“Vê đúp xê” ở Cà Roòng và sự lơ là hơn 10 năm của ngành giáo dục Quảng Bình

Lâm Hưng Thơ |

Hơn 270 học sinh và 34 giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hơn 10 năm nay luôn trong tình trạng dở khóc dở cười khi cả trường chỉ có... 2 nhà vệ sinh. Đáng nói là sự bẩn thỉu kinh hoàng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm nay nhưng ngành giáo dục Quảng Bình vẫn... "gãi đầu" lơ là.

5h30 sáng, thầy Xiêm bật dậy đánh hồi kẻng báo thức học sinh, chuẩn bị cho ngày học mới. Tiếng kẻng leng keng kiểu như chỉ kêu cho đúng quy định, bởi nhìn ra sân học sinh đã tụm năm, tụm bảy từ lúc nào. Thầy Xiêm trở vào phòng, nhỏ nhẹ - "học sinh dậy sớm quá, anh phóng viên có đi vệ sinh thì ra chỗ ghế đá ngồi xếp hàng, tôi sẽ dặn các em ưu tiên!". Nói rồi, thầy Xiêm với tay xé ít giấy tập, xăm xăm cầm cái cuốc lưỡi dài, đi về phía quả đồi rồi mất hút...

Đi vệ sinh... chai cả tay!

Chưa hết ê ẩm sau một hành trình dài cả trăm cây số từ thành phố lên đến Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch (bản Cà Roòng 2, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), tôi rảo bước về hướng quả đồi phía sau trường. Phải vài phút sau tiếng í ớ, thầy Xiêm mới thủng thẳng xuất hiện sau lùm cây. "Tăng gia gì mà sớm vậy thầy", tôi hỏi. Thầy ú ớ như thể mắc gì trong cổ họng, rồi ái ngại trả lời, "nhất quận công, nhì ị đồng ấy mà"...

Bàn giao cái cuốc lại cho một thầy giáo trẻ cũng về hướng quả đồi, thầy Xiêm đi ngược xuống suối rửa tay. Thầy kể như thể thanh minh, người ở lại nội trú tại trường hơn ba trăm người,  nhưng phòng vệ sinh thì có hai cái, nên các thầy giáo ở đây nhường cho học sinh và giáo viên nữ. "Làm giáo viên lâu nay ở dưới xuôi, toàn cầm phấn. Giờ lên núi sáng nào đi "công tác" cũng cầm cuốc, mới vài tháng mà tay nó chai. Về nhà vợ cứ gặng hỏi, lên đó tăng gia sản xuất nhiều lắm hả anh" - thầy Xiêm hài hước.

Năm 2004, Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch được xây dựng, đến năm 2006 đưa vào sử dụng. Ngoài dãy nhà hiệu bộ và các lớp học, trường có thêm hai phòng vệ sinh sát ngọn đồi. Là trường nội trú, nên toàn bộ 270 học sinh và 34 cán bộ giáo viên ở lại trường. Hơn 300 con người chen chúc "công tác" trong hai phòng vệ sinh 6 mét vuông - chuyện không thể, nên mỗi sáng, các thầy phải cầm cuốc "phi" lên đồi. Để khắc phục tình trạng này, từ lâu, giáo viên đã làm thêm nhà vệ sinh thủ công bốn bề lộng gió cho các em học sinh.

 Lớp học cải tạo từ nhà bếp ở Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch. Ảnh: Hưng Thơ

Thầy Nguyễn Trung Hiếu, "kỹ sư" chuyên xây dựng loại nhà vệ sinh này, chia sẻ: "Đơn giản lắm, cứ mỗi năm làm vài cái, đầy thì lấp đi rồi đào lại cái khác. Chỉ cần đào cái hố sâu, lấy gỗ bắc ngang qua hố, rồi chặt tre về chẻ nhỏ, đan thành phên che lại, thế là xong." Khuôn viên của trường nội trú rất rộng, nhưng học sinh đông quá, nhà vệ sinh cứ ba bữa lại đầy. Cái cũ lấp đi, rồi lại đào cái mới, lâu dần, quỹ đất ở vị trí phù hợp để thầy Hiếu làm nhà vệ sinh cũng cạn. Dù cách làm của thầy Hiếu giải quyết được một phần nhu cầu, nhưng lại gây ô nhiễm nguồn nước và sức khỏe của học sinh, nên nhà trường phải ra "quyết định" hạn chế.

Được ưu tiên, nên dù đang trong giờ "cao điểm", tôi vẫn phăng phăng đi về phía phòng vệ sinh dành cho nam của nhà trường. Đưa tay bịt mũi, cắn chặt răng để ngăn những thứ cồn cào trong dạ dày chực trào ra ngoài, tôi lập tức lao ra ngoài trong ánh mắt ái ngại của các học sinh đang đứng xếp hàng ở cạnh đó. Được xây dựng từ lâu,  phòng vệ sinh chẳng mấy "vệ sinh" xuống cấp trầm trọng. "Chịu khó vẫn sử dụng được. Khó khăn nhất đặt lên vai của những thầy giáo ở trong trường. Bình thường thì vác cuốc chạy lên đồi không sao, chứ gặp trời mưa gió thì thấy mấy anh em khổ sở quá" - thầy Phạm Trường Thọ - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bố Trạch nói.

Sáng phi lên đồi, chiều lao xuống suối

Nếu vào buổi sáng, tại trường nội trú bí bách chuyện đi... "công tác", thì vào buổi chiều lại "nóng" cảnh tắm suối. Bản Cà Roòng quá xa xôi, ở đây 100% học sinh và người dân là đồng bào thiểu số Ma Công (một nhánh của Bru Vân Kiều), đời sống của bà con rất thiếu thốn. Cà Roòng cách Phong Nha - Kẻ Bàng chừng 50km theo cung đường uốn lượn dưới các dãy núi đá vôi, đường đi khó, nên chuyện điện, nước ở nơi này bấy lâu nay vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Kết thúc giờ dạy, thầy Xiêm cầm tấm lưới và mớ áo quần, kết hợp vừa đánh cá vừa tắm giặt ở con suối cạnh trường. "Cứ buổi sáng thì phi lên đồi để vệ sinh, buổi chiều lại lao xuống suối để tắm giặt" - thầy Xiêm đúc kết một câu êm tai, nhưng nghe thật xót xa. Thông thường, khi đến thời gian học sinh trong trường nội trú học bài, nhà trường mới cho nổ máy để phát điện. Lúc này, thầy cô giáo cũng tranh thủ bơm nước ở con suối về trữ ở các thùng chứa để sử dụng. Nhưng chuyện giặt giũ, tắm táp thì cả thầy và trò đều phải xuống suối.
Giàn phơi áo quần của học sinh, phía sau giàn phơi là nhà vệ sinh thủ công rất "mất vệ sinh". Ảnh: Hưng Thơ 

Giáo viên nam, học sinh nam thì những chuyện lên đồi, xuống suối có thể chịu khó được, nhưng giáo viên và học sinh nữ ở ngôi trường này, mỗi lần có nhu cầu - rất khổ sở. "Không có nước sạch để sinh hoạt; không có phòng tắm; nhà vệ sinh xuống cấp, nhà nội trú tạm bợ" - cô giáo Lê Hồng Vân tuôn một tràng khi nhắc đến hai chữ khó khăn. Hơn 4 năm công tác tại trường nội trú, cô giáo Vân nói chỉ mơ ước được đáp ứng nhu cầu thiết yếu ở trên. Ví như cái phòng tắm, giáo viên nữ không thể chạy ùm xuống suối như giáo viên nam được, nên phải đan phên tre, che tạm lại 4 phía một ô nhỏ hơn mét vuông. Nhưng ở đây, sên vắt rất nhiều, thấy nơi nào ẩm ướt lại mò đến, nên nhiều câu chuyện liên quan đến cái phòng tắm của giáo viên nữ cười ra nước mắt...

Cô giáo Vân kể, năm trước vợ sắp cưới của một thầy giáo trong trường lên thăm chơi, vào đúng ngày mưa gió. Dù đã được chồng sắp cưới làm tâm lý từ trước, nhưng khi thấy cảnh vệ sinh ở đây thì chị kia cứ há hốc. Buổi chiều, cô giáo Vân dẫn đến nơi tắm, chưa đầy hai phút thì nghe rầm, rồi tiếng la hét. Nghe thế, mọi người ở khu nội trú và cả học sinh chạy xộc ra. "Chị kia mới xối vài gàu nước, thì bị hai con vắt leo lên cắn ở chân, hoảng quá nên đạp bay cả tấm phên rồi hét inh ỏi. May mà, lúc đó kịp lấy khăn che những gì... cần che" - cô giáo Vân cười.

Cái "gãi đầu" hơn 10 năm

Tiết trời ở Cà Roòng thật lạ, nắng chang chang mới đó mà bất ngờ đổ mưa nặng hạt. Đang trong giờ học, cô giáo Vân giảng bài cho học sinh lớp 6B, phải dừng lại giữa chừng vì học sinh xin ra ngoài. Lý do đơn giản, trời mưa nên học sinh phải chạy ra dãy nhà bán trú lấy áo quần vào. Y Miên (trú tại bản Bụt) và Đinh Em (trú tại bản Cờ Đỏ) được cô giáo cho phép, vội chạy ù ra ngoài, rồi trở vào với một ôm áo quần to tướng đặt lên chiếc bàn ở góc lớp. Gọi là lớp học, nhưng ban đầu đây là khu nhà bếp, trường không đủ phòng nên cải tạo lại để phục vụ việc dạy học. 270 học sinh ở đây có nhà nội trú, nhưng chẳng có lấy một cái chái làm nơi phơi áo quần. Học sinh rất khó khăn, mỗi em đến trường không đến 3 bộ áo quần, nên trời mưa dài ngày là phải lộn trước lộn sau. "Nhiều lúc nhìn áo quần phơi giăng kín các ô cửa và dãy hành lang khu nội trú, thấy rất luộm thuộm và mất vệ sinh, nhưng chúng tôi chỉ nhắc khéo các em" - cô giáo Vân, cho biết.

Thương các em, giáo viên ở trường lên đồi chặt tre về, làm thành một cái giàn rộng sau dãy nhà nội trú để học sinh phơi áo quần lên đó. Nhưng cách này cũng chỉ hiệu quả vào mùa nắng, chứ mùa mưa, mùa đông thì hành lang dãy nhà nội trú lại chi chít 270 bộ áo quần. Hỏi cô giáo Vân có thường dạy các nội dung vệ sinh thân thể, vệ sinh công cộng cho học sinh ở trường không. Cô giáo trả lời "có", nhưng "dạy mà ngượng chết đi được", vì kiến thức với thực tiễn hiện tại là một trời một vực. Tôi lại đặt câu hỏi với ông Phạm Trường Thọ, sao không xin lấy cái nhà vệ sinh, cho giáo viên và học sinh đỡ khổ. Ông Thọ buồn buồn, rằng đã làm tờ trình từ mấy năm trước, nhưng chẳng thấy hồi âm chi cả.

Không rõ vào tối hôm trước, thầy Xiêm ăn trúng thứ gì, mà sáng sớm vác cuốc lên đồi mấy dạo. Thầy Xiêm kể "đi miết ngại thôi rồi". Do nhà vệ sinh thủ công bị đầy, chưa đào được cái mới nên học sinh cũng đổ xô lên đồi. Trong lúc đang "công tác" thì thầy Xiêm gặp mấy em học sinh nữ đi ngang, thầy "đã cúi mặt sát đất mà học sinh còn vòng tay lại: chào thầy!". Chẳng biết trả lời sao, thầy Xiêm chỉ biết gãi đầu, im lặng. Cái gãi đầu của thầy Xiêm chẳng có gì phải bàn, nhưng ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình hơn 10 năm qua, vẫn "gãi đầu" lơ là cái "vê đúp xê" ở Cà Roòng, thì cũng thật lạ...

 



Lâm Hưng Thơ
TIN LIÊN QUAN

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.

Nghị lực phi thường của “cô giáo đồng nát”

Giang Thùy Linh |

Dáng người nhỏ thó, đôi mắt sâu và thoáng buồn, chị Vương Thị Thùy (phường Viên Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội) trông quá già so với tuổi 33 của mình. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, nhưng cô vượt qua ngại ngùng, mặc cảm để nai lưng làm đủ thứ việc từ giúp việc, cấy thuê, đồng nát… để kiếm tiền cứu người chồng đang bạo bệnh, đưa gia đình nhỏ thoát khỏi cơn bĩ cực khốn khó.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.

Nghị lực phi thường của “cô giáo đồng nát”

Giang Thùy Linh |

Dáng người nhỏ thó, đôi mắt sâu và thoáng buồn, chị Vương Thị Thùy (phường Viên Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội) trông quá già so với tuổi 33 của mình. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, nhưng cô vượt qua ngại ngùng, mặc cảm để nai lưng làm đủ thứ việc từ giúp việc, cấy thuê, đồng nát… để kiếm tiền cứu người chồng đang bạo bệnh, đưa gia đình nhỏ thoát khỏi cơn bĩ cực khốn khó.