Nghị lực phi thường của “cô giáo đồng nát”

Giang Thùy Linh |

Dáng người nhỏ thó, đôi mắt sâu và thoáng buồn, chị Vương Thị Thùy (phường Viên Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội) trông quá già so với tuổi 33 của mình. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, nhưng cô vượt qua ngại ngùng, mặc cảm để nai lưng làm đủ thứ việc từ giúp việc, cấy thuê, đồng nát… để kiếm tiền cứu người chồng đang bạo bệnh, đưa gia đình nhỏ thoát khỏi cơn bĩ cực khốn khó.

Chị Vương Thị Thùy (1981) và anh Phạm Văn Mạnh (1980) quen biết rồi có tình cảm với nhau hồi hai người đang học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật ở Hà Nội. Năm 2005 họ kết hôn và sống trong một căn nhà nhỏ tại phường Viên Sơn. Hai người đều là giáo viên dạy mỹ thuật, chị Thùy dạy ở trường Tiểu học Viên Sơn còn anh Mạnh dạy ở trường THCS Trung Hưng (Sơn Tây). Gia đình anh chị êm ấm  với hai đứa con một trai một gái ngoan ngoãn, chăm học là mơ ước của bao nhiêu người.

Cô giáo kiêm đồng nát,  cấy thuê…

Cuộc sống hạnh phúc của cô giáo Thùy cứ nhẹ nhàng trôi đi cho đến một ngày năm 2012, anh Mạnh bỗng dưng kêu đau bụng dữ dội, chị Thùy gửi con cho hàng xóm rồi đưa chồng đi khám. Đến bệnh viện được các bác sĩ chuẩn đoán anh Mạnh có một khối u trong bụng ảnh hưởng đến ruột nên phải phẫu thuật cắt bỏ.

Thời điểm đó chị chỉ nghĩ đó là một khối u lành phẫu thuật xong là không sao. Nhưng sau đó một tuần chị không thể tin nổi vào mắt mình khi nhận được kết quả xét nghiệm anh bị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3… "Lúc đó tôi suy sụp hoàn toàn, gần 2 tháng trời tâm trạng rối bời, không làm được việc gì, cứ lo sợ sẽ có một ngày căn bệnh ung thư sẽ cướp mất người chồng mình", chị Thùy chia sẻ.

Lúc biết chồng mình bị căn bệnh hiểm nghèo, chị Thùy tê tái. Anh còn quá trẻ, nhà còn có mẹ già và các con còn nhỏ dại, lương ba cọc ba đồng của hai vợ chồng làm sao đủ cáng đáng gia đình trong lúc khó khăn này? Biết lấy tiền đâu mà chạy chữa cho anh?

Những suy nghĩ ấy cứ đeo bám lấy chị, ngay cả trong giấc ngủ. Dù khó khăn thế nào cũng phải kiếm được tiền để chữa bệnh cho anh. Nghĩ là làm, chị Thùy một mình bươn chải, tìm việc để làm. Ở đâu có việc là chị Thùy đều đến xin làm. Chị sắp xếp thời gian dạy ở trường để có đủ thời gian đi làm thêm một công việc khác. Chị xin làm công nhân làm ca tại một công ty mành trúc. Vừa làm giáo viên, vừa làm công nhân cũng chưa đủ, chị Thùy lại kiếm tiền bằng những việc khác nữa, công việc mà ít người ngờ được rằng một cô giáo lại có thể làm được: Nghề đồng nát.

Mới đầu, chả ai bán cho cô vì người ta không tin là cô giáo Thùy làm đồng nát. Lâu ngày, thấy ngày nào cô Thùy cũng lạch cạch đạp xe, cặm cụi đến từng nhà thu mua đủ các thứ đồ cũ, họ cũng thấy quen.

Có người nhận ra cô giáo Thùy trên đường cô đi thu mua đồng nát. Vừa tò mò, vừa có ý khinh rẻ, anh ta ngó mặt vào chỗ cô Thùy đang nhặt những vỏ lon nước ngọt. Tiếng anh ta rủng roảng không kém gì tiếng vỏ nhôm va vào nhau: “Ôi em ơi, sao mà một giáo viên mà lại phải đi làm đồng nát thế?”. Làm đồng nát nghe chừng vẫn chưa đủ, chị Thùy lại tiếp tục kiếm thêm những việc làm ra tiền rồi tích cóp: Giúp việc, đi cấy thuê, bóc lạc bán kiếm lời…
Cô giáo Thùy nhặt đồng nát chăm chồng bạo bệnh 

Và chị làm tôi choáng khi kể về lịch làm việc của mình: Ban ngày đến làm việc tại công ty mành. Buổi tối đến đêm, cặm cụi ngồi bóc lạc vỏ thành lạc nhân đem bán. Buổi nào có lịch dạy ở trường thì vẫn đi dạy, xong tranh thủ đi đồng nát rồi lại quay về dạy hay họp hành.

Khó hình dung được một cô giáo bé nhỏ chẳng quen việc nặng nhọc lại chẳng ngại “chân lấm tay bùn” như thế. “Các chị ở trường thấy hoàn cảnh thương tình nên cũng hay giúp đỡ. Nếu ngày xưa các chị vứt bỏ những thứ đồng nát thì nay cóp lại cho mình. Rồi những người ở công ty mành thì bán cho. Mình bảo các chị công nhân các bác cứ bán cho em là coi như đã giúp đỡ em rồi. Thế là các chị ấy mới vui vẻ nhận tiền đấy” – chị kể.

“Tôi biết ơn sự lương thiện của mọi người”

Căn bệnh của chồng khiến chị Thùy chẳng lúc nào yên tâm. Những đợt hóa trị khiến cho anh Mạnh tiều tụy, gầy gò. Chị lại càng xót xa hơn, càng cố sức lao vào công việc để kiếm tiền lo lắng cho chồng. Như đáp lại tấm chân tình và sự chăm sóc hết lòng của chị, sức khỏe của anh Mạnh gần đây có phần khởi sắc.

Nhưng chị Thùy vẫn ngày ngày làm lụng không biết mệt. Chị lấy những giờ phút dạy học cho con, xem ti vi cùng chồng con làm giờ giải lao cho mình. Lúc xem ti vi, chị vẫn tranh thủ bóc lạc. Chị kể, mấy hôm nay phải tranh thủ đi thu mua đồng nát từ sớm để có thời gian tham dự các sự kiện nhân ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường.

“Mọi người thắc mắc bảo mày cũng làm nhiều nghề thế? Mình bảo, thật sự là từ lúc chồng em ốm em mới nghĩ đến kiếm tiền chứ trước đấy thì các bác biết là em "ăn chơi nhảy múa" chán đi chứ. Hai đứa con em thì gửi lớp, có giờ thì em đi dạy, không có giờ thì em ở nhà em đi buôn dưa lê, giờ thì em đi buôn đồng nát. Cũng là đi buôn mà...”.

Rồi chị ngẩng mặt, quệt những vệt mồ hôi lấm chấm vào tay áo, tấm áo cánh chuyên mặc khi lao động chân tay đã ngả màu, sờn bạc: “Mình thích tự làm ra tiền. Mình cảm thấy vui. Mà mình còn trẻ. Còn khỏe thì mình còn làm”. 


Chị Thùy bảo, mình đã vượt qua cơn khốn khó không chỉ một mình mà luôn được bạn bè, đồng nghiệp cùng những tấm lòng vàng giúp sức. Từ sâu thẳm trong tâm trí, chị Thùy luôn biết ơn sự lương thiện của mọi người. Đó là sức mạnh tinh thần giúp chị luôn vững tâm mà bước lên phía trước. “Cũng nhiều người giúp đỡ lắm. Như gần Tết năm rồi có người 9 giờ đêm gọi điện cho mình, mình cứ nghĩ là người ta chỉ ở quanh quanh Sơn Tây thôi.
Hai mẹ con cô giáo Thùy 

Ai ngờ 12h đêm người ta mới lên đến nơi, mà người ta đi xe ôm 100 cây số, đến nơi xin ở lại mấy ngày để giúp đỡ ví như chăn lợn nuôi gà, làm đồng gì đó. Mình bảo, nhà chị chả có cái gì cả. Thế là cậu ấy cho 500 nghìn để giúp đỡ, mua quà Tết. Mình xin nhận rồi, hai chị em nói chuyện đến gần 1 giờ đêm, cậu ấy  chào về, bảo là em ra ngoài kia em ngủ, sáng mai em về. Ra ngoài kia một lúc thì bị dân phòng bắt. Vì nửa đêm nửa hôm đi lang thang ở đường, không có giấy tờ tùy thân thì người ta chả bắt. Hơn hai giờ lại gọi điện, chị ra công an phường xác nhận cho em...”.

Rồi “có một bác cũng là giáo viên đã nghỉ hưu viết thư động viên từ bên Úc; một người ở bên Mỹ gọi điện hỏi thăm... Họ động viên mình đúng những lúc mình buồn chán nhất. Thế là mình lại có nghị lực vượt lên, lại quên đi những mệt mỏi. Cũng nhiều tấm lòng lắm đấy. Mình biết ơn họ vô cùng. Họ lương thiện quá. Mình chỉ muốn làm cái gì đó giống như họ, để giúp được nhiều người khác nữa. Mình cũng khổ rồi nhưng còn nhiều người khổ hơn mình gấp nhiều lần…”. Kể đến đây, mắt chị âng ấng nước. Chị ngại ngùng ngoảnh mặt đi, ôm lấy đứa con trai vào lòng như vỗ về thằng bé... 

Có thể, bệnh tình của người chồng chưa thể ngày một ngày hai mà khỏi được, nhưng với niềm tin “còn khỏe tôi còn làm”, chị Thùy dường như đã vượt lên rất nhiều những trở ngại, thậm chí là sự cười chê của những người chưa hiểu để lao động, kiếm ra những đồng tiền chân chính. Chị đã gắn bó với tình yêu của mình, sát cánh cùng anh chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, đưa gia đình thoát khỏi cơn bĩ cực khốn khó. Và chị đã viết lên một câu chuyện đẹp!

 


Giang Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

20 triệu đồng, giá của một bữa nhậu và sự phân vân sống – chết

Xuân Nhàn |

15, 20 triệu đồng lớn hay nhỏ? Với người này, đó chỉ là chầu nhậu, bữa điểm tâm nhưng với kẻ khác, nó đủ nghiêm trọng để đẩy con người ta tới chỗ phân vân sống – chết. Chuyện dưới đây chấn động mảnh làng quê Tuy Phước (Bình Định), nơi gần 30 hộ nghèo cùng lâm cảnh “vô phúc đáo tụng đình”. Họ, kẻ trước người sau, nay vùng vẫy chống lại bản án tranh chấp hợp đồng vay vốn trong tình cảnh trớ trêu, vô vọng.

Bác sĩ tâm thần không bị “ăn đòn” mới là chuyện lạ

Khương Quỳnh |

Bạn tôi – bác sĩ tâm thần mới đây bộc bạch bằng một giọng rất trào phúng: “Bác sĩ tâm thần không bị đánh mới là chuyện lạ, chứ bị đánh thì… bình thường”. Tôi tròn mắt. Anh bình thản và nghiêm túc: “Thì em cứ vào đó mà xem”.

Trung tâm hỗ trợ làm... người nghèo thêm nghèo

XUÂN HÙNG |

Hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đang làm biến tướng các hoạt động từ thiện, gây bất an nông thôn và khiến người nông dân vốn nghèo càng nghèo hơn.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

20 triệu đồng, giá của một bữa nhậu và sự phân vân sống – chết

Xuân Nhàn |

15, 20 triệu đồng lớn hay nhỏ? Với người này, đó chỉ là chầu nhậu, bữa điểm tâm nhưng với kẻ khác, nó đủ nghiêm trọng để đẩy con người ta tới chỗ phân vân sống – chết. Chuyện dưới đây chấn động mảnh làng quê Tuy Phước (Bình Định), nơi gần 30 hộ nghèo cùng lâm cảnh “vô phúc đáo tụng đình”. Họ, kẻ trước người sau, nay vùng vẫy chống lại bản án tranh chấp hợp đồng vay vốn trong tình cảnh trớ trêu, vô vọng.

Bác sĩ tâm thần không bị “ăn đòn” mới là chuyện lạ

Khương Quỳnh |

Bạn tôi – bác sĩ tâm thần mới đây bộc bạch bằng một giọng rất trào phúng: “Bác sĩ tâm thần không bị đánh mới là chuyện lạ, chứ bị đánh thì… bình thường”. Tôi tròn mắt. Anh bình thản và nghiêm túc: “Thì em cứ vào đó mà xem”.

Trung tâm hỗ trợ làm... người nghèo thêm nghèo

XUÂN HÙNG |

Hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đang làm biến tướng các hoạt động từ thiện, gây bất an nông thôn và khiến người nông dân vốn nghèo càng nghèo hơn.