“Đông ết” - xương rồng nở hoa

Ngọc Minh Tâm |

“Đông ết” đã được nhiều người biết đến và ca ngợi vì mười năm tự tay tắm rửa, khâm liệm cho người nhiễm HIV trước khi họ từ giã cõi đời. Tôi cũng đã gặp bà nhiều lần, mà mỗi lần lại như thấy một con người khác: Một người đàn bà bất hạnh về gia đạo, một người đàn bà chợ búa co cụm để rồi cay nghiệt với người và với đời, có lúc lại thấy một trái tim ấm áp, đôn hậu như đóa hoa nở trên loài cây xương rồng chỉ toàn gai sắc nhọn… Và lần nào cũng là cảm giác mình không thể “chạm” tới những suy nghĩ lẩn sâu bên trong người đàn bà gai góc, khá phức tạp ấy.

Cay nghiệt 

Hàng nước, vừa là nhà ở cuối chợ Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội), lèo tèo cốc chén, vài ba gói thuốc lá, ấm nước chè, mấy chai nước lọc trên bệ xi măng lát đá, tấm bạt nhựa, mấy tấm tôn, chằng đụp nắp hộp xốp vá víu gá lên cây phượng. Phía sau hàng nước, một người đàn bà to béo, chậm chạp, quần xắn móng lợn đang lúi húi thổi lửa. Cái nồi to trên bếp tỏa mùi lá sả, hương nhu ngào ngạt một góc chợ. Người đàn bà ấy là bà “Đông ết”, tên thật là Bùi Thị Đông. Giọng bà ồm ồm: “... Mày chờ tao một lát, đang nấu dở nồi nước”.

Vừa biết tôi là nhà báo, bà Đông đã xoa xỏa nói như đuổi: “Tao chẳng có gì để nói cả, bao nhiêu nhà báo đến đây rồi, nói rồi mà có… được cái gì đâu”. Bà sưng sỉa ngồi phịch xuống mấy tấm ván bắc lên hai bờ tường, giọng càng xoa xỏa, lại có phần nhấm nhẳng như oán trách: “Tao làm vì cộng đồng bao nhiêu năm, tao có đòi hỏi cái gì đâu. Đến khi dự án của Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS về phường phổ biến kiến thức về bệnh AIDS, tao đăng ký rồi thành tình nguyện viên. Người ta trả lương cho tao đi tuyên truyền, đi làm việc nhân nghĩa. Đến khi cái dự án ấy kết thúc thì người ta cũng quên tao luôn, không còn đồng nào nữa. Tao có được cái gì đâu mà cứ mang tao lên báo lên đài. Bao nhiêu người đến gặp tao, cũng ngọt nhạt ra điều thông cảm chia sẻ này kia, xong không một lần quay lại, cũng không một lần gọi điện hỏi thăm xem tao có khỏe không…”. Nhấm nhẳng với tôi xong, bà quay sang nói chuyện với những người có vẻ thân quen, thường xuyên lui tới hàng nước của bà, những câu nói tục tằn liên tục được chèn thêm từ “đệm”. Tôi sốc...

 Bà Đông vẫn tục tĩu nói chuyện với khách quen, khách vẫn đưa bà tiền rồi xem số, ghi số trong cuốn sổ bà đưa…

Lần khác, lựa thời gian đủ lâu để bà quên mặt tôi, tôi trở lại góc chợ đìu hiu ấy, và bà Đông đã quên tôi thật. Thế nhưng bà vẫn tiếp chuyện bằng cái giọng như muốn đuổi khách. Bà còn ném xoạch cái chùm chìa khóa xuống bàn nước: “Chìa khóa nhà tao đấy, chả có một thứ gì trong nhà, tao không còn một thứ gì trên đời này cả, mày thích thì vào mà xem, cứ vừa đi vừa hỏi, người ta chỉ đến tận nơi…”. Lúc ấy tôi đã nghĩ, bà như thế này, bảo làm sao không ai muốn gặp lại bà lần thứ hai, không ai muốn nghe – thậm chí là giọng bà qua điện thoại. Nhưng rồi lại nghĩ, tất cả đều vì bà mất mát quá nhiều, quá cô đơn, và cái sự cay nghiệt với người, với đời của bà chỉ như là con nhím xù những cái lông nhọn hoắt để tự vệ, để tự che đi cái yếu mềm, sợ hãi mà thôi.

Con chết vì HIV, chồng bỏ nhà theo gái

Có lần, bà Đông bảo: “Những năm đầu khi các con tao mới chết, nếu mày gặp tao giai đoạn ấy, đừng hòng tao kể chuyện gia đình, có khi tao còn chửi cho mà nghe”. Gốc Thái Bình, vợ chồng bà dạt về Nhật Tân năm 1974, khi ấy cả cái chợ Nhật Tân là bãi tha ma nhấp nhô những nấm đất. 8 anh chị em, chỉ có bà Đông “nối nghiệp” bố đẻ - cái nghề mà chỉ những người cố cùng mới phải làm: Tắm rửa cho người chết và giúp gia đình họ lo tang ma. Dân ngụ cư, vợ chồng nghèo, cậu con trai cả bỏ học ngang chừng, mang cái sức thanh niên đi kiếm tiền đỡ đần bố mẹ. Thằng Dũng trẻ người non dạ của bà không đủ sức đề kháng trước những cám dỗ quá lớn, bị xô đẩy vào góc tối cuộc đời. Nó nghiện lúc nào không hay. Khi vợ chồng bà biết con mình nghiện thì ma túy đã ngấm tận xương tủy nó rồi. Bà tất tả chạy vạy để có tiền đưa con đi cai, nhưng cả ba lần vào rồi ra trại đều tái nghiện.

Cuối những năm 90, có một đứa con nghiện ngập là nỗi nhục nhã ê chề của cả gia đình. Vậy mà chỉ vài năm sau, bác sĩ phát hiện Dũng nhiễm HIV, giai đoạn cuối. Nỗi đau chưa vơi được chút nào thì trong lần cậu con thứ hai phải vào viện vì đánh nhau, bà lại nhận được cái tin sét đánh, nó cũng đã có “H” trong người. Thằng út cũng nối gót theo anh sập bẫy “ả phù dung”. Chồng bà không chịu được điều tiếng, sự khinh bỉ của xóm giềng đã dứt áo ra đi, trước khi theo người khác, ông đã bán sạch đất cát, nhà cửa, dồn tất tật gánh nặng nghèo khó và tủi nhục lên vai bà. Tiền kiếm không đủ phục vụ ba đứa con dặt dẹo vì ma túy và bệnh thế kỷ, bà liên tục đi bán máu; bất kể chưa đủ thời gian nghỉ cần thiết giữa các lần bán máu.

…nhưng bây giờ, bà đã không còn cay nghiệt với người và với đời nữa, bà xem như những gì mình phải trải qua là mình đang trả nợ nghiệp từ kiếp trước 

Bị virus HIV hành hạ trong những năm tháng cuối đời, Dũng mới ngấm thế nào là cô đơn và sợ hãi, Dũng đòi cưới vợ để được biết thế nào là mái ấm gia đình. Thúy – vợ Dũng, vốn bạn nghiện cùng xóm và cùng có “H”. Một năm sau Thúy phát bệnh, người ngợm lở lói, mưng mủ. Tự tay bà chăm sóc con dâu, từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân. “Lúc nó chết năm 2001, chỉ một tay tao khâm liệm. Mấy năm sau, thằng Dũng cũng phát bệnh rồi chết. Họ hàng con chú con bác ruột, thằng Dũng nằm đây, mà chúng nó cứ đứng ở ngoài cửa đưa tay bịt mồm bịt mũi, tao ức lắm, mà tao lại không thể nào khóc được. Tắm rửa cho nó, xong rắc vôi bột xung quanh nhà để khử trùng. Lúc chôn nó, cứ lấp một lớp đất lại đổ một lớp vôi bột như người ta chôn gà bị dịch... Từ lúc tao tự tay tắm rửa, khâm liệm cho hai đứa con HIV giai đoạn cuối, có người biết, người ta nhờ, rồi người này mách người kia. Tao thấy trong mình có cái gì cứ thúc giục mình phải làm, thế là tao làm từ bấy. Nhiều đứa vừa mới trông thấy tao đến đã xua đuổi, tỏ vẻ bất cần. Nhưng tao biết thừa tâm lý chúng nó. Giai đoạn cuối, đứa nào chẳng đau đớn, dằn vặt. Lại tủi thân vì gia đình xa lánh, ghê sợ. Nên khi tao cứ sấn vào hỏi han săn sóc, chúng nó ôm tao mà khóc nấc “giờ cháu mới thấy sợ chết, sợ lắm bác ạ!”” – bà Đông kể, giọng đều đều, như thể không một chút cảm xúc.

Xem như trả nợ kiếp trước

Hàng nước vẫn lèo tèo, cây phượng làm nơi gá cái lều mới bị chết cháy hồi cháy chợ Nhật Tân, bà Đông vẫn tục tĩu nói chuyện với khách quen, chốc chốc lại có người đưa bà tiền rồi xem số, ghi số trong cuốn sổ bà đưa. Thế nhưng bây giờ, trước mặt tôi, bà Đông băm bổ, đốp chát khi người lạ hỏi chuyện về mình đã không còn nữa, bà cũng không còn “mày - tao” khi nói chuyện với tôi, giọng bà đã dịu hẳn: “Hồi bên quỹ gì đó đến, họ chụp sổ hộ khẩu, chứng minh thư, tôi tưởng họ làm thế thì chắc là mình sẽ được hỗ trợ, nhưng mà không được gì, nên là nhiều lúc cũng chán; không phải tôi đòi hỏi đâu vì tôi đã thiệt thòi quá nhiều rồi… Nhiều lúc nghĩ, tôi cũng bất mãn lắm, nhất là mấy năm trước, nhưng sau rồi thấy mình bất mãn cũng chẳng thay đổi được gì, thì thôi, chỉ còn cách là phải tự mình vươn lên vậy”. Bà trầm ngâm: “Sau này tôi nghĩ đến tâm linh, hẳn là kiếp trước mình thế nào đó nên là kiếp này mình phải trả nợ nghiệp chướng.”

Bây giờ, chỉ còn người con thứ hai sống với bà, sống nhờ thuốc kháng virus – ARV. Mấy tháng nay, ông chồng quay về sau 9 năm bỏ mặc bà sống không bằng chết. “Từ hồi ông ấy về, tôi ở luôn ngoài chợ, không về nhà nữa, đã sống với nhau mấy chục năm trời, khó khăn đã trải, thế mà lúc gian khổ nhất lại bán hết nhà cửa, bỏ vợ con theo gái. Không bao giờ tôi tha thứ được.” Bà Đông ăn, ngủ ngoài chợ nhưng đến bữa lại nấu cơm canh mang về nhà cho chồng và con: “Có hai bố con nó, không lẽ con ăn cơm để bố ngồi nhìn…” Bà Đông bỏ cơm canh vào cái làn xách về nhà. Bà vẫn to béo, chân đã yếu nên bước chậm chạp hơn. Thế nhưng dáng đi của bà, đã thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn trước nhiều lắm!

 

Ngọc Minh Tâm
TIN LIÊN QUAN

Nghĩa tình người ở trọ

Lê Tuyết |

Sau những giờ làm việc ở xưởng sản xuất thì xóm trọ là nơi thứ hai anh chị em công nhân gắn bó. Ở TPHCM, có những xóm trọ công nhân ở theo vùng miền, cũng có những xóm là dân tứ xứ và tất nhiên trước đó họ chẳng hề quen biết nhau nhưng “ở riết rồi thành hàng xóm, thành anh em, dốc hết ruột gan ra giúp nhau lúc khó khăn mà chẳng hề suy tính”

Những tấm lòng thơm thảo giữa Sài Gòn

Lê Tuyết |

Họ là những chủ nhà trọ, không máu mủ ruột rà với công nhân nhưng sẵn sàng cưu mang, chăm lo và coi những người công nhân ở trọ như con cháu trong gia đình, nghĩa tình trọn vẹn. Những dì Tư, cô Năm, bác Hai… trở thành chỗ dựa cho những công nhân xa quê, dù vẫn là người ở trọ nhưng gắn bó với nhau 10 năm, 15 năm thì “cái ao nước lã cũng thắm thiết như một giọt máu đào”.

“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nghĩa tình người ở trọ

Lê Tuyết |

Sau những giờ làm việc ở xưởng sản xuất thì xóm trọ là nơi thứ hai anh chị em công nhân gắn bó. Ở TPHCM, có những xóm trọ công nhân ở theo vùng miền, cũng có những xóm là dân tứ xứ và tất nhiên trước đó họ chẳng hề quen biết nhau nhưng “ở riết rồi thành hàng xóm, thành anh em, dốc hết ruột gan ra giúp nhau lúc khó khăn mà chẳng hề suy tính”

Những tấm lòng thơm thảo giữa Sài Gòn

Lê Tuyết |

Họ là những chủ nhà trọ, không máu mủ ruột rà với công nhân nhưng sẵn sàng cưu mang, chăm lo và coi những người công nhân ở trọ như con cháu trong gia đình, nghĩa tình trọn vẹn. Những dì Tư, cô Năm, bác Hai… trở thành chỗ dựa cho những công nhân xa quê, dù vẫn là người ở trọ nhưng gắn bó với nhau 10 năm, 15 năm thì “cái ao nước lã cũng thắm thiết như một giọt máu đào”.

“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.