Tổ chức Lao động Quốc tế: COVID-19 tạo thêm những bất bình đẳng giới mới

Linh Nguyên |

ILO tại Việt Nam kêu gọi phụ nữ và nam giới thay đổi tư duy nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động.

Phụ nữ dành trung bình mỗi tuần 20,2 giờ để làm việc nhà

Với tỉ lệ tham gia thị trường lao động cao đáng kể, phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với nhiều bất bình đẳng kéo dài dai dẳng trên thị trường lao động và phải mang trên vai gánh nặng kép vừa đi làm vừa cáng đáng trách nhiệm gia đình nặng nề hơn nhiều so với nam giới.

Báo cáo nghiên cứu “Giới và Thị trường Lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm” công bố ngày 4.3 của ILO tại Việt Nam cho thấy, đại dịch COVID-19 không chỉ làm hằn sâu những bất bình đẳng hiện hữu mà còn tạo thêm những bất bình đẳng giới mới. Hơn 70% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động, tỉ lệ này ở cấp độ toàn cầu là 47,2% và tỉ lệ trung bình của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là 43,9%. Mặc dù sự chênh lệch giới trong tỉ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam ít hơn so với thế giới, mức chênh lệch này vẫn duy trì ở mức 9,5 điểm phần trăm trong suốt thập kỷ qua (tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới cao hơn tỉ lệ này ở nữ giới).

Theo bà Valentina Barcucci - chuyên gia Kinh tế Lao động của ILO Việt Nam, tác giả chính của nghiên cứu, trước đại dịch COVID-19 - cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận việc làm khá dễ dàng, nhưng nhìn chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn của nam giới. Lao động nữ chiếm đa số trong những việc làm dễ bị tổn thương, đặc biệt là công việc gia đình. Thu nhập của họ thấp hơn của nam giới (tiền lương tháng thấp hơn 13,7% trong năm 2019) bất luận thời giờ làm việc là tương đương với nam giới và chênh lệch giới về trình độ học vấn đã được thu hẹp đáng kể. Tỉ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí ra quyết định còn quá thấp. Phụ nữ chiếm gần một nửa lực lượng lao động nhưng chỉ đảm nhận chưa đến một phần tư vị trí lãnh đạo, quản lý chung.

“Bất bình đẳng đối với phụ nữ về chất lượng việc làm và phát triển nghề nghiệp cũng bắt nguồn từ trách nhiệm kép mà họ phải gánh vác” - bà Barcucci cho biết. “Phụ nữ phải dành thời gian làm việc nhà nhiều hơn gấp đôi so với nam giới”. Phụ nữ dành trung bình mỗi tuần 20,2 giờ để dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn và đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái trong khi nam giới chỉ dành 10,7 giờ cho những công việc này. Gần một phần năm nam giới thậm chí không hề dành chút thời gian nào cho việc nhà.

Xuất hiện những bất bình đẳng mới

Từ góc độ giới, đại dịch đã gây nên hệ quả là tổng số thời giờ làm việc sụt giảm đáng kể trong quý II/2020 và mới chỉ được phục hồi trong nửa cuối năm. Phụ nữ là đối tượng phải chịu tổn thất về thời giờ làm việc nặng nề nhất. Tổng số giờ làm hằng tuần của phụ nữ trong quý II/2020 chỉ bằng 88,8% tổng số giờ làm của họ trong quý IV/2019, con số này ở nam giới là 91,2%. Tuy nhiên, số giờ làm việc của phụ nữ lại phục hồi nhanh hơn.

Trong 3 tháng cuối năm 2020, phụ nữ đã làm việc nhiều hơn 0,8% số giờ so với cùng kỳ năm 2019, trong khi nam giới chỉ làm nhiều hơn 0,6%. Đại dịch COVID-19 không chỉ làm gia tăng những bất bình đẳng vốn hiện hữu trong thị trường lao động Việt Nam mà còn tạo nên những bất bình đẳng mới. Trước đại dịch, hầu như không có sự chênh lệch trong tỉ lệ thất nghiệp giữa nam giới và phụ nữ nhưng tình trạng này đã xuất hiện từ quý III/2020.

Mặc dù ở cấp độ chính sách, Bộ luật Lao động 2019 đã mở ra những cơ hội để thu hẹp khoảng cách giới, chẳng hạn như thu hẹp khoảng cách trong độ tuổi nghỉ hưu hay xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia một số ngành nghề nhất định, Việt Nam vẫn còn một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa cần phải hoàn thành. Đó là việc thay đổi tư duy của nam giới và của cả chính phụ nữ Việt Nam để từ đó thay đổi hành vi của họ trên thị trường lao động.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

P&G tuyên bố kế hoạch hành động vì bình đẳng giới

Gia Miêu |

Vừa qua tại hội nghị cấp cao #WeSeeEqual thường niên lần thứ ba dưới sự hợp tác cùng Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UN Women), tập đoàn Procter & Gamble (P&G) đã đưa ra những tuyên bố mới nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi.

Bình đẳng giới và “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” là bệ phóng

Hải Anh - Trần Kiều |

Các ông bà: Nguyễn Thị Hồng - Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam; Hoàng Thị Ái Nhiên - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... tới dự Hội nghị tổng kết 5 năm kế hoạch Hành động về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” diễn ra chiều 28.11, tại Hà Nội.

Ký Quy chế Phối hợp hoạt động thực hiện bình đẳng giới ngành Ngân hàng

Hải Anh -Tú Quỳnh |

Quy chế Phối hợp giữa Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Ngân hàng đã được các ông Nguyễn Văn Tân - Phó chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đặng Văn Tuyên - Phó trưởng ban Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Ngân hàng ký kết chiều 28.11.

Lương hưu đủ sống, người lao động sẽ hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần

Nam Dương |

Quy định về cách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp và cách tính lương hưu như hiện nay khiến người lao động có tâm lý muốn nhận BHXH một lần hơn là nhận lương hưu.

Bản tin công đoàn: Chưa tinh giản biên chế với lao động nữ mang thai

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hấp dẫn bữa ăn ca 66.000 đồng ở Hải Phòng; Công ty Haprosimex nộp thêm 2,495 tỉ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội; sẽ thực hiện tinh giản biên chế đối với phụ nữ mang thai, nghỉ thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Tổng tuyển cử Thái Lan: Những điều cần biết

Song Minh |

Thái Lan giải tán Hạ viện hôm 20.3, bắt đầu đếm ngược đến cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào tháng 5 để quyết định chính phủ của vương quốc trong 5 năm tới.

Hiện trường 2 vụ sạt lở xảy ra liên tiếp trong 3 ngày ở Hậu Giang

PHONG LINH - BÍCH NGỌC |

Chỉ trong 3 ngày, tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Dự báo thời tiết 23.3: Bắc Bộ, Trung Bộ nắng nóng đổ lửa, có nơi trên 39 độ

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 23.3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi tiếp tục nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất 35 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Thời gian nhiệt độ trên 35 độ C là từ 11 - 17h. Đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La, Hòa Bình có nơi trên 37 độ C.

P&G tuyên bố kế hoạch hành động vì bình đẳng giới

Gia Miêu |

Vừa qua tại hội nghị cấp cao #WeSeeEqual thường niên lần thứ ba dưới sự hợp tác cùng Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UN Women), tập đoàn Procter & Gamble (P&G) đã đưa ra những tuyên bố mới nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi.

Bình đẳng giới và “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” là bệ phóng

Hải Anh - Trần Kiều |

Các ông bà: Nguyễn Thị Hồng - Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Ngân hàng, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam; Hoàng Thị Ái Nhiên - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... tới dự Hội nghị tổng kết 5 năm kế hoạch Hành động về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phong trào “Giỏi việc ngân hàng, Đảm việc nhà” diễn ra chiều 28.11, tại Hà Nội.

Ký Quy chế Phối hợp hoạt động thực hiện bình đẳng giới ngành Ngân hàng

Hải Anh -Tú Quỳnh |

Quy chế Phối hợp giữa Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Ngân hàng đã được các ông Nguyễn Văn Tân - Phó chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Đặng Văn Tuyên - Phó trưởng ban Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ ngành Ngân hàng ký kết chiều 28.11.