Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

Tàu “khủng” và khát vọng lớn

Linh Phạm |

Một năm trôi qua với nhiều sóng gió cho ngư dân Quảng Ngãi, như một lời đáp trả mạnh mẽ cho những thách thức thiên tai và nhân tai, đội tàu của họ đã hùng hậu vượt sóng, ra khơi.

Vì một đại ngàn

KHẮC DŨNG |

Một đại ngàn Tây Nguyên rộng lượng hiện hữu tự bao đời nay phải biết yêu quý, giữ gìn là một trong những điều có trong luật tục bất thành văn của các dân tộc thiểu số nơi đây.

Điệu sắc bùa hòa cùng sóng biển

HỮU NHÂN |

Cả đoàn người kéo theo xem hát múa sắc bùa đến tận sáng. Họ lắc lư theo tiếng trống “tùng dinh”, réo rắt của kèn, đờn nhị, rộn rã với sênh tiền cùng với tiếng hát và điệu múa uyển chuyển trong đêm xuân se lạnh. Đấy là chuyện dĩ vãng từ 30 năm trở về trước. Sắc bùa giờ đã phai nhạt theo thời gian cùng với dòng đời bao nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Chuyện buồn buồn với tê tê

Phóng sự của Quân Anh |

Những ngày gần đây, báo chí liên tục đưa tin về vụ lùm xùm liên quan đến việc UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định bán phát mại 42 cá thể tê tê Java, là tang vật của vụ vận chuyển động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép do Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) bắt giữ và bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh ngày 2.2. Quyết định bán phát mại loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của Bắc Ninh đã vấp phải phản đối quyết liệt của nhiều chuyên gia bảo tồn.

Trên cabin của “hung thần đường phố”

Phóng sự ảnh của Dương Quốc Bình |

Xe tải hạng nặng chạy trong đô thị vốn bị mang tiếng là những “hung thần đường phố”. Những ngày giáp tết này, tôi đã có dịp đi cùng một chuyến xe đêm qua nhiều phố phường Hà Nội để xem xét thực hư câu chuyện.

Lễ tưởng niệm đặc biệt trên biển

Anh Tuấn |

Chuyến công tác nhà giàn DK1 đọng lại điều sâu lắng nhất với tôi là lễ tưởng niệm được tổ chức ngay trên boong tàu 621, được chuẩn bị đúng lúc gió to, mưa lớn. Đó cũng là dịp để lãnh đạo, anh em đồng đội còn sống bày tỏ lòng biết ơn những cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nơi biển cả xa khơi. Song tôi cảm thấy có điều gì đó xúc động, thiêng liêng hơn bao giờ hết ở nơi mũi sóng vào thời khắc chính lễ diễn ra.

Chống cằm chờ tết

THANH HẢI |

Trong số hơn 350 nhân khẩu thuộc 120 hộ gia đình ở “làng phong” Hoà Vân, Đà Nẵng đã di dời vào đất liền giáp tết 2012, hiện vẫn còn 68 hộ ở nhà tạm, liền kề tại phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Rời “ốc đảo Hansen” để vào phố, tất nhiên người làng phong được thụ hưởng nhiều tiện ích xã hội, thuận lợi hơn trong sinh hoạt và có nhiều cơ hội để hoà nhập cộng đồng. Nhưng tất cả chỉ là chiếc áo hình thức, thực tế người dân vẫn chông chênh khi rời xa ngôi làng đã gắn bó sau nửa thế kỷ…

Những chuyến xe chở niềm vui sum họp

LÊ TUYẾT |

Từ ngày 25 tháng chạp, hàng chục chuyến xe trong chương trình “Tấm vé nghĩa tình” khởi hành từ Khu công nghệ cao quận 9 (TPHCM) đưa hàng ngàn công nhân làm việc tại các KCN - KCX TP về quê ăn tết. Có người 1 năm, cũng có người 10 năm chưa được vui một cái tết với gia đình.

Kỳ tích... bệnh xá “đồ đá”

LỤC TÙNG |

Chỉ với dãy nhà “nửa cấp 4” đã tàn tạ, bên trong lơ thơ mấy y cụ lạc hậu và mấy món tự chế từ vật dụng thường ngày, nhưng các thầy thuốc ở Bệnh xá Quân - dân y đảo Thổ Châu (Trung đoàn 152 - Quân khu 9) đã cứu sống hàng trăm trường hợp từ tay thần chết. Kỳ tích này không chỉ chứng minh sức sáng tạo của đội ngũ “thầy thuốc bộ đội Cụ Hồ”, mà còn tạo thêm niềm tin để người dân và cán bộ, chiến sĩ an tâm bám đảo tiền tiêu, bảo vệ chủ quyền lãnh hải cuối trời nam tổ quốc.

Nhật ký bác sĩ Trường Sa

BẢO DUY |

“Nếu không được chỉ huy và các bác sĩ ở đảo An Bang cứu chữa kịp thời thì chắc chắn tôi đã “đi”. Ơn cứu mạng này tôi không bao giờ quên” - ông Đinh Văn Nam (52 tuổi, ngư dân tàu cá QNa 90668TS) vẫn chưa hết xúc động khi kể lại với phóng viên Báo Lao Động. Trong những chuyến đi biển dài ngày, ông Nam và hàng ngàn ngư dân đang bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ bộ đội và bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa.

Cuộc sống lay lắt trên “ốc đảo” giữa khu du lịch sầm uất Tam Đảo

Đông Xuyên |

Khu lâm trường Vĩnh Ninh, thuộc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cách trung tâm xã không xa là mấy, song cuộc sống nơi đây khác nào “ốc đảo” bị bỏ quên giữa khu du lịch sầm uất. Gần 50 năm nay, họ phải sống lay lắt trong cảnh “không điện, không nước sinh hoạt, nhà không sổ đỏ, đất sản xuất cũng không”.

Độc đáo thú chơi điếu cày

Lô Giang - Kim Sơn |

Điếu cày cùng ấm chè xanh trên chiếc chõng tre từ lâu đã trở thành hình ảnh thân thuộc ở các làng quê Việt. Thời gian gần đây, thú chơi điếu cày đang rộ lên mạnh mẽ. Tìm hiểu mới biết, thú chơi tao nhã này cũng không kém phần cầu kỳ.

Những bản không chồng thê lương vì “cơn lốc” ma túy

Bình Minh - Tùng Phan |

Sài Khao, Tây Tiến (thuộc huyện Mường Lát, Thanh Hóa) là, những địa danh đã đi vào vần thơ “Tây Tiến” và là minh chứng cho một thời “hoa lửa” kháng chiến. Sau gần 70 năm, núi rừng ở Sài Khao không còn thác gầm, cọp dữ, không còn bom đạn nhưng vẫn hùng vĩ, nên thơ và không kém phần hiểm trở. Sài Khao vẫn còn đó những khó khăn, vất vả. Đặc biệt, “cơn lốc” ma túy từng quét qua, bỏ lại lại phía sau những bản “không chồng” thê lương, suốt thời gian dài thiếu bóng trai tráng.

Khoác áo mới cho “xứ cùi” Tố Lan

KHẮC DŨNG |

Xưa nay, Tố Lan chết danh là “buôn cùi” của người dân tộc thiểu số Mạ. Tôi cảm thấy khó hiểu bởi cái tên “Tố Lan” theo nghĩa tiếng Việt đẹp đến nhường kia lại là xứ sở của những người mắc bệnh phong. Ấy là cảm giác ban đầu khi nghe đến “xứ cùi” Tố Lan.

Từ đầm lầy lên cao tốc

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Chỉ còn 4 ngày nữa, tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ thông xe. Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55km, rộng 6 làn xe hoàn thành đưa vào khai thác được nhiều người ví von như tấm vải lụa làm bừng sáng cả một vùng đất Đông Nam Bộ lâu nay vốn nhiều đầm lầy và bờ bụi.