Những chuyện lạ từ trường “Viên Phấn Vàng”

Lục Tùng |

Bất ngờ với số liệu: Giáo viên tốt nghiệp Đại học Đồng Tháp chiếm 12/15 giải thưởng “Viên Phấn Vàng” giai đoạn 2000 -2015. ThS Nguyễn Hoàng Minh Trí, Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHĐT cho biết thêm: “Hầu hết các anh chị này xuất thân gia đình nghèo, thậm chí có người vừa học, vừa làm”.

Đi “làm thuê”, về “làm chủ” 

ThS Võ Minh Ngà, Tổ trưởng Tổ Hóa – Sinh Trường PTTH Đốc Binh Kiều (Tháp Mười, Đồng Tháp) kể: “Năm 2004 đỗ vào 4 trường, nhưng do gia đình khó khăn nên em quyết định chọn Đại học Đồng Tháp (ĐHĐT) để đỡ tiền thuê nhà và để có thể duy trì việc dạy kèm”.

Để có tiền nuôi mình, phụ giúp gia đình, “chia lửa” hàng tháng với người anh cùng đỗ đại học ngoài tỉnh, Ngà phải dạy kèm 7-8 nhóm nên thường xuyên ăn cơm chiều lúc 8 giờ tối và ngủ khi đã 2 giờ sáng. Nhưng chàng SV sinh năm 1986 của thành phố Cao Lãnh vẫn tốt nghiệp loại “Giỏi”, được ưu tiên về trường PTTH Tháp Mười, một trong những trường điểm của tỉnh Đồng Tháp. Và ngay tiết dạy đầu đời của mình, Ngà đã tạo được niềm tin với nhiều đồng nghiệp “lão làng”.

Gần 6 năm trôi qua, nhưng nguyên Phó hiệu trưởng Trường PTTH Tháp Mười - Tôn Thị Mai Thanh - vẫn giữ nguyên ấn tượng đẹp về thầy giáo Ngà. “Sau buổi dự giờ tiết dạy của Ngà, tôi quyết định giao con đầu lòng đang học lớp 12 cho Ngà kèm môn hóa - giọng cô Thanh hạnh phúc - Bây giờ con tôi học năm thứ 5 Đại học Y dược”. Vừa đứng lớp vừa học thêm Cao học, vừa dạy kèm rồi hàng tuần về quê chăm sóc cha mẹ già, dồn dập với công việc, vật vã với cơm áo, gạo tiền như vậy nhưng năm 2013, Ngà cùng lúc tốt nghiệp ThS Hóa học và đạt danh hiệu “Viên Phấn Vàng” (VPV), phần thưởng cao quý của Sở GD-ĐT Đồng Tháp dành cho GV xuất sắc nhất trong số những người đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp tỉnh. 

Võ Minh Ngà (THPT Đốc Binh Kiều) xuất sắc đạt danh hiệu "Viên Phấn Vàng" hệ THPT ngay năm thứ 3 tốt nghiệp ĐH Đồng Tháp 
Đó cũng là con đường mà cô Nhữ Thị Hoa, GV toán Trường PTTH Sa Đéc (Sa Đéc – Đồng Tháp) đi qua. Nhà nghèo, đông anh em nên từ lớp 8 đến lớp 12, Hoa phải vừa học, vừa nhận làm tạp vụ cho trường. Cũng vì thế sau khi tốt nghiệp TPTH, cô đã chọn ĐHĐT tại quê nhà học ngành Sư phạm toán. Từ tư thế của người vào ĐH bằng con đường “làm thuê”, sau khi tốt nghiệp, Hoa đã nhanh chóng trở thành chủ nhân của danh hiệu VPV năm 2007 trong cuộc thi có khá nhiều “cao thủ” tốt nghiệp các trường ĐH danh tiếng. “Đây là niềm tự hào, bởi VPV được xem là đánh giá thuyết phục nhất về chất lượng GV - ThS Nguyễn Thúy Hà, Phó GĐ Sở GD-ĐT Đồng Tháp cho biết - Hội đồng giám khảo là chuyên gia từ 2 trường ĐH và giáo viên có nhiều kinh nghiệm do Sở chỉ định nên tính khách quan cao”. 

Vượt trên chính mình

“SV ĐHĐT không chỉ được truyền chuyên môn, mà còn được truyền lửa. Thường sau giờ dạy chính thức, thầy cô nhắc đi nhắc lại: Các em có nhiều thiệt thòi so với sinh viên nhiều trường ĐH thâm niên, nhưng các em lại chính là tương lai của trường. Tên tuổi ĐHĐT có vươn cao, bay xa hay ngược lại là hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng đứng lớp của các em”, ThS Ngà nhớ lại: “Chính những lời nhắc nhở này đã thôi thúc chúng em nỗ lực hơn cả năng lực tự có”. 

PGS.TS Nguyễn Văn Đệ, Hiệu trưởng ĐHĐT mở đầu buổi trò chuyện: “Đó chính chìa khóa giải tỏa nghịch lý giữa đầu vào và đầu ra của ĐHĐT”. Theo PGS Đệ, do nhiều nguyên nhân, phần lớn SV đầu vào của ĐHĐT hoặc có giới hạn về học lực, hoặc về kinh tế, thậm chí nhiều trường hợp có cả hai. Trong khi đó lực lượng giảng dạy - “cỗ máy cái” cũng khởi đầu khá ì ạch. “Năm 2003 ĐHĐT thành lập trên cơ sở trường CĐSP với 165 cán bộ giảng viên, trong đó chỉ có 21 ThS. Thậm chí có những SV xuất sắc mới tốt nghiệp được giữ lại làm cán bộ giảng dạy nên chỉ có trình độ CĐSP”, PGS Đệ nhớ lại. 
Phan Ngọc Thạch trong buổi nhận bằng Tiến sĩ tại đại học QUT (Úc) 
Nhưng với tinh thần học để nâng cao trình độ cho chính mình và giúp SV rút ngắn khoảng cách bất lợi, tập thể giảng viên ĐHĐT đã tạo được sự đột phá ấn tượng. “Đến 2015 ĐHĐT có gần 90 % giảng viên có trình độ từ ThS trở lên (trong đó có 02 PGS, 55 TS, 75 nghiên cứu sinh, 79 giảng viên đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài). Đặc biệt, trường đang có 10 đôi vợ chồng giảng viên trẻ, mà cả hai đều là TS, hoặc một người TS và một người đang là nghiên cứu sinh”. Trong đó có nhiều người trở thành TS như “huyền thoại giữa đời thường” như Lê Trung Hiếu. Từ cậu bé mồ côi cha, phải chăn vịt chạy đồng để lấy tiền ăn học, Hiếu - cựu SV bộ môn Toán (hiện là Trưởng bộ môn Giải tích-Toán ứng dụng, ĐHĐT) không chỉ trở thành của hiếm khi đạt học vị tiến sĩ toán học ở tuổi 30 vào năm 2015 mà còn gây được tiếng vang trong giới toán học thế giới khi công bố đến 5 bài nghiên cứu khoa học quốc tế, trong đó có 2 bài SCI (Science Citation Index- Chỉ số trích dẫn khoa học). 

Thậm chí, ngay cả người xuất phát với trình độ CĐSP cũng vươn lên đạt học vị TS quốc tế như Phan Ngọc Thạch. Tốt nghiệp CĐSP tiếng Anh loại giỏi, Thạch được giữ lại làm giảng viên. Tuy xuất phát điểm thấp, nhưng Thạch đã khiến nhiều người phải “ngước nhìn” khi đỗ đầu kỳ thi Cao học tiếng Anh tại ĐHSP TPHCM (khóa 1999-2003) và được chọn học ThS tại Đại học Kỹ thuật Queensland (QUT – Queensland University of Technology) và với việc được Hội đồng Quản lý Giáo dục Australia – Bang Queensland (ACEL – Australian Council for Education Leadership, Queensland) tặng bằng khen về thành tích học tập xuất sắc năm 2006, Thạch tiếp tục được cấp học bổng nghiên cứu sinh và trở thành tiến sĩ tại QUT vào năm 2015 ở tuổi 40. 

“Doping” khoa học

Đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: Vì sao ĐHĐT có thể “vươn vai Phù Đổng” về trình độ giảng viên để tạo ra sự đột phá chất lượng? TS Lê Trung Hiếu trả lời: Nhờ có liều “Doping” khoa học của lãnh đạo nhà trường!  Chính sách thưởng bài nghiên cứu khoa học của trường đã tiếp sức quan trọng cho em hoàn thành chương trình sau đại học”, TS Lê Trung Hiếu nói. PGS Đệ cho biết thêm: “Để kích thích giảng viên nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ, ĐHĐT lập kế hoạch thưởng trên cơ sở thu nhập của nhà trường. Hiện, mức thưởng mỗi bài nghiên cứu trong nước từ 2-3 triệu đồng, bài nghiên cứu quốc tế 8-10 triệu đồng”. Điều này đã tiếp thêm động lực cho nhiều người đầu tư nghiên cứu và việc nhiều giảng viên của trường đạt mức thưởng 60-70 triệu đồng/năm là minh chứng cho sự “bùng nổ” trên lĩnh vực khoa học ở ĐHĐT.
Nhưng chính cái tình, cái nghĩa trong quản lý, điều hành của ĐHĐT mới thực sự chấp cánh cho nhiều người bay cao, bay xa trong khoa học. Năm 2012, nhận được học bổng nghiên cứu sinh ở Auatralia, nhưng Phan Ngọc Thạch (Khoa Ngoại ngữ) định “rút lui” vì lo cho gia đình có con nhỏ. Nghe tin, PGS Đệ mời lên động viên và gợi cách đưa vợ, con theo cùng. Đến đây lại nảy sinh rắc rối mới: Đơn vị chủ quản của vợ Thạch (trình độ cử nhân Anh văn) không đồng ý cho nghỉ phép dài hạn. “Lúc đầu định chấp nhận cho vợ làm đơn xin nghỉ việc, nhưng thầy Đệ mời lên trao đổi, tạo điều kiện cho nhập hồ sơ của vợ em về trường và cam kết: Sẽ lãnh thủ tục cho con em “nhập học” khi về nước. “Sự giúp đỡ tận tình này không chỉ giúp em vượt qua khó khăn về thủ tục ban đầu mà còn động viên em rất lớn về tinh thần để tạo ra sự khác biệt trong học tập trong môi trường quốc tế”, TS Thạch nói.
Chỉ sau 8 năm tốt nghiệp ĐH Đồng Tháp, cậu học trò chăn vịt Lê Trung Hiếu (trái) đã trở thành TS Toán học 

Và chính hành xử như “bát nước đầy” của ĐHĐT đã khiến Thạch sẵn sàng từ bỏ lời mời với mức lương “khủng” ở nước ngoài để quay về “mái nhà xưa”. “Khi nhận được lời mời, em điện thoại cho thầy Đệ. Thầy nói đại ý, em là người quyết định. Nhưng trong nghiên cứu và lao động khoa học, môi trường làm việc mới là vấn đề quan trọng. Nếu về, ĐHĐT sẽ tạo điều tốt nhất có thể cho em phát huy. Lời khuyên chân tình quá khiến em quyết định trở về”. Ngày Thạch “vinh quy”, PGS Đệ ký quyết định bổ nhiệm tân TS làm Phó trưởng khoa Ngoại ngữ và đích thân Hiệu trưởng ĐHĐT hoàn thành hồ sơ nhập trường cho con của Thạch. Ngoài ra, vợ Thạch được cam kết cho lựa chọn vào làm việc tại 2 đơn vị: Khoa Ngoại ngữ hoặc Phòng Quan hệ quốc tế.

Có thể dư luận xã hội sẽ còn bàn cãi chất lượng ĐH tại các tỉnh, nhưng việc áp đảo trong danh sách VPV hệ PTTH tỉnh Đồng Tháp của ĐHĐT không chỉ gợi cho nhiều người cái nhìn mới về chất lượng của trường  mà còn là lời nhắc nhở giới làm chính sách sớm ban hành công cụ kiểm định chất lượng theo hướng định lượng thay cho lối đánh giá định tính, gây ra những xáo trộn không đáng có thời gian qua. 

 


Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.

Nghị lực phi thường của “cô giáo đồng nát”

Giang Thùy Linh |

Dáng người nhỏ thó, đôi mắt sâu và thoáng buồn, chị Vương Thị Thùy (phường Viên Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội) trông quá già so với tuổi 33 của mình. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, nhưng cô vượt qua ngại ngùng, mặc cảm để nai lưng làm đủ thứ việc từ giúp việc, cấy thuê, đồng nát… để kiếm tiền cứu người chồng đang bạo bệnh, đưa gia đình nhỏ thoát khỏi cơn bĩ cực khốn khó.

20 triệu đồng, giá của một bữa nhậu và sự phân vân sống – chết

Xuân Nhàn |

15, 20 triệu đồng lớn hay nhỏ? Với người này, đó chỉ là chầu nhậu, bữa điểm tâm nhưng với kẻ khác, nó đủ nghiêm trọng để đẩy con người ta tới chỗ phân vân sống – chết. Chuyện dưới đây chấn động mảnh làng quê Tuy Phước (Bình Định), nơi gần 30 hộ nghèo cùng lâm cảnh “vô phúc đáo tụng đình”. Họ, kẻ trước người sau, nay vùng vẫy chống lại bản án tranh chấp hợp đồng vay vốn trong tình cảnh trớ trêu, vô vọng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cổ tích về một cô giáo tí hon

Ngô Chuyên - Hoa Lê |

Cao 1,1m và nặng 40kg, chỉ riêng việc tốt nghiệp một trường trung cấp nghệ thuật và sống bình thường được với cuộc đời này thôi đã là kỳ tích. Nhưng Kiều Thị Ánh Thuyết - “cô giáo tí hon” ở xã Lập Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm được nhiều hơn thế. Hơn 10 năm nay, cô đã viết lên một câu chuyện cổ tích khi tổ chức một lớp học miễn phí cho những trẻ em nghèo trên quê hương mình.

Nghị lực phi thường của “cô giáo đồng nát”

Giang Thùy Linh |

Dáng người nhỏ thó, đôi mắt sâu và thoáng buồn, chị Vương Thị Thùy (phường Viên Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội) trông quá già so với tuổi 33 của mình. Là một giáo viên hàng ngày đứng trên bục giảng, nhưng cô vượt qua ngại ngùng, mặc cảm để nai lưng làm đủ thứ việc từ giúp việc, cấy thuê, đồng nát… để kiếm tiền cứu người chồng đang bạo bệnh, đưa gia đình nhỏ thoát khỏi cơn bĩ cực khốn khó.

20 triệu đồng, giá của một bữa nhậu và sự phân vân sống – chết

Xuân Nhàn |

15, 20 triệu đồng lớn hay nhỏ? Với người này, đó chỉ là chầu nhậu, bữa điểm tâm nhưng với kẻ khác, nó đủ nghiêm trọng để đẩy con người ta tới chỗ phân vân sống – chết. Chuyện dưới đây chấn động mảnh làng quê Tuy Phước (Bình Định), nơi gần 30 hộ nghèo cùng lâm cảnh “vô phúc đáo tụng đình”. Họ, kẻ trước người sau, nay vùng vẫy chống lại bản án tranh chấp hợp đồng vay vốn trong tình cảnh trớ trêu, vô vọng.