Lễ hội “Gầu tào” dân tộc Mông sẽ tái hiện ở Điện Biên trong dịp đầu Xuân

THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên là mảnh đất có nền văn hóa vô cùng phong phú. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của lịch sử, nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc đã dần mai một. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, trong những năm gần đây, nhiều phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc đã được phục dựng. Lễ hội “Gầu tào” dân tộc Mông dự kiến được phục dựng vào đầu Xuân 2022 là một trong những hoạt động như vậy.

Nghi thức đặc trưng của tín ngưỡng thờ thần

Giống như hầu hết các dân tộc ở vùng Tây Bắc, người Mông theo tín ngưỡng thờ thần với quan niệm “vạn vật hữu linh”. Vì thế họ luôn quan niệm đồi núi, sông suối, cây cỏ đều có các thần linh ngự trị. Theo đó họ tôn thờ thần linh để bày tỏ sự biết ơn và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng no ấm, hạnh phúc.

Lễ hội “Gầu tào” được người Mông tổ chức vào đầu năm mới chính là để cầu sức khỏe, may mắn và mùa màng được bội thu trong năm mới. Đồng thời, đây cũng là dịp để gặp gỡ, giao lưu, hỏi thăm giữa người dân các bản, các vùng và chuẩn bị tâm thế bước vào năm mới.

Thời gian tổ chức Lễ hội thường diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, trong khoảng thời gian từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 tháng Giêng. Lễ hội được tổ chức tại một khu đất đủ rộng cho việc tổ chức các nghi lễ và phần hội của bà con các bản. Vì Lễ hội “Gầu tào” là lễ hội đặc trưng của cộng đồng nên các lễ vật đều là sản phẩm nông nghiệp của bà con bản, trong xã cùng góp để dâng cúng thần linh.

Trong phần lễ, thầy cúng là nhân vật chủ đạo chịu trách nhiệm thực hiện nghi lễ, am hiểu về văn hóa và thực hành các bài cúng. Sau khi thầy cúng thực hiện nghi lễ khấn mời thần linh, người thổi khèn sẽ vừa thổi vừa đi vòng quanh gốc “cây nêu” để chào đón các vị thần linh. Dân bản sẽ cử 2 người nhanh nhẹn phụ giúp thầy cúng trong công tác chuẩn bị đồ lễ, sắp xếp đồ lễ, rót rượu, thắp hương…; 2 người đại diện trai gái trong bản tham gia hát đối, 1 đội múa từ 10-15 người sẽ tham gia chính trong phần hội...

Để chuẩn bị cho lễ hội, đại diện các bản sẽ thống nhất từ việc chọn ngày tổ chức, đóng góp lễ vật đến việc chọn thầy cúng chính và các thành viên tham gia lễ. Đặc biệt, việc chuẩn bị “cây nêu” là công việc luôn được quan tâm vì nó mang yếu tố tâm linh: Cây phải thẳng, xanh tốt và không bị cụt ngọn, gãy cành; việc chặt hạ cũng được lưu ý cẩn thận để tránh phần ngọn chạm xuống đất, vì nếu để phần ngọn chạm đất thì “cây nêu” sẽ mất thiêng.

Trước khi chặt cây về dựng làm lễ “Gầu tào”, người đi chặt phải mang một con gà, ba nén hương theo, khi tìm chọn được cây, thầy cúng sẽ khấn xin phép được chặt cây về tổ chức lễ hội.

Nội dung được thầy cúng khấn trong Lễ hội Gầu tào rất cụ thể và thiết thực: “Hỡi các vị thần linh, thần canh quản đồi núi, thần sấm thần sét, thần canh quản vùng đất, vùng núi…! Hôm nay là ngày lành tháng tốt, đầu xuân năm mới để tạ ơn trời đất, thần linh sông núi tôi thay mặt nhân dân trong bản, trong xã xin được phép chọn địa điểm này để cắm cây nêu mở Lễ hội “Gầu tào” để tạ ơn trời đất, thần linh, sông núi đã ban cho mưa thuận gió hoà. Cầu cho sang năm mới nhà nhà, người người có sức khoẻ… xin các vị thần linh chứng giám và cho phép dựng “cây nêu” tại đây để mở hội năm nay…”.

Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian độc đáo, ngoài trọi gà, ném pao, leo cột hái lộc, đánh cù… còn có những trò chơi mang tính nghệ thuật như múa khèn, thổi sáo, thi hát đối đáp, múa sinh tiền, hát ống… Hội “Gầu tào” là dịp để các chàng trai, cô gái thể hiện tài năng, sự khéo léo thông qua các hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc với các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian.

Lễ hội “Gầu tào” được kéo dài trong ba ngày, chiều ngày thứ ba, chủ lễ làm lễ hạ “cây nêu” rồi cầm ô dẫn đoàn người đi ngược chiều kim đồng hồ xung quanh và hát bài “khâu dìn sê” (hạ cây nêu). Cũng như nghi thức lúc chặt tre, khi hạ nêu, người ta phải cho cây ngả xuống theo hướng mặt trời mọc, thân cây không chạm đất, rồi vác về nhà thầy cúng.

Phục dựng lễ hội là cần thiết

Nói về việc phục dựng Lễ hội “Gầu tào” của người Mông nói chung, ở xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ (nơi diễn ra lễ phục dựng) nói riêng, ông Nguyễn Xuân Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ - cho biết: “Do nhiều yếu tố khách quan nên khoảng 30 năm nay Lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông trên địa bàn đã không tổ chức. Các nghệ nhân nắm bắt những tri thức văn hóa cũng đều đã cao tuổi nên việc phục dựng lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và trao truyền cho các thế hệ kế tiếp là vô cùng cần thiết”.

“Sau khi phục dựng, Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông sẽ được rút kinh nghiệm và duy trì tổ chức trong ít nhất 3 năm liên tiếp. Khi lễ hội đã “sống” được trong cộng đồng dân tộc Mông thì người dân sẽ tự duy trì và một thêm một di sản văn hóa nữa được bảo tồn” - Ông Thuận nói.

Trước đó, tỉnh Điện Biên cũng đã phục dựng thành công nhiều lễ hội như: Lễ hội đua thuyền đuôi én của dân tộc Thái trắng; Tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì (Hồ Sự Chà); Tết té nước (Bun huột nặm) của dân tộc Lào; Tết Hoa của dân tộc Cống (Mền loóng phạt ai); Tết Nào Pê Chầu, Lễ hội Dù Su của dân tộc Mông; Tết cổ truyền của dân tộc Si La…

Theo kế hoạch, UBND huyện Nậm Pồ giao Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn Sở VHTTDL, Bảo Tàng tỉnh tiến hành phục dựng Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông từ mùng 8-10 Tết Nhâm Dần, tức ngày 8-10.2.2022 tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Chùa Hương dừng lễ hội: Còn 8.000 lễ hội khác?

Anh Đào |

Hàng ngàn con đò nằm úp, im lìm trên bờ, không ít những tiếng thở dài... khi chính quyền Mỹ Đức quyết định dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tới chùa Hương.

Dừng lễ hội chùa Hương: Ngàn con thuyền nằm im trên bờ, suối Yến tĩnh lặng

Tô Thế |

Hà Nội - UBND huyện Mỹ Đức đã chính thức thông báo tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc hàng ngàn con thuyền tại đây vẫn phải nằm im trên bờ, người lái đò mất việc làm...

Hà Nội tạm dừng tổ chức các lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố quyết định tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết.

Lễ hội tại Hà Nội thích ứng thế nào với dịch bệnh?

Hải Minh |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hàng loạt lễ hội lớn tại Hà Nội như Hội Gò Đống Đa, chùa Hương, Hội Gióng đền Sóc, Lễ hội Hai Bà Trưng… có xu hướng dừng hoặc thu gọn quy mô tổ chức trong dịp Tết Nhâm Dần nhằm đảo bảo công tác phòng, chống. 

Lễ hội đường hoa xuân Hà Nội- Hành trình vàng son tết Việt

Hoài Thu |

Đường hoa Home Hanoi Xuan 2022 với chủ đề “Hành trình vàng son Tết Việt” sẽ diễn ra từ ngày 22.01 - 06.02.2022 tại Splendora, Bắc An Khánh, Hà Nội. Đây là năm thứ 2 đường hoa mở cửa để đón du khách, cư dân thủ đô trải nghiệm không gian Tết Việt và tham gia nhiều hoạt động văn hóa giải trí, đặc biệt năm nay còn có ý nghĩa góp phần gửi gắm thông điệp về một Hà Nội sáng tạo thuộc mạng lưới của UNESCO.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Chùa Hương dừng lễ hội: Còn 8.000 lễ hội khác?

Anh Đào |

Hàng ngàn con đò nằm úp, im lìm trên bờ, không ít những tiếng thở dài... khi chính quyền Mỹ Đức quyết định dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tới chùa Hương.

Dừng lễ hội chùa Hương: Ngàn con thuyền nằm im trên bờ, suối Yến tĩnh lặng

Tô Thế |

Hà Nội - UBND huyện Mỹ Đức đã chính thức thông báo tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại di tích, thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc hàng ngàn con thuyền tại đây vẫn phải nằm im trên bờ, người lái đò mất việc làm...

Hà Nội tạm dừng tổ chức các lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố quyết định tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết.

Lễ hội tại Hà Nội thích ứng thế nào với dịch bệnh?

Hải Minh |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hàng loạt lễ hội lớn tại Hà Nội như Hội Gò Đống Đa, chùa Hương, Hội Gióng đền Sóc, Lễ hội Hai Bà Trưng… có xu hướng dừng hoặc thu gọn quy mô tổ chức trong dịp Tết Nhâm Dần nhằm đảo bảo công tác phòng, chống. 

Lễ hội đường hoa xuân Hà Nội- Hành trình vàng son tết Việt

Hoài Thu |

Đường hoa Home Hanoi Xuan 2022 với chủ đề “Hành trình vàng son Tết Việt” sẽ diễn ra từ ngày 22.01 - 06.02.2022 tại Splendora, Bắc An Khánh, Hà Nội. Đây là năm thứ 2 đường hoa mở cửa để đón du khách, cư dân thủ đô trải nghiệm không gian Tết Việt và tham gia nhiều hoạt động văn hóa giải trí, đặc biệt năm nay còn có ý nghĩa góp phần gửi gắm thông điệp về một Hà Nội sáng tạo thuộc mạng lưới của UNESCO.