Thị trường lao động

Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm

QUỲNH CHI |

Sáng 20.7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021; phát động cuộc thi thiết kế dạy học trực tuyến và ký kết hợp tác với doanh nghiệp.

Hàng triệu lao động đang trông chờ hỗ trợ

Bảo Hân - Quỳnh Chi |

Sau gói hỗ trợ 18.000 tỉ đồng dành cho đối tượng lao động mất việc đang thuê nhà, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đề xuất tháng 8.2020, gói hỗ trợ lần hai được dự kiến tổng kinh phí trên 27.580 tỉ đồng đang được Bộ LĐTBXH hoàn thiện. Chính phủ cũng đang giao cho Bộ LĐTBXH khẩn trương tiếp thu ý kiến bộ ngành, hoàn thiện dự thảo nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Lập mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đáp ứng nhu cầu hội nhập

QUỲNH CHI |

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội vừa có Công văn gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ về việc đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Làm gì để nâng cao chất lượng trường nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp?

Kiều My |

Ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ&TBXH cho biết, việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường nghề được quyết định bởi sự phối hợp chặt chẽ giữa trường nghề và các doanh nghiệp.

Hà Nội tổ chức hướng nghiệp cho 6.000 học sinh, sinh viên và người lao động

Vượng Vũ |

Năm 2021, giáo dục nghề nghiệp Thủ đô đề ra mục tiêu tuyển sinh và đào tạo mới cho 220.500 lượt người, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 71,5%, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 50,5%. Để đạt được mục tiêu này, ngày 24.4, tại trường Trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội đã diễn ra hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động năm 2021 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội tổ chức.

Tổ chức Lao động Quốc tế: COVID-19 tạo thêm những bất bình đẳng giới mới

Linh Nguyên |

ILO tại Việt Nam kêu gọi phụ nữ và nam giới thay đổi tư duy nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động.

Tác động của đại dịch COVID-19 nhìn từ góc độ giới

Hải Anh |

Theo bà Valentina Barcucci - chuyên gia Kinh tế Lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Việt Nam, tác giả chính của nghiên cứu “Giới và Thị trường Lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm”, thì trước đại dịch COVID-19, cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận việc làm khá dễ dàng, nhưng nhìn chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn của nam giới.

Long An: Sau Tết, sản xuất tăng tốc

Kỳ Quan |

Sau kỳ nghỉ Tết, hầu hết công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đều trở lại sản xuất. Trong khi các doanh nghiệp đã thích ứng với điều kiện bình thường mới, vừa đẩy mạnh sản xuất vừa phòng chống dịch COVID-19.

Thị trường lao động đầu năm: Chỉ một số doanh nghiệp tuyển dụng nhỏ lẻ

Bảo Hân |

Chiều 1.3, ông Nguyễn Đức Sinh - Chủ tịch Công đoàn (CĐ) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Phú Thọ - cho biết, qua theo dõi 70-80 doanh nghiệp (DN) trong các KCN của tỉnh, chỉ có khoảng 10% trong số các DN này (6-7 đơn vị) là có nhu cầu tuyển dụng trong quãng thời gian sau Tết.

TP.Hồ Chí Minh: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85,8%

Nam Dương |

Tiến sĩ Đỗ Thanh Vân - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM - cho biết, năm 2021, TPHCM sẽ phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp phần mềm, kỹ thuật số, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng cao.

Thị trường lao động dần sôi động theo đà tăng trưởng kinh tế

Quỳnh Chi |

Sau Tết Nguyên đán, do ảnh hưởng dịch COVID-19 và cũng là cao điểm của đợt tuyển dụng trong năm, bức tranh việc làm có nhiều “mảng màu” khác nhau. Về cơ bản, biến động cung - cầu nhân lực không nhiều mà chỉ có sự biến động lao động đầu năm. Theo các chuyên gia, thị trường lao động sẽ “sáng” dần theo đà tăng trưởng kinh tế thời gian tới.

Miền Trung: Lao động khối du lịch chuyển nghề

Minh Linh Chung |

Một mùa nghỉ Tết kéo dài cộng với tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã khiến thị trường lao động ở các tỉnh miền Trung biến động theo chiều hướng tiêu cực.

TP.Hồ Chí Minh: Cần khoảng 70.000-75.000 việc làm trong quý I/2021

Nam Dương |

Theo ông Đỗ Thanh Vân - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm dự báo Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu nhân lực Quý I/2021, TPHCM cần khoảng 70.000-75.000 chỗ làm việc, để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho hoạt động ổn định phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Còn năm 2021, TPHCM cần khoảng 280.000 - 300.000 chỗ làm, trong đó có 140.000 chỗ việc làm mới.

Quảng Nam: Hơn 80% các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại sau Tết

Thanh Chung |

Bà Trương Thị Lộc – Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt đầu đi làm trở lại hơn 80%.

Khánh Hòa: Các doanh nghiệp vẫn giữ chân được người lao động sau Tết

Tường Minh - Phương Linh |

Khác với mọi năm, năm nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn giữ chân được người lao động trở lại làm việc sau thời gian nghỉ Tết.