Chuyện “vua khèn” trên đỉnh Thẩm Hái

Văn Thành Chương |

Đầu hạ, cái thời khắc mà ở bất kỳ đỉnh núi nào cũng chỉ có mưa và mưa; tiếng gió hú, tiếng cành lá va đập và cùng lắm là tiếng móng ngựa vấp vào đá bôm bốp, tiếng vỡ nương quen thuộc ngàn đời. Những tiếng tình tiếng tang, tiếng cắc tiếng xèo đã lặn thật sâu vào trong nỗi lo cơm áo. Ấy vậy mà trên lưng núi Thẩm Hái, vào những đêm trời trong, lẫn trong cơn gió hạ mát rượi hơi nước, người ta vẫn nghe thấy tiếng khèn Mông réo rắt, nỉ non, níu kéo mọi giác quan cảm xúc của lữ khách ham mê chinh phục thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa bản địa. Đó là tiếng khèn của Lý A Lệnh ở bản Nậm Chan 2, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Chàng trai Mông đa tài

Lý A Lệnh được mọi người biết đến như một diễn viên không chuyên, nhưng anh lại thường xuyên có mặt tại hầu hết lễ hội, các đám xá từ trong bản đến ngoài xã, trên huyện, trên tỉnh và trong khu vực. Có cuộc do thi thố, có cuộc giao lưu, có cuộc thách đấu, có cuộc tự thưởng… Có những cuộc giao lưu khèn Mông mà những người tham gia phải “bước” qua bảy tuần rượu. Sau mỗi tuần lại diễn một bài khèn.

Đặc thù khèn Mông là vừa thổi vừa múa, vừa thổi vừa nhảy, vừa thổi vừa lăn dưới đất... Và đương nhiên, dù biểu diễn dưới hình thức nào, Lý A Lệnh cũng vẫn là người vô địch trong các cuộc “thách đấu” như thế.

Một lần chúng tôi quyết định tìm đến đỉnh núi Thẩm Hái để được mục sở thị những điều chưa được “tai nghe, mắt thấy” về ông “vua khèn” được coi là dị nhân này. Từ trung tâm xã Mường Đăng chỉ đi xe máy được mấy km đường cấp phối gồ ghề là phải đối diện với những vách núi dựng đứng, chênh vênh... Qua cuộc điện thoại tậm tịt vì sóng 2G lúc có lúc không, Lý A Lệnh dặn chúng tôi: “Khi đến khe suối đầu tiên thì phải tắm giặt, thay quần áo và rửa xe máy sạch sẽ rồi mới được lên núi”.

Đặc thù khèn Mông là vừa thổi vừa múa, vừa thổi vừa nhảy, vừa thổi vừa lăn dưới đất… Và đương nhiên, dù biểu diễn dưới hình thức nào, Lý A Lệnh cũng vẫn là người vô địch trong các cuộc “thách đấu” như thế.

Anh bạn dẫn đường giải thích, nơi A Lệnh ở là một khu chăn nuôi rất lớn với hàng trăm con gia súc còn gia cầm thì không đếm xuể. Chính vì vậy, việc tắm giặt trước khi bước vào vùng đất gần như biệt lập trên núi của gia đình A Lệnh là để bảo đảm không mang theo mầm dịch, bệnh... Khi cuộc rượu trên đỉnh Thẩm Hái đã đến ngưỡng lâng lâng, chúng tôi được chủ nhà chia sẻ về bí quyết “nhẩy khèn”, “lộn khèn”... vô cùng điệu nghệ. Lý A Lệnh bảo, phàm là người Mông thì ai cũng muốn sở hữu những kỹ năng khiến con gái xiêu lòng, núi rừng ngưng đọng ấy. Nhưng cả trăm người, thậm chí là ngàn người mới có một người thành công thôi. Sơ sểnh là trẹo lưng, gãy răng ngay.

Anh còn bật mí, nếu nhìn kỹ, rất nhiều “thợ” khèn có những chiếc răng sứ, răng vàng. Không phải làm duyên đâu, là múa khèn bị vấp, khèn “đánh” cho gãy, khi thì một chiếc, lúc cả bộ cửa. Đâu đó vẫn còn có những diễn viên khèn... móm từ khi còn rất trẻ, mà chả có tiền triệu cho mỗi cái răng sứ, răng vàng.

Tuy được đánh giá là một “vua khèn” Mông trên đỉnh Thẩm Hái, nhưng Lý A Lệnh không ngày đêm ôm khèn một cách mê muội. A Lệnh làm kinh tế để ổn định cuộc sống gia đình từ hơn 80 con cả trâu, bò, ngựa, hàng trăm con lợn lai lợn rừng. Mỗi năm, bình quân anh bán cả chục cặp bò, hàng tấn lợn ngoài 6 tấn thóc, chưa kể ngô, sắn.

Dư giả cho sinh hoạt, anh còn có tiền để làm nhà và bổ sung vào bộ sưu tập gần chục cái xe máy... Nói như vậy, nhiều người không tin vì ở trên đỉnh núi chênh vênh sao phải mua nhiều xe máy thế. Thế nhưng có lên đây thì mới thấy, phía sau căn nhà gỗ của Lý A Lệnh có cả một bãi xe cũ, trong đó chủ yếu là các dòng HonDa Win 100, 110 do Trung Quốc sản xuất. Những con ngựa thồ này mỗi lần lên, xuống núi lại gồng mình cõng theo cả tạ hàng hóa trên những con dốc dựng đứng, trơn trượt. Do đó, trong gần chục con xe của anh, không có con nào nguyên vẹn. Cứ hỏng là tự sửa, sửa không được nữa thì bỏ đấy mua xe khác!

Từ "dị nhân" đến nghệ nhân ưu tú cấp quốc gia

Nói về công việc làm khèn, Lý A Lệnh còn nhận đặt hàng của bạn khèn trên khắp các ngả đường Tây Bắc. Khèn của anh là khèn đặt, khèn thửa anh không làm “hàng chợ”. Nói là như vậy, nhưng thời gian dành cho khèn với Lý A Lệnh thì chỉ còn đêm thôi. Bên ánh lửa bếp bập bùng lưng núi, anh tỉ mẩn khoan, gọt, đục, ghép từng mẩu gỗ pơ mu nhặt nhạnh từ đại ngàn sót lại để làm cái khèn hay còn gọi là bầu khèn (tâu kênhx). 6 ống khèn (xông kênhx) được làm từ một loại trúc mọc trên đỉnh Pu Xi (Tuần Giáo), cách nhà anh 7 giờ đi xe máy và 2 giờ leo núi nữa. Sau khi lấy về, các đoạn trúc phải được luộc, tẩm, uốn, phơi, khoan, gọt đúng độ, đúng mẫu, đúng âm... sao cho vừa cong mềm mại, vừa dẻo không nứt lại vừa bóng óng ả, âm ấm, đanh, vang và ngân...

Nghệ nhân Lý A Lệnh múa khèn.
Nghệ nhân Lý A Lệnh múa khèn.

Ngay cả đai khèn cũng được Lý A Lệnh làm một cách công phu, cầu kỳ. Anh cuốc bộ cả ngày đường vượt sang tận bên dãy núi Mường Mùn (Tuần Giáo), hoặc Mường Mươn (Mường Chà) để khoanh vỏ từ loại cây tớ dờ rất hiếm. Thoạt nhìn giống đai da trâu, nhưng mưa không mềm, nắng không giòn và đặc biệt là không hôi như da trâu khi gặp nước.

Khi thấy tôi thắc mắc chuyện “phá rừng” lấy tre, gỗ làm khèn, Lý A Lệnh cười, rồi dẫn tôi ra ngoài núi. Từ bao giờ anh đã kịp trồng 1 rừng trúc lớn, những cây tớ dờ, cây pơ mu đã săm sắp bắp tay. Anh bảo cứ chăm sóc tốt, vài năm nữa trúc đủ kích thước, gỗ đủ tuổi cho làm thân khèn, cho khoanh vỏ làm đai - anh Lệnh không khoanh hết thân cây, để sang năm cây tái sinh, lại cho vỏ tiếp.

Công cuộc sinh nhai của Lý A Lệnh một phần nào đó chính nhờ vào khèn. Ngoài thi múa được giải, múa được cơm gà rượu ngon... thì mỗi năm anh làm hơn 50 cái khèn với giá từ 2-3 triệu đồng/cái để cải thiện đời sống. Ấn tượng đầu tiên về anh là một hình mẫu đàn ông Mông thuần, từ ánh mắt đến trang phục, không có bất cứ nét gì của người vùng thấp. Tay lúc nào cũng ôm khư khư cái khèn, kể cả khi lên lĩnh giải A cũng vậy, không nhờ được ai cầm hộ thì ôm luôn lên sân khấu chứ nhất định không để khèn xuống đất.

Lý A Lệnh 2 lần tham gia thi khèn cấp tỉnh thì cả 2 lần đạt giải cao. Cấp huyện thì chỉ có nhất, nhưng khi hỏi số lần, anh bảo nhiều quá không nhớ hết. Anh cũng được tặng kỷ niệm chương vài lần trong các cuộc giao lưu khèn Mông các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc...

Từ những miệt mài đến mòn cả thời gian, mòn cả núi rừng ấy, vào ngày 11.7.2019, anh Lý A Lệnh đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Cũng trong buổi vinh danh này, một lần nữa người ta được chứng kiến anh biểu diễn bài kênhx khe tâu (nhẩy khèn) đã từ lâu đưa tên tuổi của anh từ một thanh niên giỏi tán gái trong bản, thành một nghệ nhân ưu tú cấp quốc gia.

Văn Thành Chương
TIN LIÊN QUAN

Bí mật “tẳng cẩu” của dân tộc Thái - dấu hiệu nhận biết phụ nữ có chồng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi người con gái dân tộc Thái ở Tây Bắc có búi tóc gọn gàng trên đỉnh đầu và một chiếc trâm bạc điểm xuyết thì đó là dấu hiệu nhận biết người phụ nữ đã có chồng – người ta gọi đó là “tẳng cẩu”.

Hàng rào đá: Nét văn hóa kỳ thú của người dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Những viên đá có kích cỡ, hình dáng khác nhau, qua bàn tay khéo léo của con người đã biến thành những bức tường rào đẹp mắt và thân thiện. Đó là nét văn hóa độc đáo được người dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên truyền từ đời này qua đời khác.

Về Tây Bắc đắm mình trong tiếng khèn hoa và bức tranh xuân tuyệt đẹp

Phương Phương |

Không gian văn hóa vùng cao rực rỡ sắc màu, quần thể tâm linh linh thiêng cùng những phong vị xuân đặc trưng của miền Tây Bắc, Fansipan không ngừng hấp dẫn du khách.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bí mật “tẳng cẩu” của dân tộc Thái - dấu hiệu nhận biết phụ nữ có chồng

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi người con gái dân tộc Thái ở Tây Bắc có búi tóc gọn gàng trên đỉnh đầu và một chiếc trâm bạc điểm xuyết thì đó là dấu hiệu nhận biết người phụ nữ đã có chồng – người ta gọi đó là “tẳng cẩu”.

Hàng rào đá: Nét văn hóa kỳ thú của người dân tộc Mông

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Những viên đá có kích cỡ, hình dáng khác nhau, qua bàn tay khéo léo của con người đã biến thành những bức tường rào đẹp mắt và thân thiện. Đó là nét văn hóa độc đáo được người dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên truyền từ đời này qua đời khác.

Về Tây Bắc đắm mình trong tiếng khèn hoa và bức tranh xuân tuyệt đẹp

Phương Phương |

Không gian văn hóa vùng cao rực rỡ sắc màu, quần thể tâm linh linh thiêng cùng những phong vị xuân đặc trưng của miền Tây Bắc, Fansipan không ngừng hấp dẫn du khách.