Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Xứ sở của người đẹp, múa xòe và thuyền độc mộc

Nguyễn Huy Minh |

“Ước được ăn cá vùi tro/ Ước được đi tới Mường So thăm nàng” (Pháu đảy kin khảu cắp pa pho, pháu hảy đảy mơ Mường So giam lả - Dân ca Thái, Tây Bắc). Người Mường So làm độc mộc (bảng hớ pang), đầu thuyền chạm rồng, đuôi thuyền chạm chim én, đã nổi tiếng nhiều đời. Nó còn là biểu tượng của một tình yêu trong cổ tích, chở người thương vượt qua ghềnh thác đến được với nhau.

Viên ngọc Cù Lao Chàm

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Vài năm gần đây, Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam phát triển vượt bậc. Chưa đầy 15 cây số cách bờ biển Cửa Đại, trước đây mất gần 3 tiếng đồng hồ đi từ đất liền ra đảo, với mỗi ngày một chuyến tàu chợ. Hôm nay, trên chiếc ca nô cao tốc chỉ gần 20 phút ung dung lướt sóng, du khách đã có thể ngâm mình trong làn nước trong vắt Cù Lao Chàm. Với ưu thế “sát vách” Di sản thế giới Hội An, giữa Biển Đông, Cù Lao Chàm đang trở mình thành viên ngọc quý của ngành du lịch Quảng Nam.

Nhường gạo cứu đói mùa giáp hạt

LINH PHẠM |

Tây bắc huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, trước mắt tôi là bãi đá bẫy đá Pi-năng Tắc gợi nhắc về quá khứ kiêu hùng. Xã Phước Bình là nơi lưu giữ huyền thoại về chiến sĩ cách mạng Raglai Pi-năng Tắc, người dùng bẫy đá chống lại kẻ thù trong kháng chiến chống Pháp. Mới đây, Phước Bình lại được nhắc đến với một “huyền thoại” khác: Lãnh đạo, người dân đồng thuận từ chối nhận gạo cứu đói để nhường cho xã khó khăn hơn.

Làm như vậy là sai, có lỗi với dân

QUANG ĐẠI - ĐĂNG KHOA |

Tỉnh giao chỉ tiêu từng năm cho cấp huyện với ý đồ “để phấn đấu”, rồi thì huyện giao về xã cũng nói là “để phấn đấu” chứ không bắt buộc. Với những người thực hiện chủ trương dù kêu khó, nhưng bằng mọi cách phải thực hiện “đạt và vượt” chỉ tiêu vì uy tín, vì thành tích địa phương. Trong gần 5 năm qua, cách làm đó tại Nghệ An tạo ra những con số thống kê rất đáng kinh ngạc, thậm chí ở một số địa phương dù dân rất nghèo, nhưng lại có tốc độ giảm nghèo “siêu tốc”. Ông Hoàng Viết Đường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - khẳng định “làm như vậy là sai, có lỗi với dân”.

Buộc dân phải thoát nghèo

ĐĂNG KHOA - QUANG ĐẠI |

Người nghèo thì nhiều, hạn mức được giao thì ít khiến ông trưởng xóm lo đến mất ăn mất ngủ, tai ù, khản cổ: “Dân mình đấu tranh ghê lắm, 4 cái loa nói chẳng kịp. Đặt lên bàn cân so sánh ông A, bà B từng li từng tí một cho đến khi nào dân đồng thuận mới chốt tên, không cảm tính được đâu...”

Giảm nghèo kiểu... phân bổ chỉ tiêu

ĐĂNG KHOA - QUANG ĐẠI |

Họ - những người không chỉ nghèo một năm, hai năm mà nghèo cho đến lúc chết. Vậy mà, họ bị buộc phải thoát nghèo bởi chỉ tiêu số hộ được nghèo cấp trên “phân bổ” về không còn suất dành cho họ nữa. Nếu cứ “ngoan cố” mà bầu lên, họ sẽ bị gạt tên với đủ thứ lý lẽ. “Vì sao bắt tôi thoát nghèo?” - câu hỏi nhiều người nghèo ở Nghệ An nói trong uất ức...

Quần đảo không cô đơn

NGÔ MAI PHONG |

Đoàn Kết - xã thưa dân của đảo Cái Bầu, cách huyện lỵ Vân Đồn 7km về phía tây. Chỗ tôi đứng - bãi đất mới được bạt ra từ gò đồi giữa cánh đồng còn đỏ tía rộng gần 2ha thuộc thôn Khe Thau của xã. Tiếng tiếng động cơ ôtô, xe gạt, máy xúc, xe lu không ngớt rền rĩ quyện với mùi khói dầu khét lẹt. Đây là khu vực trung tâm của Dự án Cảng hàng không (CHK) Quảng Ninh chuẩn bị khởi công tháng 4.2015. Một quần đảo trù mật với thiên nhiên tuyệt đẹp và vị trí địa kinh tế lâu đời, một giấc mơ lớn của cộng đồng, sau rất nhiều do dự đang bắt đầu trỗi dậy.

Giành giật cô gái trẻ với cọp vàng ở khu rừng một thời không ai dám bén mảng đến

Cẩm Thiên |

Chiều đến, cả khu rừng vang lên những tiếng gầm rú, gào thét đinh tai khiến những cư dân dưới núi hoảng sợ, họ đóng kín cửa, rào kín cổng, không một ai dám bén mảng ra đường.

Nỗi ám ảnh của giáo viên

QUANG ĐẠI - ĐĂNG KHOA |

Gần đây, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của ngành GDĐT tỉnh Nghệ An được triển khai rầm rộ ở cả 4 cấp học. Dù không bắt buộc, nhưng giáo viên (GV) không tham gia SKKN cũng không xong bởi SKKN là tiêu chí “cứng” xét thi đua hằng năm. Để đối phó, nhiều GV đã viết ra những SKKN thiếu tính thực tế hoặc sao chép lại…

Nước mắt cho người lái tàu

THANH HẢI |

Vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị tối 12.3 khi tàu SE5 tông thẳng vào một ôtô tải vượt ẩu qua đường ngang, 583 hành khách may mắn thoát hiểm trong gang tấc, đến giờ vẫn là nỗi kinh hoàng còn ám ảnh cho hàng vạn người ngược xuôi Bắc - Nam trên đường sắt mỗi ngày. Với những người lái tàu, sau sự cố này, nỗi âu lo hiểm hoạ sẽ trở nên ám ảnh họ từng phút trên những cung đường dày đặc các đường ngang dân sinh…

Đối đầu với “cát tặc”

ANH TUẤN |

Suốt gần ba tháng qua, công an, xã đội, dân quân tự vệ và chính quyền xã Hoàng Khánh, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phải cắt cử người mắc màn ngủ ở bờ tả sông Mã để gác… mặt nước. Bởi gần đây, mỗi ngày có hàng chục tàu tải trọng từ 150-200m3 liên tục vào khu vực này moi ruột dòng sông. Nhiều tàu bị bắt giữ, xử phạt, song, “cuộc chiến” giữa lực lượng chức năng với hàng trăm con tàu sắt vẫn chưa đi đến hồi kết. “Cát tặc” đang tiếp tục đục khoét lòng sông gây sụt lở nhiều hécta bờ bãi, đe dọa sụt lún bờ kè mái đê.

Không dám động đến lâm tặc

KHẮC DŨNG |

Nhìn từng đoàn, từng đoàn người ùn ùn gầm rú xe máy chở những súc gỗ xẻ qua trước mũi trạm bảo vệ nơi cửa rừng của Cty TNHH nông nghiệp Khang Cường ở Đạ Nha, tôi không thể không tự hỏi về năng lực bảo vệ rừng của đơn vị này...

Gỗ lậu như ở chốn “không người”

KHẮC DŨNG |

Thấy tôi chụp ảnh lâm tặc ngang nhiên chở gỗ lậu ngang qua cổng trạm kiểm soát cửa rừng, một cán bộ quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH nông nghiệp Khang Cường tên Khánh nói: “Lâm tặc ở đây hung dữ lắm. Tụi em ở đây “hết thuốc” rồi. Bây giờ mà đứng ra chặn xe lâm tặc, tối nay cái nhà trạm này bị phá tan lập tức, tính mạng của tụi em cũng không an toàn. Bản thân em đã từng bị lâm tặc đánh đến nhập viện...”.

Đạ Nha, lâm tặc như chủ rừng (kỳ 1): Gỗ lậu như ở chốn “không người”

KHẮC DŨNG |

Những cánh rừng ở Đạ Nha (Quốc Oai, Đạ Terh, Lâm Đồng), lâm tặc ngang nhiên chặt cây, xẻ gỗ, chở gỗ ra cho các điểm tập kết của đầu nậu. Trong khi đó, Cty TNHH nông nghiệp Khang Cường không đủ năng lực bảo vệ rừng...

Cởi tiếng oan cho người anh hùng chịu nhiều tai tiếng

Đỗ Doãn Hoàng |

Cả làng không có ai vào chiến trường đó ở thời điểm đó, nên bao nhiên can trường của ông Hiện, chả ai biết. Đến lúc ông đủ chân tay mặt mũi trở về, lại về có một mình, không được đi an dưỡng, không có chế độ thương binh hay bệnh binh gì cả, thế là người ta ồn lên cái nghi án tai quái: Lão Hiện đảo ngũ...