Nghĩa tình công nhân xa quê

Những tấm lòng thơm thảo giữa Sài Gòn

Lê Tuyết |

Họ là những chủ nhà trọ, không máu mủ ruột rà với công nhân nhưng sẵn sàng cưu mang, chăm lo và coi những người công nhân ở trọ như con cháu trong gia đình, nghĩa tình trọn vẹn. Những dì Tư, cô Năm, bác Hai… trở thành chỗ dựa cho những công nhân xa quê, dù vẫn là người ở trọ nhưng gắn bó với nhau 10 năm, 15 năm thì “cái ao nước lã cũng thắm thiết như một giọt máu đào”.

Trong hơn 1,4 triệu lao động đang làm việc ở TPHCM thì hơn 70% là lao động ngoại tỉnh. Giữa những khu nhà trọ lụp xụp, giữa những khuôn mặt với bộn bề lo toan mưu sinh là nghĩa tình của những người công nhân xa xứ với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách te tua”, là những chủ nhà trọ với tấm lòng thơm thảo, là ngày hạnh phúc của những cặp đôi công nhân trong lễ cưới tập thể… Những nghĩa tình ấy, đủ để những công nhân xa quê gắn bó với thành phố này.

Như người một nhà

“Sắp nhỏ nhà tôi” là cách mà cô Nguyễn Thị Thành chủ nhà trọ số 32/4A ấp Đông 1, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP HCM gọi gần 300 công nhân đang ở trong khu trọ nhà mình. Công nhân gọi cô là dì Tư, con nít gọi dì là ngoại bởi chúng được sinh ra ở đây, được dì ẵm bồng từ khi còn đỏ hỏn. Buổi chiều, xóm trọ của dì Tư rộn ràng tiếng cưới nói, mấy anh trai ngồi đọc báo trong phòng sinh hoạt chung, rộng hơn 20m2 mà dì đã trang bị đầy đủ sách, báo, tivi, vi tính…

Mấy đứa con nít vây quanh dì Tư đòi bế, dì cười hỏi thăm công việc chị Bình ổn không, công ty anh Thái đã giải quyết xong mấy vụ khiếu nại chưa, sức khỏe của thằng Bob con chị Thái thế nào... Rồi dì nhắc “thằng Tường sao không đi nấu cơm, vợ tăng ca về cơm đâu mà ăn mà ngồi đó nói dóc”. Anh Tường “dạ” rồi đứng dậy đi ngay, bỏ lại ván cờ còn đánh dở…

Gần 100 phòng trọ với gần 100 gia đình công nhân mà dì thuộc lòng tên họ từng người, công việc, công ty, quê quán. Nghe thắc mắc, dì cười: “Đứa ở nhiều thì 15 năm, ít thì 4 - 5 năm. Gặp mặt nhau mỗi ngày, không nhớ sao được”. Vợ chồng anh Tường, chị Linh, quê Đồng Tháp, ở với dì đã 15, chia sẻ: “15 năm, dì tăng giá phòng trọ chừng 3 lần, giá phòng trọ của dì Tư thấp hơn 1/3 so với giá phòng trọ xung quanh.

Dì đăng ký tạm trú cho từng gia đình để ai cũng được mua điện nước đúng giá. Dì cấm tiệt mấy chuyện hút sách, nhậu nhẹt, anh nào đầu xanh đầu đỏ vào xóm trọ là dì biết ngay, anh nào có tính ăn cắp vặt dì cũng đuổi, anh nào đánh vợ chửi con, dì đưa ngay lên xã “chừng vài lần là tởn đến già”…

“Đâu có ai được như dì Tư, thời buổi “tấc đất tất vàng”, dì dành hẳn 700 mét vuông đất là sân chơi tập thể. Anh em muốn đá banh đá bóng, văn nghệ văn gừng đều có chỗ, ngoài phòng sinh hoạt chung 20m2, dì còn dành một phòng làm “căn phòng mơ ước” cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, dì miễn phí tiền thuê phòng 1 năm. Tết nhứt, dì lì xì, tặng quà, làm tiệc tất niên… Người xa quê như tôi thấy rất ấm lòng” – Anh Tường bộc bạch.

Cô Nguyễn Thị Thành (trái ảnh) là người được công nhân xem như người thân trong gia đình 

Đó cũng là lý do khiến vợ chồng anh gắn bó với xóm trọ của dì Tư hơn 15 năm nay. Dì Tư là một trong rất nhiều chủ nhà trọ ở TPHCM không chỉ đối đãi với công nhân như người thân, mà còn sẵn sàng giúp đỡ khi công nhân gặp khó khăn.

10 năm cho công nhân thuê phòng trọ, cô Lê Thị Thanh Hoa, chủ nhà trọ phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TPHCM, đã đứng ra tổ chức đám cưới cho 5 cặp công nhân thuê trọ ở nhà mình. Thấy đôi trẻ yêu nhau mà không cố tiền tổ chức đám cưới, cô Hoa “chủ xị” tổ chức nấu nướng, thuê bàn, dựng rạp, tặng hoa, quà cưới cho cô dâu chú rể.

Nói về những lần “chủ xị”, cô Hoa cười: “Tôi đã coi mấy đứa như con cháu mình thì chuyện tổ chức đám cưới cho các cháu cũng là chuyện đương nhiên phải làm. Các cháu sống hạnh phúc đã đủ làm tôi vui”.

Hoặc như chú Đỗ Văn Tài, chủ nhà trọ ở phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TPHCM, 10 đứa trẻ ở xóm trọ với ông là 10 đứa cháu mà ông luôn yêu quý. Ông tính tuổi của từng cháu, đến tuổi mẫu giáo, ông nhắc bố mẹ đứa các cháu đến lớp. Ông đăng ký với trạm y tế phường tổ chức khám sức khỏe, tiêm ngừa, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh... để đảm bảo sức khỏe cho các cháu của mình.

Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, ông lên UBND phường nhận quà, bánh về phát cho các cháu… “Bố mẹ các cháu đi làm tối ngày, việc chăm lo cho các cháu cũng không được chu đáo như con người ta, cứ nghĩ vậy mà tôi yêu thương, lo lắng cho các cháu như người trong nhà” – ông Tài tâm sự.

Lá không còn lành nhưng vẫn đùm lá rách!

Là ví von của hơn 100 công nhân làm việc ở Cty Bảy Nguyệt dành cho vợ chồng ông Nguyễn Văn Bằng, bà Trần Thị Ngọc Loan. Bởi cô chú cùng là nạn nhân của trong vụ việc giám đốc ôm nợ bỏ trốn.
Vợ chồng ông Bằng cho Cty Bảy Nguyệt thuê xưởng và nhận nấu cơm tháng cho công nhân của công ty. Giám đốc biến mất ôm theo 180 triệu đồng tiền cơm, thuê xưởng nhưng khi thấy 100 công nhân bị nợ 2 tháng lương, bị đuổi khỏi chỗ trọ, không tiền ăn, không tiền về quê, phải nhịn đói, nhịn khát ngồi vật vã tại nhà xưởng... ông bà lại xoay tiền mua bánh mì, nước uống “tiếp tế” cho công nhân. Rồi vợ chồng ông bà mua gạo, gửi mỗi công nhân 5 kg để còn lo cho con ở phòng trọ. 10 ngày công nhân vật vả đòi lương, vợ chồng ông bà vẫn kiên nhẫn tiếp tế đồ ăn thức uống cho anh chị em công nhân. 

Lòng tốt của ông bà một lần nữa được thử thách khi đại diện của công ty xuất hiện, đề nghị các chủ nợ xóa nợ thì mới trả tiền cho công nhân. Khi những chủ nợ khác bức xúc phản đối cách giải quyết của công ty thì vợ chồng ông bà đồng ý ký ngay.
 Một bữa tiệc tất niên dành cho công nhân lao động ở lại Sài Gòn ăn Tết

Hỏi lý do, bà Loan mỉm cười: “Tôi đâu bao giờ coi mấy đứa là người dưng! Khi công ty còn hoạt động, sáng mở mắt ra đã gặp công nhân, trưa tụi nó còn ăn cơm do mình nấu. Tính ra thời gian công nhân ở với tôi nhiều hơn ở nhà nên tôi coi như con em mình. Khi chứng kiến cảnh công nhân dắt theo con cái nheo nhóc đi đòi lương, tôi cầm lòng không đặng. Ai bị quỵt tiền thì cũng khổ nhưng chúng tôi khổ một thì công nhân khổ mười”.

“Ai bị quỵt tiền cũng khổ nhưng chúng tôi khổ một thì công nhân khổ mười” – cũng là chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Nghĩa, người cho Cty Pia Toàn Cầu, quận 12, TPHCM thuê xưởng. Ngày giám đốc người Hàn Quốc bỏ trốn ôm theo 5 tỷ đồng tiền nợ lương, BHXH và trong đó có 1 tỷ đồng tiền thuê xưởng của ông.

Ông Nghĩa chia sẻ, ban đầu ông nghĩ chính ông mới là người chịu thiệt hại nặng nhất nhưng mấy ngày lên xưởngthấy hàng chục công nhân ở trọ quanh nhà xưởng ôm gối mền, xách đồ đạc ra khỏi phòng trọ với những giọt nước mắt lăn dài vì bị chủ nhà trọ đuổi, ông đã cầm lòng không đặng!

“Ngay trong đêm đó, tôi lục tìm những tài liệu, bài báo liên quan đến chủ bỏ trốn, tôi gần như tuyệt vọng vì biết rằng những cách giải quyết đều đi vào ngõ cụt, nghĩa là cả tôi, cả 300 công nhân kia đang trên một chiếc thuyền sắp chìm. Tôi quyết định phải sống cùng công nhân, những người không có bất kỳ lỗi nào trong chuyện này và giờ đang bị đe dọa đuổi ra đường” – ông Nghĩa nhớ lại.

Khi được cơ quan chức năng quận 12 đồng ý, ông vay nóng 2,5 tỷ đồng, trả hết phần tiền lương mà Cty Pia Toàn Cầu nợ công nhân. Khi biết tin ông chủ động “gánh nợ”, đứng ra trả lương cho hơn 300 công nhân, các đối tác của công ty cũng chủ động tìm đến trả tiền các đơn hàng và hỗ trợ thêm cho công nhân. 

“Toàn bộ số tiền đó, các em công nhân đã mang đến gửi lại cho tôi, dù chưa bằng một nửa số tiền tôi vay nóng để trả lương cho các em nhưng nhiêu đó thôi cũng khiến tôi được an ủi rất nhiều bởi các em vẫn nghĩ và lo lắng cho tôi” – ông Nghĩa bộc bạch. Với ông tiền đi rồi đến, nhưng lúc khó khăn ông và các em công nhân đã nghĩ đến nhau, chia sẻ với nhau “chúng tôi chẳng khác nào một gia đình lớn, những người bạn đồng hành tốt bụng, nghĩa tình”.

 


Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.