Phóng sự - Điều tra

Cùng chung tay vượt qua “nỗi đau lũ quét”

Ghi chép của CƯỜNG NGÔ |

Trận lũ ống kinh hoàng quét từ đỉnh núi xuống tổ 8 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái). Hàng chục người chết, hàng trăm người phải tá túc tạm thời ở nhà người thân, nhà văn hóa, trường nội trú hay trạm y tế xã vì mất nhà cửa; nhiều hộ trắng tay bởi tài sản bao năm tích cóp đã bị “dòng nước dữ” cuốn phăng.

Những con thú cuối cùng trong thành phố

THANH HẢI |

Tốc độ đô thị hoá ở TP.Đà Nẵng được đánh giá nhanh nhất khu vực miền Trung. Năm 1997, cả Đà Nẵng chỉ 5.600ha, đến năm 2017 đã là 21.000ha. Tổng diện tích đô thị tăng gấp 4 lần, nhưng không gian xanh môi trường, cho công viên, bãi đỗ xe công cộng… thì bị thu hẹp.

Ấm tình người nơi “xóm trọ ung thư”

THÙY HƯƠNG |

Mỗi ngày, hàng trăm bệnh nhân nghèo từ các tỉnh về Bệnh viện K T.Ư (cơ sở Tân Triều, quận Hà Đông, Hà Nội) để chữa bệnh ung thư. Họ phải thuê những căn phòng tồi tàn bên ngoài bệnh viện làm nơi chống chọi lại căn bệnh tử thần. Cảm thông với số phận những con người trong sự khốn cùng ấy, nhiều chủ nhà trọ tìm cách giúp đỡ, sẻ chia...

Trăn trở lớp học miễn phí cho con công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Hằng ngày phải chứng kiến cảnh công nhân vừa tan ca xong đã hối hả chở con đi học ở trung tâm thành phố Biên Hòa cách xa hàng chục cây số, rồi tối mịt mùng mới cùng con trở về nhà, Chủ tịch Công đoàn Cty Changshin VN (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) Đặng Tuấn Tú đã mạnh dạn mở lớp học miễn phí cho con công nhân, con em dân tộc, ngay bên hông nhà máy.

“Hình sự” việc dồn điền...

XUÂN HÙNG |

Thôn Quản Xá 2, xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) ngày trung tuần tháng 7.2017. Từng tốp đàn ông, đàn bà tụm dưới gốc cây ven đê sông Mã thì thào bàn tán, bức xúc chuyện dồn điền sắp diễn ra. Thấy nhà báo đến hỏi chuyện, một vài người cẩn thận bỏ đi, vài người khác ngó dọc ngang rồi mới cởi mở...

“Cạp” chữ mà ăn

Linh Phạm |

Khi đăng ký tài khoản ở các website, mạng xã hội, người dùng bắt buộc phải vượt qua một đoạn chữ méo mó, biến dạng gọi là captcha để xác thực “tôi không phải là robot”. Ít người biết rằng, rất nhiều bạn trẻ đang kiếm sống bằng cách gõ 1.000 đoạn captcha như vậy để nhận thù lao… 20.000 đồng. Giới kiếm tiền trên mạng (MMO) thường gọi catpcha là “cạp”. Nếu bạn là sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập, hoặc đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm thì có thể lên mạng… “cạp” chữ mà ăn.

Thưởng tết - lá rách đùm... lá te tua

Trần Lưu |

Nghe tôi hỏi chuyện thưởng tết, thầy Trần Ngọc Phú (Trường Tiểu học Đôn Xuân A, xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), cười chọc quê: “Nhà báo hỏi “lộn tiệm” rồi, giáo viên xứ này làm gì có thưởng tết. Mình khó một, học sinh còn khổ tới mười, nên xuân về, nhiều thầy cô phải bỏ tiền túi ra cho các em chút quà mừng năm mới. Người ta “lá lành đùm lá rách”, còn mình “lá rách đùm lá te tua”…

Sau vinh danh là... “đóng cửa”

Trúc Huệ |

Sau khi báo Lao Động đăng phóng sự “Vào rừng mở lớp học tình thương” năm 2008, vợ chồng nhà giáo “không hưởng lương” Trần Văn Nhâm - Lê Ngọc Lệ ở Kiên Giang được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến và quan tâm giúp đỡ… Tuy nhiên, trái với thái độ trân trọng của nhiều tổ chức, địa phương lại nhiều lần doạ “đóng cửa” lớp học này trong sự bất bình của người dân.

Những đôi giày mang tên số phận

Phóng sự của Tâm Anh và Hàn Thi |

Lấy âm bản, đổ dương bản; làm nóng, “in”, đệm, khoét, mài đế… chúng tôi chưa từng thấy ở đâu người thợ đóng giày, dép lại mất nhiều công đoạn kỳ lạ và tỉ mẩn như những anh thợ giày nơi đây. Cũng không ở đâu mà mỗi đôi giày được làm ra đều là những đôi có một không hai như thế - mỗi đôi (thậm chí mỗi chiếc) là một hình dáng, một thiết kế riêng. Những đôi giày ấy, với bệnh nhân phong (còn gọi là người hủi, người cùi), vừa như giá đỡ cho những hình hài xiêu vẹo, vừa như là thuốc để chữa lành, để xoa dịu những tổn thương cho đôi chân không còn cảm giác. Xoa dịu cả nỗi đau tinh thần.

Trong làn khói cần sa

PHÓNG SỰ ẢNH CỦA DƯƠNG QUỐC BÌNH |

“Chris! Con lại hút cần sa đấy à?” - giọng người phụ nữ lanh lảnh cất lên khi ngửi thấy mùi khói đặc trưng của loại ma tuý này. Bà là người Mỹ, gốc Italia. Cha mẹ bà sang định cư tại tiểu bang Tennessee và sinh ra bà tại đây. Con trai bà tên là Chris, bằng tuổi tôi. Trong căn bếp chật hẹp, vừa chuẩn bị bữa tối, bà nói: “Chris hút cần sa cũng được nhưng nó phải đi nhà thờ. Đến đấy, người ta sẽ dạy nó trở thành người tốt”.

Từng viên đá nhỏ lát nên con đường

Lâm Tuyền |

Khu trung tâm đang hình thành những con đường hoàn toàn lát đá - một nét mới của phố xá Sài Gòn. Tầm 12h trưa, nhóm công nhân ngồi cạnh cửa hàng Chloe, góc đường Lê Thánh Tôn - Nguyễn Huệ, dùng bữa xong, tản ra tìm chỗ ngủ. Năm, ba người lấy dép kê thành gối, hạ thẳng lưng xuống khoảng vỉa hè vừa lát xong. Người phụ nữ duy nhất trong nhóm xưng tên Diễm, cười nói với tôi: “Đời phụ hồ, ăn bụi ngủ bờ vậy đó”.

Mối tình “trốn tìm” một thời của nữ y tá Hà thành

BÌNH MINH |

Sinh ra và lớn lên trong thời chiến, nữ y tá Nguyễn Thị Hồng Minh - người thiếu nữ gốc phổ cổ Hà Nội - đã có những trải nghiệm cuộc sống đặc biệt. Mối tình duyên của bà với người chồng quá cố giống như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, khi họ đã trải qua những sóng gió của cuộc chiến, vất vả giữa dòng mưu sinh để tìm niềm hạnh phúc cho đến lúc cuối đời.

“Nối mạch” biển đảo cuối trời nam

Lục Tùng |

Với tôi, việc Bộ Tư lệnh Vùng V Hải quân quyết định điều tàu phục vụ chiến đấu chạy tuyến Phú Quốc - Thổ Châu (Kiên Giang) thay tàu Thổ Châu 09 sửa chữa định kỳ, không chỉ đơn thuần là đảm bảo lương thực, thực phẩm và đi lại từ đất liền ra xã đảo “tiền tiêu” trên vùng biển Tây tổ quốc, mà còn đặt dấu ấn mới trong công cuộc xây dựng thế trận lòng dân thời bình…

Ở bệnh viện để... ăn cơm có thịt

Lê Tuyết - Vân Nguyễn |

A Hảo mắc chứng u nguyên bào thần kinh đã vào giai đoạn 4. Em chỉ nghe mà không nói được tiếng Kinh. Đằng đẵng những năm tháng ở khoa Nội 3 (Bệnh viện Ung Bướu TPHCM), âm thanh duy nhất mà người ta nghe từ cậu bé người Xơ Đăng ấy là tiếng khóc. Em khóc nghèn nghẹn, khó nhọc, khổ sở mỗi khi đau và mỗi khi đói. Còn lại, em im lặng, sự lặng im đầy sợ hãi của đứa trẻ núi rừng lạc lõng giữa thành phố xa lạ. Thế nhưng em vẫn thích ở lại nơi xa lạ này, chỉ với một lý do đơn giản “ở bệnh viện để… ăn cơm có thịt”.

“Hầu chuyện” nông dân nhiều đất nhất miền Tây: “Tôi chỉ thích được gọi là Út Huy”

Hoàng Văn Minh - Hữu Danh |

Sở hữu hơn 580ha đất và sản xuất toàn quy mô công nghiệp, nhưng ông Út Huy chỉ muốn làm nông dân. Ông nói “tôi lớn lên ở ruộng đồng, sống cùng nông dân và tự hào với xuất thân của mình. Nhiều người hỏi tôi sao không mở doanh nghiệp, làm giám đốc, tôi bảo, tôi chỉ thích được gọi là Út Huy, bậc cha chú thì cứ kêu tôi là thằng Huy cho gọn”.

Nông dân nhiều đất nhất miền Tây: Huy mía, Huy ớt, Huy bò và trên cả “vua” tôm

Hoàng Văn Minh - Hữu Danh |

Lần gặp đầu tiên ở quán càphê, ông Út Huy (Võ Quan Huy) - nông dân ở ấp Thuận Hoà, xã Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An - làm chúng tôi choáng bởi thân hình cao, to, đen… lừng lững như con bò mộng bước ra từ chiếc Mercedes S300 màu đen. Lần sau còn choáng hơn khi ông ôm ra một chồng sổ đỏ. Ông được coi là nông dân sử dụng nhiều đất nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thậm chí cả nước, khi đang canh tác trên 580ha đất nông nghiệp.

Ở nơi nhà có cây đu đủ được coi là giàu nhất bản

Đông Xuyên - Sỹ Hào |

Bản Nậm Củm, xã Bum Nưa (huyện Mường Tè, Lai Châu) có 26 hộ thì có đến 25 hộ có người nghiện. Tình trạng nghiện ngập và đói nghèo khiến nơi đây đang rơi vào tình trạng cùng quẫn, không có lối thoát.

Lạ lùng với họp bản đêm ở Khao Mang

Ghi chép của Giang Thùy Linh |

Muốn biết tận cùng những khó khăn trong đời sống của đồng bào miền núi, muốn hiểu những vất vả, gian nan của cán bộ vùng cao thì phải đi họp bản. Không giống như họp làng dưới xuôi, họp bản ở vùng cao diễn ra vào ban đêm, khi bóng tối đã trùm lên, che khuất núi rừng và những ngôi nhà lợp gỗ, chỉ còn lác đác đôi ba ánh điện lập lòe yếu ớt như đom đóm. Tôi đã dự một cuộc họp bản như thế tại bản Páo Sơ Dào - bản nghèo đói nhất của xã Khao Mang - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái.

Huyền thoại nối tiếp huyền thoại

Khắc Dũng |

Biết tôi có chút am hiểu về văn hóa dân tộc Mạ, anh Huỳnh Văn Đẩu - Bí thư Huyện ủy Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) - điện thoại mời: “Cố gắng đi Đồng Nai Thượng với anh. Trước giờ, lễ hội ăn trâu thì nhiều nơi tổ chức, nhưng đây là lần đầu tiên huyện Cát Tiên phục dựng chính thức lễ hội truyền thống này của người Mạ nói riêng và người thiểu số Tây Nguyên nói chung...”.

Đi chợ ve chai Sài Gòn

Lê Tuyết |

Gọi là “chợ” nhưng lại nằm trong khuôn viên một quán cà phê, khách vừa đi chợ vừa được nghe ca sĩ “chánh hiệu” Sài Gòn hát tặng một vài bài hát xưa cũ… Đôi khi khách đến chợ chỉ để nhìn một vài món đồ, tìm mua một chút hoài niệm, tiểu thương chẳng đặt nặng chuyện bán buôn lời lỗ… Những chuyện lạ đời ấy chỉ có ở chợ ve chai Sài Gòn.