Dân tộc Mông

Bên trong làng du lịch người Mông lớn nhất vùng cao nguyên đá

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Làng du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mông tại huyện Mèo Vạc nằm nép mình giữa thung lũng cùng lối thiết kế độc đáo, gần gũi với thiên nhiên đã trở thành điểm nhấn của vùng cao nguyên đá.

Rộn ràng ngày hội hoa lê miền biên viễn Cao Bằng

Huy Nguyễn - Tân Văn |

Cao Bằng - Năm 2024 là năm đầu tiên huyện Bảo Lạc tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông và Lễ hội hoa lê trong cùng thời điểm. Đây cũng là dịp để du khách xa gần tham quan, thưởng ngoạn sắc hoa lê trắng muốt nơi miền biên viễn.

Trai gái người Mông xúng xính váy áo đi trẩy hội Sơn tra

Khánh Linh |

Sơn La - Mùa xuân rải nắng vàng tươi khắp núi đồi, hàng nghìn ha hoa Sơn tra cũng bung nở bừng sáng một góc trời Tây Bắc, trai gái bản Mông xúng xính trong những bộ váy, áo thổ cẩm, chen chân đi trẩy hội.

Gặp gỡ cụ ông đầu tiên khai lập bản làng nơi biên giới

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Cách đây hơn 30 năm, người đàn ông dân tộc Mông (ở huyện Mường Lát) nghe theo tiếng gọi di dân, chuyển cả gia đình về nơi xa nhất, hun hút nhất của huyện Quan Sơn. Việc làm này được xem là “viên gạch” đặt nền móng cho việc lập nên bản Ché Lầu, xã Na Mèo ngày nay.

Điện Biên - Mùa may áo mới

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cứ đến trước Tết Nguyên Đán khoảng hơn 1 tháng, khắp các bản người Mông ở Điện Biên lại rộn ràng không khí may áo mới. Hầu hết mọi công đoạn được phụ nữ Mông làm theo phương pháp thủ công truyền thống.

Nghề thêu truyền thống của người Mông Hoa miền sơn cước

Phùng Minh |

Tuyên Quang- Hiện nay, ở một số huyện vùng cao tại tỉnh Tuyên Quang vẫn đang gìn giữ được nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Đây là thành quả từ những nỗ lực bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc của con người nơi đây.

Trò chơi tu lu độc đáo của người Mông ở vùng cao Hòa Bình

Trần Trọng |

Hòa Bình - Người đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao Tây Bắc có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: Ném pao, đẩy gậy, bắn nỏ... Trong đó, trò chơi tu lu rất được ưu chuộm, thu hút đông đảo người dân tham gia. Đây được xem là một nét văn hóa riêng, được lưu truyền, gìn giữ bao đời nay.

Quỹ Tấm lòng Vàng khánh thành ngôi trường mơ ước nơi vùng cao Yên Bái

Minh Chuyên - Tô Công |

Yên Bái - Từ sự ủng hộ từ Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng Lao Động, gần 300 học sinh vùng cao sẽ được học tập tại những lớp học khang trang kể từ năm học tới đây.

Những nghi thức độc đáo trong lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc, từ ngày 6-8.2,  huyện Nậm Pồ phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên đã tổ chức phục dựng thành công lễ hội Gầu Tào tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ - một lễ hội mang tính cộng đồng và đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông vùng Tây Bắc.

Lễ hội “Gầu tào” dân tộc Mông sẽ tái hiện ở Điện Biên trong dịp đầu Xuân

THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên là mảnh đất có nền văn hóa vô cùng phong phú. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của lịch sử, nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc đã dần mai một. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, trong những năm gần đây, nhiều phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc đã được phục dựng. Lễ hội “Gầu tào” dân tộc Mông dự kiến được phục dựng vào đầu Xuân 2022 là một trong những hoạt động như vậy.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III

Hương Mai |

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, thu hút du khách cả nước.

“Có thực mới vực được đạo” và đạo lý của người làm thầy

Lê Thanh Phong |

Báo Lao Động ngày 19.11 có bài “Những thầy giáo “nơi cùng trời” Tây Bắc” kể câu chuyện về người thầy gắn bó đời mình ở những vùng đất xa xôi, khó khăn để dạy chữ cho đời. Đọc những câu chuyện về những người thầy ở Mù Cang Chải - Yên Bái, để thấy yêu mến và quý trọng về nhân cách, sự hy sinh thầm lặng của họ.

Vùng cao Điện Biên hân hoan đón Tết Độc Lập trong ánh điện

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau gần 70 năm lập bản, người dân vùng cao xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, Điện Biên đã được đón Tết Độc Lập trong niềm vui hân hoan khi ánh điện bừng sáng khắp bản làng.

Chuyện “vua khèn” trên đỉnh Thẩm Hái

Văn Thành Chương |

Đầu hạ, cái thời khắc mà ở bất kỳ đỉnh núi nào cũng chỉ có mưa và mưa; tiếng gió hú, tiếng cành lá va đập và cùng lắm là tiếng móng ngựa vấp vào đá bôm bốp, tiếng vỡ nương quen thuộc ngàn đời. Những tiếng tình tiếng tang, tiếng cắc tiếng xèo đã lặn thật sâu vào trong nỗi lo cơm áo. Ấy vậy mà trên lưng núi Thẩm Hái, vào những đêm trời trong, lẫn trong cơn gió hạ mát rượi hơi nước, người ta vẫn nghe thấy tiếng khèn Mông réo rắt, nỉ non, níu kéo mọi giác quan cảm xúc của lữ khách ham mê chinh phục thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa bản địa. Đó là tiếng khèn của Lý A Lệnh ở bản Nậm Chan 2, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Những đôi tay nhúng chàm tạo di sản người Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Mông ở Điện Biên là một chuỗi các công đoạn được làm thủ công, tinh xảo; màu sắc và chất liệu đều được lấy từ thiên nhiên. Trong đó kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải là một công đoạn vô cùng độc đáo.