Nghề thêu truyền thống của người Mông Hoa miền sơn cước

Phùng Minh |

Tuyên Quang- Hiện nay, ở một số huyện vùng cao tại tỉnh Tuyên Quang vẫn đang gìn giữ được nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Đây là thành quả từ những nỗ lực bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc của con người nơi đây.

Nghề thêu trên miền sơn cước

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa tại các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa... của tỉnh Tuyên Quang vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đây là thành quả xứng đáng, sự ghi nhận những đóng góp thầm lặng của con người nơi đây.

Nói về nghề thêu trên miền sơn cước, không thể không nhắc đến xã Xuân Lập (Lâm Bình). Nơi đây hiện có hơn 60% số dân là người dân tộc Mông, trong đó có 35% là người Mông Hoa.

Trong cộng đồng người Mông Hoa ở miền quê này, những nét văn hoá dân tộc như múa khèn, nghi lễ truyền thống hay trang phục truyền thống vẫn đang được bảo vệ và gìn giữ mỗi ngày.

 
Nghệ nhân đang vẽ sáp ong lên vải để thêu trang phục. Ảnh: Phong Quang

Là số ít những người còn nắm giữ tinh hoa của nghệ thuật thêu, bà Thào Thị Dính (Thôn Khuổi Củng, xã Xuân Lập) không khỏi xúc động khi trang phục truyền thống của người Mông Hoa được công nhận là di sản văn hoá.

Bà Dính cho biết: "Người Mông thêu trang phục bằng nhiều loại vải, nhiều màu vải khác nhau. Đối với người Mông Hoa, trước khi thêu phải được vẽ bằng sáp ong, qua nhiều công đoạn mới có khuôn hình để thêu. Kỹ thuật vẽ sáp ong đã là một kỳ công không phải dễ dàng mà có được".

Một trong những công đoạn phức tạp nhất ở nghề thêu là vẽ sáp ong lên vải. Ngòi bút vẽ càng mỏng thì hoa văn vẽ càng đẹp và dễ.

Khi vẽ, người phụ nữ phải ngồi cạnh bếp lửa, chấm bút vào chảo sáp ong đang nóng đặt trên than hồng, đưa tay kẻ những đường thẳng trên vải. Lúc kẻ, cần giữ sao cho lượng sáp chảy đều, không loang lổ cho đến hết rồi mới chấm bút vào sáp vẽ tiếp. Sau khi tạo hình bằng sáp ong mới tiến hành thêu.

Chia sẻ về ý nghĩa của các hoa văn trên trang phục, bà Dính cho biết, người Mông nơi đây sống dựa vào thiên nhiên là chủ yếu.

Vì thế, các họa tiết hoa văn trên trang phục đều mô phỏng thiên nhiên vùng sơn cước đầy sống động. Mỗi hoa văn lại chứa đựng một ý nghĩa khác nhau, nhưng chung quy lại đều thể hiện mong muốn, ước vọng về gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu.

Để bản sắc văn hóa mãi trường tồn

Có cùng niềm vui khi trang phục của đồng bào mình được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, chị Sùng Thị Đắng (thôn Khuối Củng) hồ hởi kể, người Mông Hoa ở thôn Khuổi Củng vẫn gìn giữ nghề thủ công truyền thống, tạo ra các sản phẩm thêu độc đáo như: Váy áo, thắt lưng, khăn cuốn đầu, xà cạp.

 
Dệt vải đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của những người phụ nữ. Ảnh: PQ

Người Mông Hoa trang trí bằng cách chắp vải màu, vẽ sáp ong với các hình chữ thập, chữ đinh kết hợp với ô hình quả trám, tam giác, tạo nên sự linh hoạt, khác biệt, không hề lẫn lộn với các kiểu trang trí của các dân tộc khác.

Phấn khởi khi nhắc đến nghề thêu của quê mình là vậy, thế nhưng chị Đắng không khỏi nặng lòng khi nghĩ đến việc trang phục của người Mông Hoa bị mai một.

Nỗi lo này có cơ sở khi hiện nay một số trang phục đang bị lai tạp. Sự phát triển không ngừng của xã hội khiến những bộ quần áo bị cách tân, mất đi vẻ đẹp, nét độc đáo truyền thống vốn có của nó.

Nói đến vấn đề này, chia sẻ với PV Báo Lao Động, ông Cao Văn Minh - Trưởng phòng Văn hoá, Thông tin huyện Lâm Bình cho biết: "Để giữ gìn văn hoá bản sắc trong cộng đồng người Mông Hoa, chính quyền địa phương đã có nhiều việc làm thiết thực trong thời gian qua. Hiện nay, các học sinh hay công nhân viên chức được yêu cầu mặc trang phục phục truyền thống vào những ngày lễ".

Theo ông Minh, để bảo tồn trang phục truyền thống của người Mông, cần tích cực truyền dạy kỹ thuật vẽ sáp ong, thêu đến đông đảo người dân. Một khi ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ di sản, thêu truyền thống của người Mông Hoa sẽ mãi trường tồn.

Phùng Minh
TIN LIÊN QUAN

Trải nghiệm ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng biên giới

THÀNH CHƯƠNG - MẮN ON |

Điện Biên - Vượt qua rất nhiều khó khăn sau đại dịch, huyện biên giới Nậm Pồ đã tổ chức thành công Ngày hội văn hóa dân tộc Mông và để lại nhiều ấn tượng.

Lợi ích của việc dạy con học thêu

PHONG LINH |

Nghỉ hè, nhiều phụ huynh lựa chọn cho con tham gia các lớp ngoại khóa nhằm học thêm kỹ năng mới. Một vài phụ huynh lựa chọn dạy con học thêu.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Trải nghiệm ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng biên giới

THÀNH CHƯƠNG - MẮN ON |

Điện Biên - Vượt qua rất nhiều khó khăn sau đại dịch, huyện biên giới Nậm Pồ đã tổ chức thành công Ngày hội văn hóa dân tộc Mông và để lại nhiều ấn tượng.

Lợi ích của việc dạy con học thêu

PHONG LINH |

Nghỉ hè, nhiều phụ huynh lựa chọn cho con tham gia các lớp ngoại khóa nhằm học thêm kỹ năng mới. Một vài phụ huynh lựa chọn dạy con học thêu.

Sống lại nghề dệt thổ cẩm trên rẻo cao Lâm Bình

Phong Nguyên |

Tuyên Quang - Bên cạnh sự đa dạng, phong phú về văn hoá của người Tày, Mông, Dao, Pà Thẻn... thì thổ cẩm là sự đặc sắc trong trang phục thổ cẩm truyền thống của các dân tộc tại huyện đặc biệt khó khăn Lâm Bình (Tuyên Quang). Thời gian qua, nghề dệt thổ cẩm tại đây đang được hồi sinh như một nỗ lực giữ lại hồn cốt của các dân tộc trên rẻo cao này.