20 triệu đồng, giá của một bữa nhậu và sự phân vân sống – chết

Xuân Nhàn |

15, 20 triệu đồng lớn hay nhỏ? Với người này, đó chỉ là chầu nhậu, bữa điểm tâm nhưng với kẻ khác, nó đủ nghiêm trọng để đẩy con người ta tới chỗ phân vân sống – chết. Chuyện dưới đây chấn động mảnh làng quê Tuy Phước (Bình Định), nơi gần 30 hộ nghèo cùng lâm cảnh “vô phúc đáo tụng đình”. Họ, kẻ trước người sau, nay vùng vẫy chống lại bản án tranh chấp hợp đồng vay vốn trong tình cảnh trớ trêu, vô vọng.

Nghèo gặp eo

Cuộc tiếp xúc với những thân phận cố cùng ở Giang Nam, Phước Hiệp (Tuy Phước – Bình Định) được “giám sát” bằng cái nhìn câm lặng, bứt rứt của một con bệnh liệt giường liệt chiếu. Ông lão ngay đơ, bất động cùng mớ chăn nệm bùi nhùi cạnh bàn nước nơi chúng tôi ngồi, mắt trợn trừng, thao láo, thi thoảng cố gồng lên, máy môi ú ớ chừng muốn cự cãi, giãi bày, can dự vào diễn tiến câu chuyện. Không ai biết đích xác điều người đàn ông muốn nói, kể cả bà vợ Thái Thị Oanh kèm sát rạt một bên.

Ông tên Đỗ Văn Khéo, 65 tuổi, bị đột quỵ từ năm 2008 sau cơn tai biến quái ác. Vợ chồng bà Oanh, ông Khéo đóng vai trò bị đơn và là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản do Tòa án Nhân dân huyện Tuy Phước xử sơ thẩm hồi tháng 5. Theo bản án, trong các năm 2008, 2009, ông - bà đến Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Tuy Phước vay 29 triệu đồng trong hai đợt để chăn nuôi bò, heo và xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh môi trường. Những món vay trên đã bị sử dụng sai mục đích và liên tiếp quá hạn hoàn trả. Trong bản án dân sự sơ thẩm, vợ chồng bà Oanh bị buộc phải trả 13.592.773 đồng, bao gồm gốc còn lại và lãi trong hạn, quá hạn phát sinh.

Ông Đỗ Văn Kéo 
Phán quyết trên không được bà Oanh chấp nhận do sự hiện diện của “đệ tam nhân”: Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn hộ nghèo thuộc Hội phụ nữ Giang Nam Nguyễn Thị Thanh Quản -người  từng có thời hô mưa gọi gió trong các giao dịch tín dụng giá rẻ tại địa phương bị tố là đã tranh thủ “ké” 5 triệu trong sổ vay vốn gia đình bà Oanh và là người nhận lãnh trách nhiệm trực tiếp thu nợ thay mặt ngân hàng. Quan hệ ủy thác và các giao dịch đi theo nó được bà Quản thừa nhận ở 2 cấp xét xử hình sự vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản...”.

Nhiều lần – cụ thể là 4 – qua bà Quản, bà Oanh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình. Bà lập luận: “Ngân hàng ủy quyền thu nợ gốc, lãi. Việc bà Quản nộp tiền cho các hộ vay suốt một thời gian dài được xem là bình thường. Tại sao chúng tôi phải gánh trách nhiệm chỉ vì người khác phạm tội chiếm đoạt?”.

Với người này, 20 triệu chỉ là một chầu nhậu, nhưng với nhiều người khác. 20 triệu là sự lụa chọn sống chết 

Cái tên Nguyễn Thị Thanh Quản rồi sẽ còn nhiều lần trở đi, trở lại. 31 thành viên vay vốn tổ tiết kiệm phụ nữ Giang Nam do bà “đứng mũi chịu sào” thì tới 25 trường hợp thành mục tiêu khởi kiện của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nguyễn Thị Thanh Quản đang chấp hành bản án 9 năm tù tại Trại giam Kim Sơn.

Tù thì ngồi, chứ bồi thường 317 triệu đồng, hậu quả mấy năm tác tệ thì bà lấy đâu ra! Đơn giản là tài sản, của nả gia đình giờ đã ra mây khói hết. Bà Nguyễn Thị Hường ôm mặt thút thít: “Bữa bả gạ gẫm, tôi chỉ xin vay 7 triệu đấu giá 2 sào ruộng. Không hiểu sao, lên ngân hàng, người ta thông báo giải ngân 30 triệu đồng. Làm căng thì bả trấn an, “cứ vay, còn lại tao lãnh”. “Lãnh” hóa ra là nuốt luôn khoản nợ đã trả của tổ viên do mình quản lý. 

Ngày 4.8, ở phiên xử sơ thẩm, bà Hường tá hỏa khi bị TAND Tuy Phước buộc trả ngân hàng gần 22,5 triệu đồng, riêng khoản vay hộ nghèo. “Làm gì làm bà Quản ấy. Tôi giờ chặt đầu lột da cũng không lấy đâu ra tiền. Đoàn này đoàn nọ tới nhà, lắm lúc chỉ muốn chết quách cho rảnh”, người đàn bà đơn thân gần lục tuần, kêu lên bế tắc.
Những mục tiêu khởi kiện của Ngân hàng Chính sách xã hội  Bình Định

Bà Hường hiện sống với người chú tâm thần, chú cháu lần hồi rau cháo bằng khoản trợ cấp 320.000 đồng/ tháng cùng vài sào ruộng “xấu đui xấu điếc”. Hôm bà gặp chúng tôi, người chằng chịt vết tím bầm, dấu tích bạo hành của ông chú khùng điên sổng xích.

Đổ lỗi vòng quanh

Bà Nguyễn Thị Quạ sờ soạng chống gối bước lên thềm, tay khư khư cuộn giấy chằng trên buộc dưới. Tuổi tác, cơ hàn, chút tăm tối của một đời người biến bà thành dấu chấm cô độc, ngơ ngác giữa không khí nỉ non, ồn ã. Bà lão một chữ bẻ đôi không biết.

Những mắc mứu pháp lý từ cuộn giấy trên tay là quá phức tạp, rối rắm với bà; chỉ nỗi hãi hùng phải trả thêm lượt nữa khoản vay cho mình và phần bị người khác ép vay là rất gần, rất thật. Nó đã được cụ thể hóa bằng bản án tuyên tháng 8, đưa mẹ con bà đối mặt với cái gánh gần 22 triệu đồng nặng quá Thái Sơn.

Cô con gái Trần Thị Xuân Phương chẳng hơn mẹ mấy, giấy má giao dịch với ngân hàng toàn điểm chỉ nhòe nhoẹt, lem luốc. Phương thẩn thờ như kẻ mất hồn: “30 triệu đồng mang tên bà già, vay ra, bà ta (Nguyễn Thị Thanh Quản) đòi lấy phân nửa. Đang cần tiền làm nhà, năn nỉ hết hơi, bả mới chịu để lại 17 triệu đồng”. Những nạn nhân thô vụng, lành hiền, khờ khạo, họ quá yếu đuối và thừa cả tin để có thể tự bảo vệ mình.

Sổ vay vốn của các "con nợ" 
Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy. Có những người cam lòng đưa cổ vào tròng. Họ không cưỡng nổi mối lợi nhỏ nhoi cùng những lời đường mật. Chị Quảng Thị Tuyết ở đội 3 Giang Nam thừa nhận đi vay để cho vay lại, mỗi tháng bà Quản chia lãi 400 – 500 ngàn đồng: “Chừng 1 năm thì không thấy lãi lời đâu hết. Tiền gốc bốc hơi theo. Ngân hàng xuống đối chiếu, vợ chồng rụng rời bởi mang công mắc nợ 26 triệu đồng. Nhà nghèo, 4 đứa con nheo nhóc, lo chuyện ăn, chuyện học cho chúng đã bở hơi tai, nay biết chạy tiền đâu?”. 

Mối quan hệ vụ lợi, khuất tất nơi người này, người nọ là lý do khiến ngân hàng giờ nhìn đối tác cũ của mình bằng ánh mắt ai oán. Phó giám đốc Phòng Giao dịch Tuy Phước Nguyễn Văn Thi chỉ trích: “Họ thông đồng với nhau vì hám lợi chứ nào phải chẳng biết gì. Ở phiên sơ thẩm, không ít người vắng mặt. Họ bất hợp tác, né tránh pháp luật chỉ vì đã làm sai”. Giám đốc Phạm Thị Nhung hình dung con đường phía trước một cách thẳng băng: “Bản án có hiệu lực, phần còn lại là việc của thi hành án”.

Kiểm điểm vụ việc, Phó giám đốc Thi chưa thôi ấm ức: “Cứ vỡ lở thì đổ riệt cho ngân hàng. Đứng mũi chịu sào, lẽ ra phải là Hội Phụ nữ xã. Họ nhận phí ủy thác song chẳng chịu làm gì!”. Ông Thi đúng nhưng chưa đủ. Một cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn như ông (thời điểm các quan hệ ngầm ở Giang Nam bị thao túng, xô đẩy vào vòng phạm pháp) không thể chỉ thụ động, dựa dẫm vào xã, không thể không phát hiện việc bà Quản nhất loạt giấu bay giấu biến nhiều văn bản yêu cầu đối chiếu nợ.

 Bút tích của bà Quản

Đấy là chưa kể giải thích của Phòng Giao dịch Tuy Phước còn mâu thuẫn với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Định trước câu hỏi liệu tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn có được phép cầm tiền “trả hộ nợ gốc” hay không? 

Vậy nên, dễ hiểu là trong khi đại diện chính quyền, đoàn thể Phước Hiệp như Phó chủ tịch UBND Trần Đình Học, Chủ tịch Hội Phụ nữ Nguyễn Thị Mỹ Phương vò đầu bức tai kêu khó thì hàng chục hộ nghèo Giang Nam xôn xao đòi phải truy cứu đích đáng trách nhiệm cá nhân ông Nguyễn Văn Thi.

Trong đơn khiếu nại tập thể gửi tận... TAND và VKSND Tối cao, 25 công dân Giang Nam thậm chí còn cáo buộc sự thiếu trách nhiệm của ông này là yếu tố đưa đẩy, dẫn dắt họ vào con đường điêu đứng, thống khổ và bế tắc hiện nay.

Vĩ thanh

Giang Nam chưa bao giờ hoang mang, mất ngủ mất ăn đến thế. 25 hộ dân nghèo khó cùng lúc ngược xuôi, nháo nhào kháng cáo. Họ phấp phỏng hy vọng một phán quyết có lợi ở cấp cao hơn.

Tin “hên xui” cho họ: TAND tỉnh Bình Định, đến giữa tháng 11, đã tiếp nhận 15 hồ sơ chống án, phần lớn là quá hạn. Theo một phát ngôn có trách nhiệm, lý do chấp nhận quá hạn là nhận thức pháp luật của đương sự hạn chế, hoàn cảnh gia đình họ quá khó khăn...

Có một dòng chảy khuất lấp đang ngấm ngầm gây tổn thương, xói lở đời sống dân quê. Bi kịch, mất mát không chỉ đến từ thiên tai, xui rủi mà còn bởi cái tâm lý ham muốn chút lợi lộc cỏn con, bởi sự ngờ nghệch, hớ hênh, bởi lòng tin không được đặt đúng nơi, đúng chỗ. Suy cho cùng, cũng vì khốn quẫn mà ra.

 


Xuân Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ tâm thần không bị “ăn đòn” mới là chuyện lạ

Khương Quỳnh |

Bạn tôi – bác sĩ tâm thần mới đây bộc bạch bằng một giọng rất trào phúng: “Bác sĩ tâm thần không bị đánh mới là chuyện lạ, chứ bị đánh thì… bình thường”. Tôi tròn mắt. Anh bình thản và nghiêm túc: “Thì em cứ vào đó mà xem”.

Trung tâm hỗ trợ làm... người nghèo thêm nghèo

XUÂN HÙNG |

Hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đang làm biến tướng các hoạt động từ thiện, gây bất an nông thôn và khiến người nông dân vốn nghèo càng nghèo hơn.

Canh Nậu – nơi không thể nhận ra tuổi tác

Cao Thùy Liên |

Ba người đàn ông bằng tuổi nhau, chơi với nhau từ thuở nhỏ, vậy mà khi họ cùng ngồi lại, vẻ ngoài của họ khiến một người tôi gọi “bác”, một người tôi gọi “chú” và người còn lại là “anh”. Chuyện mà tôi đang nói đến ở làng mộc Canh Nậu - xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Hành trình phục hồi Đảng tịch của một cựu sĩ quan

Lục Tùng |

Ngày 27.10.2015, tại xã Tân Hộ Cơ, Huyện ủy Tân Hồng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Tháp long trọng làm lễ trao Quyết định phục hồi đảng tịch và phát thẻ đảng viên cho đồng chí Nguyễn Văn Chớm (SN 1934) sau hơn 20 năm gián đoạn. Đây là kết quả “đột phá” trong xử lý thông tin của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trước vấn đề mà Báo Lao Động kiên trì đeo đuổi suốt 7 năm qua.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Bác sĩ tâm thần không bị “ăn đòn” mới là chuyện lạ

Khương Quỳnh |

Bạn tôi – bác sĩ tâm thần mới đây bộc bạch bằng một giọng rất trào phúng: “Bác sĩ tâm thần không bị đánh mới là chuyện lạ, chứ bị đánh thì… bình thường”. Tôi tròn mắt. Anh bình thản và nghiêm túc: “Thì em cứ vào đó mà xem”.

Trung tâm hỗ trợ làm... người nghèo thêm nghèo

XUÂN HÙNG |

Hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới đang làm biến tướng các hoạt động từ thiện, gây bất an nông thôn và khiến người nông dân vốn nghèo càng nghèo hơn.

Canh Nậu – nơi không thể nhận ra tuổi tác

Cao Thùy Liên |

Ba người đàn ông bằng tuổi nhau, chơi với nhau từ thuở nhỏ, vậy mà khi họ cùng ngồi lại, vẻ ngoài của họ khiến một người tôi gọi “bác”, một người tôi gọi “chú” và người còn lại là “anh”. Chuyện mà tôi đang nói đến ở làng mộc Canh Nậu - xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Hành trình phục hồi Đảng tịch của một cựu sĩ quan

Lục Tùng |

Ngày 27.10.2015, tại xã Tân Hộ Cơ, Huyện ủy Tân Hồng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Tháp long trọng làm lễ trao Quyết định phục hồi đảng tịch và phát thẻ đảng viên cho đồng chí Nguyễn Văn Chớm (SN 1934) sau hơn 20 năm gián đoạn. Đây là kết quả “đột phá” trong xử lý thông tin của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trước vấn đề mà Báo Lao Động kiên trì đeo đuổi suốt 7 năm qua.