu cứu cho Dương, người bạn cùng quê tên Hoan đã không ngần ngại đi gõ cửa khắp cơ quan chức năng, lên tòa soạn báo gửi đơn… chỉ với hy vọng vụ việc của Dương được giải quyết.

Hoan cũng là công nhân, từng bị công ty xử ép, cậu mày mò viết đơn gửi đến báo, vụ việc của Hoan sau khi được báo chí can thiệp thì được công ty giải quyết. Hoan giữ lại số điện thoại của phóng viên, cậu bảo “đó là bảo bối, chỉ khi nào rất cần thiết mới đem ra dùng. Cái gì mình tự giải quyết được thì không được gọi làm phiền nhà báo nhưng vụ việc của Dương thì không thể không nhờ đến nhà báo. Công ty không chịu giải quyết, trong khi hoàn cảnh của Dương quá éo le. Bố mẹ ở Hà Tĩnh đã già, Dương ở với em gái, tất cả mọi thứ dựa vào đồng lương hơn 4 triệu của em gái Dương”.

“Đôi chân của Dương không còn nhưng đôi chân mình còn, Dương không đi được thì mình chở cậu ấy đi. Chúng tôi đều là công nhân xa quê, lúc khó khăn không làm chỗ dựa cho nhau thì còn chờ lúc nào nữa” – Hoan bộc bạch.

“Ngày em nằm viện, bạn bè trong xóm trọ quyên góp gửi cho em hơn một triệu. Anh em đồng hương Hà Tĩnh biết tin cũng hỗ trợ, người góp sức, người cho tiền… Những nghĩa cử của anh em đã tiếp thêm sức cho em. Thực tình, từ một người khỏe mạnh, giờ nằm một chỗ, không đau đớn nào hơn nhưng nghĩ đến cái tình mà mọi người đã cho mình, em phải trân trọng để sống sao cho tốt” – Dương chia sẻ. Những lời kêu cứu của Hoan cuối cùng cũng có kết quả khi một luật sư đề nghị hỗ trợ pháp lý miễn phí cho Dương, công ty cũng nhận sai, tiến hành làm thủ tục để Dương được hưởng quyền lợi BHXH.

“Trăm năm tính cuộc vuông tròn…”

“Còn có một thứ khiến người ta gắn bó sâu đậm với mảnh đất này, không gì khác đó là tình yêu. Bất chấp những khó khăn của cuộc sống, tình yêu của chúng tôi như xương rồng mọc lên giữa sa mạc mà vẫn tươi xanh” – ví von của anh Nguyễn Văn Hùng và chị Nguyễn Thị Huệ, đôi vợ chồng công nhân người Huế, lập nghiệp gắn bó với Sài Gòn đã 5 năm nay.

Anh Hùng và chị Huế là bạn thanh mai trúc mã, cùng nhau vào Sài Gòn làm công nhân. Anh kể, yêu nhau 5 năm nhưng không có tiền làm đám cưới nên “hai đứa cứ ở vậy”. Một ngày, bà chủ trọ mang về một tờ thông báo về một đám cưới tập thể 100 cặp do Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM tổ chức, mọi chi phí về áo cưới, ảnh cưới, bàn tiệc, cô dâu chú rể không phải lo gì vì đã có người khác lo giúp!

Vợ chồng anh Hùng là một trong hàng trăm cặp cô dâu chú rể nên duyên từ những đám cưới tập thể được tổ chức hàng năm ở TPHCM. “Ban đầu vợ chồng tôi cũng ngại nhưng cô chủ trọ thuyết phục đăng ký nên tôi cũng liều mà đăng ký. Đến khi tham gia, được ban tổ chức trang bị cho kiến thức về hôn nhân gia đình, lại được tặng nhẫn, sổ tiết kiệm, bàn tiệc ở khách sạn 4 sao, quen được nhiều bạn bè… và quan trọng là vợ chồng tôi cảm nhận được tình cảm của các mạnh thường quân, những “người dưng nước lã” đã hỗ trợ để chúng tôi có được một đám cưới ý nghĩa” – anh Hùng chia sẻ.

Đối với người công nhân, có được một người yêu không phải dễ nhưng từ yêu để đi đến được với đám cưới lại là một chặng đường dài bởi “mới nghĩ đến đám cưới thôi đã thấy hết tiền”. “Thời còn con gái thì mơ mộng đủ thứ, đám cưới mặc áo dài đỏ, soa-rê trắng, cắt bánh nhiều tầng, rót rượu đỏ… nhưng khi đã yêu một người, hoàn cảnh mình không cho phép thì một mâm cơm ra mắt hai họ cũng đủ cho chuyện trăm năm” – chị Nguyễn Thu Thảo, quê Đồng Tháp, ở trọ ở ấp Đông, Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn chia sẻ.
Tình yêu là một trong những lý do khiến công nhân gắn bó với mảnh đất Sài Gòn 

Chị chợt mỉm cười khi nhớ lại đám cưới của mình: Chú rể mặc cái áo sơ mi trắng, cô dâu mặc chiếc váy xanh. Toàn bộ bàn tiệc, hoa cưới, phòng tân hôn cũng được chủ nhà trọ và anh chị em trong xóm trọ lo giúp. Cái sân bóng được trọng dụng làm bàn, phòng sinh hoạt chung của xóm trọ cũng được trọng dụng làm nơi tổ chức phần nghi lễ cưới. Chị kể: “Ngày cưới, không có lễ rước dâu về nhà chồng nhưng tôi khóc, có lẽ cũng chính vì tình cảm của mọi người trong xóm trọ mà sau đó, đôi lúc cuộc sống của hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, chúng tôi đều cố gắng giải quyết. Chúng tôi không dám phụ công sức vun đắp mà anh chị em trong xóm trọ đã dành cho vợ chồng chúng tôi”.

Những đám cưới giản đơn nhưng đầy ắp tình nghĩa như của vợ chồng chị Thảo không còn là hiếm hoi ở những khu nhà trọ của TPHCM. Dù đồng lương của họ có thể không đủ sống, mở mắt ra là lo tiền điện, tiền nhà trọ, tiền ăn nhưng tình yêu vẫn nảy nở và lớn lên trong họ. Bởi giữa những bộn bề của cuộc sống mưu sinh, tình yêu, một mái ấm gia đình chính là lý do lớn nhất để người công nhân gắn bó với mảnh đất này!


Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Những tấm lòng thơm thảo giữa Sài Gòn

Lê Tuyết |

Họ là những chủ nhà trọ, không máu mủ ruột rà với công nhân nhưng sẵn sàng cưu mang, chăm lo và coi những người công nhân ở trọ như con cháu trong gia đình, nghĩa tình trọn vẹn. Những dì Tư, cô Năm, bác Hai… trở thành chỗ dựa cho những công nhân xa quê, dù vẫn là người ở trọ nhưng gắn bó với nhau 10 năm, 15 năm thì “cái ao nước lã cũng thắm thiết như một giọt máu đào”.

“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Những tấm lòng thơm thảo giữa Sài Gòn

Lê Tuyết |

Họ là những chủ nhà trọ, không máu mủ ruột rà với công nhân nhưng sẵn sàng cưu mang, chăm lo và coi những người công nhân ở trọ như con cháu trong gia đình, nghĩa tình trọn vẹn. Những dì Tư, cô Năm, bác Hai… trở thành chỗ dựa cho những công nhân xa quê, dù vẫn là người ở trọ nhưng gắn bó với nhau 10 năm, 15 năm thì “cái ao nước lã cũng thắm thiết như một giọt máu đào”.

“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.