“Có thực mới vực được đạo” và đạo lý của người làm thầy

Lê Thanh Phong |

Báo Lao Động ngày 19.11 có bài “Những thầy giáo “nơi cùng trời” Tây Bắc” kể câu chuyện về người thầy gắn bó đời mình ở những vùng đất xa xôi, khó khăn để dạy chữ cho đời. Đọc những câu chuyện về những người thầy ở Mù Cang Chải - Yên Bái, để thấy yêu mến và quý trọng về nhân cách, sự hy sinh thầm lặng của họ.

Thêm một điều nữa, đó là lòng biết ơn. Không có sự hiện diện của người thầy, không có một con chữ nào được gieo xuống ở những nơi hoang vu hẻo lánh.

Xin hãy đọc một đoạn miêu tả về con đường đến điểm trường Kể Cả - nơi ăn ở và học tập của 104 học sinh dân tộc Mông của 3 bản Kể Cả, Háng Tày và Pú Vá: “Để đến được đây, người dân phải đi từ trung tâm xã xuyên qua các dãy núi cao hơn 20km đầy khó khăn, hiểm trở. Những đoạn cua tay áo, khúc khuỷu, đường nhỏ chỉ vừa xe máy để đến được điểm trường này”.

Kể Cả chỉ là một điểm trường của rất nhiều điểm trường tương tự ở những vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo của đất nước. Ở những nơi đó, có nhiều thầy cô giáo sống trong khó khăn, thiếu thốn và hiểm nguy để thực hiện sứ mệnh trồng người.

Những thầy cô dấn thân đến bản làng heo hút có đòi hỏi gì không? Câu trả lời là không và nếu có, đó cũng là đòi hỏi cho học trò của mình hơn là vì mình. Họ không có thu nhập nào ngoài đồng lương, không có dạy thêm dạy kèm. Có nơi, thầy cô bớt đi đồng lương ít ỏi của mình để chia sẻ với học trò, cho bữa ăn của các em có thêm dinh dưỡng.

Cha ông xưa nói một điều chí lý là “có thực mới vực được đạo”. Nhưng hãy quan sát từ thực tế, sẽ thấy rằng, thầy cô giáo của chúng ta tuy “thực” chưa có được đầy đủ, nhưng vẫn giữ được đạo làm thầy. Chúng ta có một đội ngũ thầy cô yêu nghề, giỏi nghề và chịu hy sinh. Họ không toan tính nhiều đến vật chất, họ chấp nhận “giật gấu vá vai” như người lao động ở những ngành nghề khác. Họ sống thanh cao, mực thước và luôn giữ được đạo làm thầy.

Nhưng chúng ta không thể để cho người thầy giữ đạo mà không đủ “thực”, ít nhất là đối với những người dấn thân cho việc gieo chữ ở những nơi khó khăn như Mù Cang Chải. Cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt để những người thầy ở vùng xa xôi, hải đảo yên tâm bám trụ, bền bỉ với nghề nghiệp.

Sự bền bỉ của người thầy ở những nơi gian khó chính là sự bền bỉ của con chữ được gieo trồng nơi đây.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Chuyện về những thầy giáo mầm non gieo chữ nơi “thâm sơn cùng cốc”

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Công việc nuôi dạy trẻ vốn đã khó khăn với các cô giáo thì với các thầy lại càng gian nan hơn. Tuy nhiên không vì thấy khó mà bỏ cuộc, 4 thầy giáo mầm non ở Trường mầm non Thanh Quân (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) đã gắn bó với công việc này suốt hơn 20 năm qua, với những bài hát, điệu múa đã truyền đi cho bao lớp học sinh nơi đây.

Những thầy giáo “nơi cùng trời” Tây Bắc

Văn Đức |

Yên Bái - Nằm cách xa trung tâm huyện gần 60 km, không chỉ giao thông đi lại khó khăn, nơi đây không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại. Nhưng 6 thầy giáo tại điểm trường PTDT BT TH&THCS xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải vẫn kiên trì bám bản để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Những thầy giáo mầm non múa dẻo, hát hay không kém gì các cô

Phong Quang - Phùng Minh |

Tuyên Quang - Các thầy cũng múa, cũng hát rồi tết cả tóc cho con trẻ, đẹp và thành thục không kém các cô giáo. Với các thầy giáo mầm non, đó không đơn thuần chỉ là công việc mà còn là tình yêu trẻ và sự gắn bó với cái nghề mà ít nam giới dám lựa chọn.

Những món quà ý nghĩa gửi tặng thầy giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

Trang Thiều (T/H) |

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 - dịp để học trò tri ân tới "người lái đò". Dưới  đây là những món quà dành tặng thầy giáo mang nhiều ý nghĩa và rất thiết thực với đời sống của giáo viên.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Chuyện về những thầy giáo mầm non gieo chữ nơi “thâm sơn cùng cốc”

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Công việc nuôi dạy trẻ vốn đã khó khăn với các cô giáo thì với các thầy lại càng gian nan hơn. Tuy nhiên không vì thấy khó mà bỏ cuộc, 4 thầy giáo mầm non ở Trường mầm non Thanh Quân (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) đã gắn bó với công việc này suốt hơn 20 năm qua, với những bài hát, điệu múa đã truyền đi cho bao lớp học sinh nơi đây.

Những thầy giáo “nơi cùng trời” Tây Bắc

Văn Đức |

Yên Bái - Nằm cách xa trung tâm huyện gần 60 km, không chỉ giao thông đi lại khó khăn, nơi đây không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại. Nhưng 6 thầy giáo tại điểm trường PTDT BT TH&THCS xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải vẫn kiên trì bám bản để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Những thầy giáo mầm non múa dẻo, hát hay không kém gì các cô

Phong Quang - Phùng Minh |

Tuyên Quang - Các thầy cũng múa, cũng hát rồi tết cả tóc cho con trẻ, đẹp và thành thục không kém các cô giáo. Với các thầy giáo mầm non, đó không đơn thuần chỉ là công việc mà còn là tình yêu trẻ và sự gắn bó với cái nghề mà ít nam giới dám lựa chọn.

Những món quà ý nghĩa gửi tặng thầy giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

Trang Thiều (T/H) |

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 - dịp để học trò tri ân tới "người lái đò". Dưới  đây là những món quà dành tặng thầy giáo mang nhiều ý nghĩa và rất thiết thực với đời sống của giáo viên.