Nườm nượp du khách chen chân về trẩy hội xứ Mường

Khánh Linh |

Hoà Bình - Lễ hội Khai xứ Mường được tổ chức trong 3 ngày, từ mừng 6 - 8 tháng Giêng hàng năm, thu hút hàng chục nghìn du khách về xứ Mường trẩy hội.

a
Ngày 17.2 (tức mùng 8 tháng Giêng), tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, chính quyền cùng nhân dân địa phương long trọng tổ chức Lễ Khai hạ dân tộc Mường Hoà Bình năm 2024.
a
Có mặt tại lễ hội, theo ghi nhận của PV Lao Động, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân cùng du khách đã có mặt tại đây để du xuân, trẩy hội. Dòng người nối đuôi nhau từ Quốc lộ 6 chật như nêm, du khách đã rất vất vả nhích từng bước chân để vào được lễ hội. Ảnh: Khánh Linh
a
Đúng 8h30 sáng, sau khi nghệ nhân mo Mường Bùi Văn Lựng thực hiện nghi lễ thờ cúng mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần, đoàn đã rước kiệu từ Miếu thờ xóm Lũy Ải ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú để khai mạc Lễ hội. Ảnh: Khánh Linh
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đánh trống khai hội. Ảnh: Khánh Linh
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đánh trống khai hội. Ảnh: Khánh Linh
a
Gần 500 nghệ nhân chiêng trình diễn màn hoà tấu chiêng Mường, tiếng chiêng âm vang khắp vùng Mường Bi trong ngày chính hội. Ảnh: Khánh Linh
a
Người dân và du khách đến tham dự lễ hội mỗi lúc càng thêm đông, cổng vào sân vận động xã Phong Phú luôn trong tình trạng chật kín người, lực lượng chức năng đã rất vất vả để đảm bảo an ninh. Đáng nói, dù lễ hội đông đúc nhưng giá cả các mặt hàng được đảm bảo ổn định, không xảy ra tình trạng "chặt chém" du khách. Ảnh: Khánh Linh
Đoàn rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà ra chứng kiến lễ đi cày đầu xuân tại Nà Trùng (khu ruộng Trùng). Ảnh: Khánh Linh
Ngay sau chương tình biểu diễn nghệ thuật ở sân khấu chính, kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà tiếp tục được rước ra ra chứng kiến lễ đi cày đầu xuân tại Nà Trùng (khu ruộng Trùng). Ảnh: Khánh Linh
Trong không khí rộn ràng của lễ hội, những đường cày và nhánh mạ đầu tiên của năm mới được gieo xuống đồng với mong muốn một năm cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu. Ảnh: Khánh Linh
Trong không khí rộn ràng của lễ hội, những đường cày và nhánh mạ đầu tiên của năm mới được gieo xuống đồng, mang theo biết bao hy vọng của người nông dân. Ảnh: Khánh Linh
Sau phần lễ, phần hội tiếp tục được diễn ra với các hoạt động hấp dẫn. Bao gồm thi đấu các môn thể thao dân tộc và trình diễn trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống. Cùng với đó, ban tổ chức thực hiện chấm thi các trại văn hoá, ẩm thực, thi đan lát, bóng chuyền, séc bùa, chung khảo trình diễn trang phục dân tộc Mường... Đồng thời Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hoà Bình cũng đã mở một gian tư vấn việc làm cho người lao động. Ảnh: Khánh Linh
Sau phần lễ, phần hội tiếp tục được diễn ra với các hoạt động hấp dẫn. Bao gồm thi đấu các môn thể thao dân tộc và trình diễn trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống. Cùng với đó, ban tổ chức thực hiện chấm thi các trại văn hoá, ẩm thực, thi đan lát, bóng chuyền, séc bùa, chung khảo trình diễn trang phục dân tộc Mường... Đồng thời Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hoà Bình cũng đã mở một gian tư vấn việc làm cho người lao động. Ảnh: Khánh Linh
Tại lễ hội, còn có các gian hàng của các xã, thị trấn trưng bày sản phẩm về nông nghiệp, các món ẩm thực dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Ảnh: Khánh Linh
Tại lễ hội, còn có các gian hàng của các xã, thị trấn trưng bày sản phẩm về nông nghiệp, các món ẩm thực dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Ảnh: Khánh Linh
Bao gồm món “vũ nữ chân dài” (nhái nướng khô)... Ảnh: Khánh Linh
Bao gồm món “vũ nữ chân dài” (nhái nướng khô)... Ảnh: Khánh Linh
... chuột đồng. Ảnh: Khánh Linh
... chuột đồng. Ảnh: Khánh Linh
a
... và cá suối đồ, đây là những món ăn thường thấy trên mâm cơm của người Mường ở những dịp quan trọng. Ảnh: Khánh Linh
a
Người phụ nữ Mường với trang phục dân tộc e ấp trong ngày hội. Ảnh: Khánh Linh
a
Lãnh đạo UBND tỉnh Hoà Bình thăm gian hàng và thưởng thức đặc sản các địa phương. Ảnh: Khánh Linh
Lễ hội Khai hạ còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Bởi, ngày xưa chỉ sau khi tổ chức xong lễ hội, người dân mới bắt tay vào công việc đồng áng, hay lên rừng săn bắn, hái măng. Ảnh: Khánh Linh
Lễ hội Khai hạ còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng và được diễn ra trong 3 ngày mùng 6,7,8 tháng Giêng hàng nằm. Khai hạ gọi là lễ hội “Khuống mùa”, “Thuống tồông” (xuống đồng) là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình dịp đầu năm. Ảnh: Khánh Linh
a
Cùng thời điểm, tại các vùng Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động (tương ứng với các huyện Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi) cũng tổ chức lễ khai mùa, cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Ảnh: Hồng Duyên
Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Người dân đợi cả tiếng, chen chân vào Đền Hai Bà Trưng trẩy hội dịp đầu năm

Phương Thảo |

Như thường lệ, lễ hội Đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày mùng 6 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng, thu hút đông đảo người dân tới trẩy hội, cầu một năm nhiều sức khoẻ, bình an.

Hàng vạn du khách trẩy hội chùa Hương 2024, đa số hài lòng với các điểm mới trong khâu tổ chức

Trần Tuấn |

Lễ hội chùa Hương năm 2024 với khâu tổ chức có nhiều đổi mới, vì vậy, du khách cũng cần lưu ý để hành trình du xuân, lễ Phật thêm trọn vẹn.

Náo nức du xuân trẩy hội tại di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

TRÍ MINH |

Ngày 14.2 (mùng 5 Tết), theo ghi nhận PV Lao Động, tại di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh), đông đảo người dân đã đến đây du xuân, trẩy hội.

Công ty Công trình Giao thông Đồng Nai liên tiếp chậm trả lãi 4 kỳ trái phiếu

Anh Kiệt |

Số tiền lãi CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai chậm thanh toán đến nay với lô trái phiếu DGTH2224001 là 32 tỉ đồng.

Tìm việc sau Tết 2024, cần nắm rõ quy định gì để đảm bảo quyền lợi?

Nhóm PV |

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều người lao động chọn nghỉ việc, tìm việc mới khi đã nhận thưởng Tết ở công ty cũ và họ khởi đầu một năm làm việc tại nơi mới. Vậy khi chuyển việc, người lao động cần nắm các quy định nào để đảm bảo quyền lợi cho mình? Để làm rõ về vấn đề này, chúng tôi có buổi trò chuyện với bà Vũ Thuỳ Trang - PGĐ Công ty Luật TNHH YouMe (Đoàn LS TP. Hà Nội).

Vé số Tết ngồi không cũng đắt khách, đi bán dạo 3 tiếng là hết hàng

YẾN PHƯƠNG |

Những người bán vé số Tết trên địa bàn TP Cần Thơ vui mừng vì buôn bán khởi sắc và luôn hết hàng từ sớm, bởi thói quen mua vé số để lấy may dịp đầu năm của khách hàng.

Video cận cảnh thời khắc 3 ôtô va chạm trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thế Kỷ |

Vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn sáng nay (18.2) khiến 3 người thương vong.

Sau một đêm ra khơi, ngư dân Quảng Ngãi kiếm cả triệu đồng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ sau một đêm đánh bắt cá cơm, nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bội thu, mỗi thuyền viên thu lợi nhuận từ 1- 5 triệu đồng.

Người dân đợi cả tiếng, chen chân vào Đền Hai Bà Trưng trẩy hội dịp đầu năm

Phương Thảo |

Như thường lệ, lễ hội Đền Hai Bà Trưng xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày mùng 6 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng, thu hút đông đảo người dân tới trẩy hội, cầu một năm nhiều sức khoẻ, bình an.

Hàng vạn du khách trẩy hội chùa Hương 2024, đa số hài lòng với các điểm mới trong khâu tổ chức

Trần Tuấn |

Lễ hội chùa Hương năm 2024 với khâu tổ chức có nhiều đổi mới, vì vậy, du khách cũng cần lưu ý để hành trình du xuân, lễ Phật thêm trọn vẹn.

Náo nức du xuân trẩy hội tại di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích

TRÍ MINH |

Ngày 14.2 (mùng 5 Tết), theo ghi nhận PV Lao Động, tại di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh), đông đảo người dân đã đến đây du xuân, trẩy hội.