Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Nghề y đi mãi chưa tròn

KHƯƠNG QUỲNH |

Hơn 35 năm gắn bó nghề y, trở thành một người thầy trong kỹ thuật tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng và lấy sỏi thận qua da, bác sĩ Vũ Văn Ty vẫn cho rằng mình chỉ đang theo đuổi cái nghề. “Tiếc rằng khi vốn sống, kinh nghiệm ngày một dày thêm thì quỹ thời gian của cuộc đời mỏng dần đi. Thời gian còn lại của tôi chắc chỉ còn tính bằng năm”. Do vậy, vị bác sĩ 62 tuổi luôn nhiệt tình chia sẻ những bài học xương máu trong nghề cho người đi sau.

Buồn vui bằng... tim người khác

HOÀNG VĂN MINH |

Thường tất cả mọi xúc cảm của con người từ yêu thương, hờn ghét, nhớ nhung; thậm chí cả ước mơ, khát vọng… đều được quy về một mối - do trái tim lạnh, ấm, nóng, sắt đá, mềm yếu… Vậy nên một người, đang sống và yêu thương với trái tim do cha mẹ sinh ra, bỗng một hôm “bị” đưa lên bàn mổ, banh lồng ngực ra để thay vào đó trái tim của một người khác thì họ sẽ sống, yêu thương… ra sao? Tôi đã gặp Trần Mậu Đức - người được Bệnh viện T.Ư Huế ghép tim cách đây hơn 3 năm - để tìm câu trả lời…

Chuyện ở cửa ngõ “lục địa đen”

Đình Chúc |

Ngồi trước mặt tôi là người đàn bà da màu cao lớn, có phần hơi đẫy ở cái tuổi ngoại tứ tuần. Thoạt nghe chỉ với cái chức Chủ tịch HĐQT Công ty viễn thông Movitel thì chả có gì ghê gớm. Nhưng theo những người đồng hương đang làm việc ở Mozambique thì bà Safura Da Conceicao còn là một trong những nhân vật quan trọng (ủy viên Trung ương) của đảng cầm quyền tại quốc gia Đông Phi này- đảng Frelimo. Và hơn thế, bà còn có mối quan hệ thân tình với tổng thống và nhiều quan chức chính phủ sở tại. Thế nên, việc đăng ký gặp bà không phải lúc nào cũng hanh thông và thời gian bà tiếp cũng chả rộng rãi gì.

“Những Yết Kiêu Rừng Sác” không bị lãng quên

THÙY ÂN |

Ngày đầu tiên của năm mới, đọc hết hai cuốn “Một thời Rừng Sác”, tôi quyết định đi Cần Giờ, tìm gặp xem đặc công Rừng Sác là ai…

Độc đáo chợ đình Bích La

Lâm Hưng Thơ |

Chỉ họp một đêm duy nhất cho đến rạng sáng ngày mùng 3 Tết Nguyên đán, nhưng phiên chợ đình ở làng Bích La (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) trở thành điểm đến của hàng ngàn du khách. Việc người dân đến đây để hòa mình vào phiên chợ quê, và cầu nguyện “thần Kim Quy” xuất hiện đã trở thành thông lệ hàng trăm năm nay, như lời dặn dò của tổ tiên làng Bích La Ngũ Giáp - “Mỗi năm chợ họp một kỳ/Bích La trẩy hội nhớ ghi lấy lời”.

Tết trên công trường “không ngủ”

Nhiệt Băng |

Vậy là cái tết thứ hai, hàng trăm công nhân tại công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế (TP.Đà Nẵng) lại ngậm ngùi xa quê. Uớc mơ một cái tết đầm ấm bên gia đình trong họ cứ chập chờn lóe lên rồi lụi tắt như tia lửa hàn giữa đêm công trường…

Để ghi nhớ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

NGUYỄN TRUNG DÂN |

Từ ngày thôi việc ở Báo Du Lịch tôi vẫn nung nấu, mong muốn làm sao cho dân ta cần thiết phải được trang bị đủ các cứ liệu rõ ràng để nói chuyện, tranh cãi lúc cần, cho mảnh đất biển đảo của Tổ quốc vẫn còn đang bị Trung Quốc chiếm giữ, cũng như hiểu được cái tình láng giềng "môi hở răng lạnh" là thế nào!

Mở biển ở Sa Huỳnh

Hữu Nhân |

Chiếc tàu cá QNg – 44218TS với công suất 39CV chở chúng tôi cùng với 9 ngư dân rẽ sóng lao về phía biển giữa tiếng trống thúc giục rộn rã xen lẫn tiếng hò reo cổ vũ của đông đảo người dân đứng chen kín trên bờ.

Sáu Ninh hải đội

Hòa Hiệp |

Bùi Thanh Ninh, Sáu Ninh, cái tên được nhắc tới như một mẫu hình, một giá trị đại diện. Gặp ông Ninh bây giờ không dễ, phải hẹn hò năm lần bảy lượt. Chủ nhân tập đoàn đánh cá công suất 6.000 mã lực ở Bình Định hóa ra là người đàn ông nhỏ nhắn, khiêm nhường, hỏi đâu nói đó. Thật khó hình dung, con người mang bộ dạng cực chẳng đã ngồi đây lại là ông Ninh đỏ rực, vàng chói màu quốc kỳ giữa đám đông tưng bừng khí thế, ngày Ngân hàng Thương mại CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai gói tín dụng đóng tàu quy mô 3.000 tỉ.

Đêm dài ở những vùng biên trong trí nhớ

Hoàng Văn Minh |

Không chỉ báo chí, thơ ca đôi khi cũng “không còn tính thời sự”. Như hôm tôi tìm đến mũi Sa Vĩ ở Trà Cổ địa đầu tổ quốc - dấu đặt bút đầu tiên khi vẽ bản đồ hình chữ S mà câu thơ của Tố Hữu đã ghi nhận: “Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước…”. Giật mình bởi rừng đước Cà Mau đang ngày một sinh sôi, nhưng rừng dương Trà Cổ chỉ còn lưa thưa vài gốc... Thế là trí nhớ lại lang thang theo bước chân qua những vùng biên suốt dặm dài đất nước.

Hoàng Sa máu thịt tổ quốc

Thanh Hải - Hoàng Văn Minh - Đặng Trung Kiên |

Năm 2014 được đánh giá là năm "bùng nổ" các sự kiện, hoạt động sôi nổi, quyết liệt của công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tháng 5.2014, trong số hơn 140 nhà báo có mặt tại vùng biển Hoàng Sa để cùng lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư thực thi bảo vệ chủ quyền biển đảo, các phóng viên Thanh Hải, Hoàng Văn Minh và Đặng Trung Kiên cũng đã góp mặt. Những tấm ảnh, những thước phim của họ đã góp phần lay động lương tri của những con người yêu chính nghĩa và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Mãnh hổ Lương Văn Pém đất Tây Tiến xưa

ANH TUẤN |

Ở Mường Lát, hễ nhắc đến tên lão thành cách mạng Lương Văn Pém, người dân đều không giấu nổi niềm tự hào. Với họ, ông như biểu tượng của một thời đấu tranh khói lửa nơi núi rừng Tây Tiến xưa, một “mãnh hổ” không bị thời gian làm cho nhòa đi nhuệ khí. Và hơn hết, ông còn là một biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc nơi mảnh đất địa đầu, miền tây xứ Thanh này...

Cái cũ bị xoá và sự điền thế chưa hữu hiệu

Hoàng Văn Minh |

Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Hữu Thông là “một trạng thái tinh thần của Huế”. Tuy nhiên không giống với nhiều “trạng thái” khác, ông rất chịu khó để ý những chuyện “ngoài Huế” và luôn có những kiến giải bất ngờ. Như hôm càphê với ông bên bờ sông Hương, gặp lúc “báo sáng” đăng chuyện giết người chặt khúc, buột miệng hỏi “răng càng lúc, người ta càng hành xử với nhau tàn ác một cách hoang dã rứa hè?”. Là hỏi vu vơ vậy thôi, nhưng khi ông trả lời thì lại thành chuyện...

Kỳ cuối: Học cách để sống bằng cái do chính mình làm ra

Đào Tuấn |

Trong con mắt ông Bùi Đức Hy, chiến tranh năm ấy “phải nói là dã man, tàn bạo các đồng chí ạ”. Nhưng cuộc chiến ấy không phải chỉ bắt đầu vào năm 1979 và cũng không dừng lại kể cả khi Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Kỳ 2: Từ câu chuyện của cầu Lai Vân- cây cầu “hữu nghị” bị đánh sập

Đào Tuấn |

Chiến tranh biên giới chỉ diễn ra ở Sapa trong 3 ngày, rất ngắn trong cuộc chiến 30 ngày năm 1979 nhưng với nguyên Phó Chủ tịch huyện Sapa bà Thào Thị Say thì Sapa năm 1979 chỉ còn là một đống gạch vụn đúng nghĩa. “Vườn tỏi không còn 1 nhánh. Ao cá không còn con nào. Rừng thông cháy hàng tuần. Lá thông tươi là thế mà cháy khói ngút giời. Các biệt thự, nhà an dưỡng, thậm chí cả trạm vật lý địa cầu, đài liệt sĩ cũng bị lính Trung Quốc giật mìn phá nát”.