Chuyện dọc đường

Dì Tấn có bồ

KHƯƠNG QUỲNH |

Dạo này cả xóm đi đâu cũng xì xào chuyện dì Tấn có bồ. Lão Hớn - người hồi trẻ tán dì hoài không được giờ có vẻ cay cú, biểu: “Cái hồi mơn mởn không chịu yêu, giờ hết xí quách mới yêu thì làm ăn được gì nữa?”. Ai nói gì, dì cũng kệ, bỏ ngoài tai hết.

Câu kinh ngập ngừng

NHẬT LỆ |

Mùa hè năm ấy, trong chuyến đi tới Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ), tôi tình cờ bắt gặp hai vị sư đang đứng trước bức tượng Phật nhỏ.

Anh Thìn điên

KHƯƠNG QUỲNH |

Xóm láng đang bình yên thì anh Thìn điên về. Lão Phúc tay run cầm cập vội vàng đóng cổng. Người làng bảo, chẳng hiểu sao bác sĩ lại cho anh xuất viện. Ánh mắt còn dài dại thế kia.

Điều quý giá ra đi

KHƯƠNG QUỲNH |

Hôm nay, đi bệnh viện về, thấy mặt mẹ chồng buồn buồn, u ám, bảo tôi chuẩn bị chở qua nhà viếng anh Mão. Anh mới mất hồi đêm.

Con chó của chị “mõ xóm”

KHƯƠNG QUỲNH |

Hôm trước họp tổ dân phố, bác tổ trưởng đưa vấn đề nhà chị Hợi ra nhắc nhở. Chuyện là vài người trong xóm phản ánh con Giun nhà chị hay sủa bậy gây ồn ào, mất trật tự đô thị.

Đợi nắng

KHƯƠNG QUỲNH |

Hơn một tháng nay, Đà Lạt mưa triền miên. Những luống rau chú trồng sau nhà úng nước đã úa vàng, giập lá. Chú bảo, Đà Lạt dễ mà lại rơi vào trận mưa lịch sử của chục năm trước, kéo dài 49 ngày mới dứt: “Mưa kiểu này khổ nhất vẫn là má con con Cúc”.

Không hóa đá

HOÀNG VĂN MINH |

Hội An, đêm chìm trong ký ức mịt mờ của không gian thực cảnh và trời thực thì chớm mưa. Chàng trai lên thuyền theo đuôi con cá lênh đênh trên biển. Cô gái trên bờ đêm ngày khắc khoải ngóng trông. Mỗi lần trời giông, biển động là nỗi lo lắng trong lòng lại từng cơn quặn thắt.

Thời ấy qua rồi

đỗ phấn |

Thật ngạc nhiên là chữ “công cộng” được dùng phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày nhưng cho đến tận bây giờ vẫn chưa có nổi một định nghĩa thật chính xác.

Làm dâu bà Võ

KHƯƠNG QUỲNH |

Ngày Cún tròn 18 tuổi, từ sáng sớm, bà Võ đã giục con dâu ăn mặc tử tế để ra xã đăng ký kết hôn, xong thì làm luôn khai sinh cho thằng Tũn đi học. Nhà bà Võ ở sát nhà tôi. Người làng hay gọi là Võ Vả. 

Tháng bảy heo may

NGÔ MAI PHONG |

Cứ heo may lại nhớ Nguyễn, anh khuất xa mười mấy thu rồi nhưng gương mặt vẫn lấp lánh trong ký ức của tôi. Nguyễn cao lớn, dáng vẻ ngang tàng của đấu sĩ, nhưng con mắt lại hiền phẳng lặng như một nho sư.

Ba bị chín quai

đỗ phấn |

Chẳng hiểu sao câu đồng dao “Ba bị chín quai, mười hai con mắt, đi bắt trẻ con” người lớn hay mang dọa lũ trẻ lại có mô tả như vậy về cái bị?

Người đàn bà ở căn nhà ngoại ô

HUỲNH DŨNG NHÂN |

Theo mách bảo, tôi tìm đến căn nhà nhỏ ngoại ô trên đường Nguyễn Văn Tạo, quận Nhà Bè để gặp người quen cũ - chị Huỳnh Thiên Kim Bội, 67 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Thương binh xã hội quận 1 mà hơn 30 năm trước tôi từng cộng tác viết bài cho tờ tin của chị.

Mỗi đắm đuối có một mầm gian ác

THANH HẢI |

Tôi ghé vào quán nước ven đường, kêu quả dừa Xiêm, cũng là để chờ cả đoàn tham quan tập trung đủ.

Tôi đi bán hủ tiếu gõ!

HUỲNH DŨNG NHÂN |

Đêm Vị Thanh sau một ngày làm khách lạ. Tôi chậm rãi bước ra khỏi khách sạn và chợt nhận ra nơi đây rất xa trung tâm thành phố.

Trà đạo Nhật Bản

di li |

Sau khi tôi viết một seri về trà và cách thưởng trà, từ trà gia vị Ấn, trà Ô Long Trung Hoa, trà đỏ Thổ Nhĩ Kỳ, trà bạc hà Maroc cho đến trà đen Sri Lanka thì bụng chợt nghĩ, còn mỗi cái anh trà đạo Nhật Bản là nghe đồn lắm chuyện nhất, thế mà mình lại chưa được thử. 

Chim mồi và bà mẹ

ĐỨC LỘC |

Xóm trọ của tôi nổi lên một thú vui: Nuôi chim cu gáy. Trước đó phòng nào cũng nuôi chim, không chích chòe thì chào mào, không sáo thì vẹt. Nhưng nuôi cu gáy thì đặc biệt, như mấy ông bảo đó là thú “gác cu” kiếm ra bạc triệu.

Thế giới trong năm ngón tay

MINH THI |

Đang không biết đi đâu cho hết buổi chiều cuối tuần thì Daria Mishukova như quả táo đỏ hiện ra trên facetime cùng dòng chữ “nhớ nhau không”.

Ông bảo vệ già

LÊ TUYẾT |

Tiếp tôi ở cổng công ty là ông bảo vệ đã có tuổi. Ông ta kéo cái kính lão trễ xuống mũi, đọc thông tin trên tấm thẻ nhà báo, ra điều suy nghĩ rồi cẩn thận viết tên tôi vào cuốn sổ trực. Những chữ cái đầu được ông viết hoa một cách mềm mại và có phần kiểu cách.

Những ngàn năm ở Mtskheta

HOÀNG VĂN MINH |

Bỗng dưng muốn khóc hóa ra là cảm giác có thiệt. Đó là khi tôi được tận tay sờ vào mọi thứ - những ngàn năm đang động đậy bên trong Thánh đường Svetitskhoveli còn vẹn nguyên sau hơn 11 thế kỷ hay tu viện Jvari được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 ở cố đô Mtskheta của Gruzia, đất nước nằm vắt ngang Á - Âu trên con đường tơ lụa ngày nào.

Dầu đèn ở phố

đỗ phấn |

“Sống dầu đèn, chết kèn trống” tưởng là câu thành ngữ Việt rất cổ mà không phải thế. Những nhu cầu này vẫn còn nguyên vẹn không chỉ với dân quê. Người ở phố nhiều khi còn quan tâm đến nó một cách đặc biệt.