Hàng triệu lao động đang trông chờ hỗ trợ

Bảo Hân - Quỳnh Chi |

Sau gói hỗ trợ 18.000 tỉ đồng dành cho đối tượng lao động mất việc đang thuê nhà, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đề xuất tháng 8.2020, gói hỗ trợ lần hai được dự kiến tổng kinh phí trên 27.580 tỉ đồng đang được Bộ LĐTBXH hoàn thiện. Chính phủ cũng đang giao cho Bộ LĐTBXH khẩn trương tiếp thu ý kiến bộ ngành, hoàn thiện dự thảo nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Nếu được thông qua, gói chính sách hướng đến những lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, trong đó có gần 20 triệu lao động khu vực phi chính thức sẽ có cơ hội được giải ngân.

“Từng làm hồ sơ nhưng không được nhận”

Đây là chia sẻ của chị Hà Thị Ngọc Huyền, giáo viên một trường mầm non tư thục ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Chị Huyền đã về quê ở Thanh Hoá và đã tự cách ly được 8 ngày nay. Trường học nơi chị Huyền làm việc đóng cửa từ đầu tháng 5.2021, kể từ đó, cả ngày chị gần như chỉ quanh quẩn trong phòng trọ. Gần 2 tháng trôi qua, trường không mở cửa, trong khi lại mang thai ở tháng thứ 8, chị Huyền đành về quê mà không có một khoản nào dắt túi.

“Chờ mãi không được đi làm, trong khi hàng tháng tiền trọ, tiền sinh hoạt,... khiến tôi rất sốt ruột. Mọi khoản trang trải của cả gia đình đều trông chờ vào đồng lương khoảng 8 triệu đồng của chồng tôi. Những hôm trời nắng nóng, ở trong phòng trọ lại càng khó chịu, ngột ngạt hơn. Cuối cùng, tôi về quê, chồng vẫn bám trụ ở Hà Nội để kiếm tiền nuôi gia đình” - chị Huyền bộc bạch.

Khi đi làm, tổng thu nhập của cả 2 vợ chồng chị Huyền khoảng 13 triệu đồng/tháng, trong khi riêng tiền thuê nhà, điện nước đã gần 2 triệu đồng/tháng. Khi nghỉ làm, cuộc sống của cặp vợ chồng son càng thiếu thốn, chật vật hơn.

Chị Huyền còn phải tự đóng bảo hiểm cho mình trong giai đoạn trường đóng cửa (khoảng 1,5 triệu đồng/tháng) để duy trì thời gian bảo hiểm xã hội, nhất là khi chị sắp đến lúc sinh nở…

“Tôi chưa biết đến gói hỗ trợ mới mà Bộ LĐTBXH đang đề xuất. Nhưng gói hỗ trợ trước, mặc dù tôi có làm hồ sơ nhưng không được nhận”, chị Huyền buồn bã cho hay.

Nhóm lao động tự do bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Bà Đỗ Thị Chín (xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư) cùng chồng phải về quê từ ngày 23.5. Vợ chồng bà Chín buôn bán đồng nát ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã hơn 10 năm, chưa bao giờ ông bà gặp khó khăn như thời gian vừa qua. “Từ hồi có dịch COVID-19, thu nhập của cả hai vợ chồng giảm xuống chỉ còn hơn một nửa, chỉ còn khoảng 3 triệu đồng/tháng. Có ngày không được đồng nào” - bà Chín chia sẻ.

Thu nhập giảm nặng nề, lo lắng bị lây nhiễm bệnh, trong khi ở quê đang thu hoạch lúa, vợ chồng bà Chín quyết định về quê và chưa có kế hoạch lên Hà Nội vì chưa biết tình hình dịch sắp tới sẽ thế nào.

Về quê, bà Chín “xót” nhất là, dù không kiếm ra tiền, nhưng do đã thuê lâu dài nên bà vẫn phải đóng tiền nhà 1 triệu đồng/tháng. Bà Chín cho hay, bà chưa biết về gói hỗ trợ 27.600 tỉ đồng, nhưng bà rất mong được hỗ trợ để giảm bớt khó khăn. “Tôi chỉ cần được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng - bằng với mức tiền thuê nhà là đã vui mừng lắm rồi” - bà Chín bày tỏ.

Lao động phi chính thức vẫn khó tiếp cận...

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Minh Huân - Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, ông không quá lạc quan về khả năng tiếp cận gói hỗ trợ của nhóm lao động phi chính thức vì cách quản lý đối tượng này hiện nay như... bắt cóc bỏ đĩa.

Theo ông Huân, dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng tác động không đều ở các khu vực. Nơi nào duy trì được sản xuất thì NLĐ vẫn có thu nhập, dù bị giảm ít nhiều. Riêng với nhóm lao động phi chính thức, dù không phải tất cả bị ảnh hưởng nhưng yếu tố việc làm không ổn định, thu nhập thấp… khiến họ trở thành nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Về cơ hội tiếp cận, ông Huân lo ngại “bởi vì đang quản theo kiểu bắt cóc bỏ đĩa, không bài bản nên sợ trách nhiệm. Những người thống kê lo sợ kiện tụng khi người đáng được thì không được, người không đáng được thì lại được”.

Tuy nhiên, có khó khăn ông Huân vẫn nhấn mạnh việc hỗ trợ là cần thiết. Nếu ứng dụng công nghệ thông tin vào thống kê, hỗ trợ sẽ rất tốt nhưng nền tảng này không thể làm được ngay.

Chung quan điểm lo lắng, ông Lê Quang Trung - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho rằng, việc đầu tiên là phải đánh giá rất hết sức cụ thể các chương trình đã làm theo hai hướng: Một là chính sách, hai là tổ chức triển khai thực hiện.

“Gói hỗ trợ lần này ưu tiên hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Phải xác định đối với người lao động hỗ trợ cái gì? Nếu ở vùng cách ly thì phải hỗ trợ trực tiếp cho họ bằng tiền, bằng một khoản để họ duy trì mức sống tối thiểu. Đối với DN có biện pháp hỗ trợ để DN hỗ trợ cho NLĐ. Trước hết là hỗ trợ bằng lương ngừng việc thì nguồn này phải đề nghị ngân hàng liên doanh cho DN vay ở dạng tín chấp, không bảo lãnh cho họ. Áp dụng hình thức thưởng lãi suất, nếu DN trả đúng hạn thì DN sẽ được thưởng lại bằng đúng lãi suất DN phải trả”, ông Trung nói.

Ông Trung cũng đề xuất tập trung vào giảm chi phí cho DN và NLĐ, cả chi phí đầu vào sản xuất; trong đó có giảm chi phí các khoản nóng trong đó có BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp thì miễn hoặc giảm ở mức hợp lý nhất để giảm chi phí đầu vào. Gói này còn có một hoạt động để họ chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh, theo cách làm việc từ xa trong đó có làm việc tại nhà.

Đối với NLĐ tự do về các địa phương thì địa phương cũng phải chủ động để có các giải pháp hỗ trợ NLĐ: Đào tạo cho vay vốn, bố trí việc làm tạm thời, khuyến khích NLĐ phát huy hết khả năng của mình để tự tạo việc làm… “Khu vực nông thôn rất rộng lớn có thể tạo ra nhiều việc làm nếu NLĐ khơi dậy tiềm năng của bản thân và địa phương. Địa phương cũng nên giải quyết vấn đề cho họ như đời sống, học hành, khám chữa bệnh… Cần có một gói nữa hỗ trợ cho trung tâm dịch vụ việc làm để họ làm tốt thông tin thị trường lao động. Dịch COVID-19 đã làm hạn chế một số lĩnh vực giảm chỗ làm việc, nhưng cũng nảy sinh các việc làm mới. Các thu hút vào lĩnh vực mới thì cần phải có thông tin…”, ông Trung đề xuất.

Bảo Hân - Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Dịch bệnh ở khu công nghiệp, LĐLĐ Bình Dương hỗ trợ công nhân như thế nào?

ĐÌNH TRỌNG |

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiếp tục có nhiều lao động bị ảnh hưởng gặp khó khăn, Liên đoàn lao động Bình Dương triển khai nhiều biện pháp để kịp thời hỗ trợ người lao động.

Công đoàn trường đại học hỗ trợ mua vaccine COVID-19 cho công nhân

H.Đào |

Công đoàn Đại học Quốc gia TPHCM và Công đoàn Trường Đại học Tài chính - Marketing TPHCM đã ủng hộ mua vaccine phòng chống dịch COVID-19.

LĐLĐ Hà Nội yêu cầu khẩn trương hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng

Hải Anh |

Ngày 18.6, LĐLĐ Thành phố Hà Nội cho biết đã yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã ; Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng, ký kết Thoả ước lao động tập thể.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Dịch bệnh ở khu công nghiệp, LĐLĐ Bình Dương hỗ trợ công nhân như thế nào?

ĐÌNH TRỌNG |

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiếp tục có nhiều lao động bị ảnh hưởng gặp khó khăn, Liên đoàn lao động Bình Dương triển khai nhiều biện pháp để kịp thời hỗ trợ người lao động.

Công đoàn trường đại học hỗ trợ mua vaccine COVID-19 cho công nhân

H.Đào |

Công đoàn Đại học Quốc gia TPHCM và Công đoàn Trường Đại học Tài chính - Marketing TPHCM đã ủng hộ mua vaccine phòng chống dịch COVID-19.

LĐLĐ Hà Nội yêu cầu khẩn trương hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng

Hải Anh |

Ngày 18.6, LĐLĐ Thành phố Hà Nội cho biết đã yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã ; Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khẩn trương hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng, ký kết Thoả ước lao động tập thể.