Con chó của chị “mõ xóm”

KHƯƠNG QUỲNH |

Hôm trước họp tổ dân phố, bác tổ trưởng đưa vấn đề nhà chị Hợi ra nhắc nhở. Chuyện là vài người trong xóm phản ánh con Giun nhà chị hay sủa bậy gây ồn ào, mất trật tự đô thị.

Con Giun là con chó chị Hợi nuôi hơn chục năm nay. Chị đặt tên nó là John nghe cho Tây, nhưng tên đọc trẹo cả miệng nên gọi thành Giun. Chị xem con Giun như một bảo bối, ôm ấp vuốt ve suốt ngày. Dạo này, nó già, răng rụng gần hết, chẳng gặm xương được. Ngày nào chị cũng phải nấu riêng một nồi cháo thịt bằm hoặc cháo cá cho nó. Thịt bằm phải thật nhuyễn, cá thì chị ngồi gỡ từng cái xương một. Dường như vì già quá nên con Giun cũng đã bị lẫn, có hôm nó sủa inh ỏi suốt đêm khiến cả xóm mất ngủ. Nhiều người bực con Giun, bực lây sang cả chị Hợi.

Chị Hợi làm nghề quét rác, lâu nay vốn cũng chẳng được nhiều người ưa. Người ta gọi chị là mõ xóm. Vì hễ nhà ai có chuyện gì, chị cũng nghe ngóng cho bằng được, xong bô bô khắp xóm. Ai có chuyện gì muốn loan báo, chỉ cần giả vờ đến thì thụt kể với chị, xong dặn dò: “Bí mật đấy, đừng kể cho ai nghe” là thể nào hôm sau cả xóm cũng biết.

Vợ chồng chị Hợi đã li dị chục năm nay. Nghe đâu chồng chị trước kia làm ở phường, áo quần lúc nào cũng phẳng phiu, tóc xịt keo bóng lộn, tay kẹp điếu thuốc đi nghênh ngang chẳng coi ai ra gì. Ấy vậy mà sau này nghe chị Hợi kể, lương lão được đâu có hai triệu mấy, chẳng đủ hút thuốc với uống càphê, vẫn xòe tay xin tiền vợ đều đều.

Hai vợ chồng chị sống với nhau 4 năm trời không con. Mấy lần, thấy hai vợ chồng cãi nhau to, lão chồng hét vào mặt chị: “Không đẻ được là do cô. Đúng là đồ cây độc không trái”. Lúc anh chồng đòi li dị để đi cưới vợ mới, chị Hợi cứ ngơ ngẩn mãi, bảo: “Nhà chẳng có đứa nào cãi nhau cũng buồn”. Vài bữa sau, chị bắt ở đâu một con cún về nuôi, là con Giun bây giờ.

Chị Hợi vẫn dằn vặt vì mình không biết đẻ, kiên quyết không đi bước nữa. Còn gã chồng chị đã thêm hai đời vợ vẫn chẳng kiếm được đứa con nối dõi tông đường. Thỉnh thoảng gã lại về nhà chị Hợi ở lì đến khi nào vợ cho tiền mới đi. Có lần, xin tiền không được, gã cầm cái chảo vừa chiên đậu phụ xong “táng” vợ cũ. Con Giun thấy chủ bị đánh, nó vừa sủa, vừa nhào tới đớp lấy đớp để vào chân gã. Gã vừa bỏ chạy, vừa lầm bầm: “Mày phải đưa tiền đền cho tao đi chích dại đã”.

Một buổi sáng, chị Hợi đi quét rác về, không thấy con Giun chạy ra mừng như mọi khi. Vừa bước vào cổng, chị đã thấy nó nằm giữa sân, người mềm oặt. Mắt nó lừ đừ nhìn chị, miệng rên ư ử như kêu cứu. Chị Hợi vừa khóc vừa chạy ra hiệu thuốc thú y. Nhưng lúc mang thuốc về, con Giun đã giẫy đành đạch, dãi chảy ướt cả một góc sân.

Hôm ấy, gã chồng chị Hợi có đến. Vừa đến lão đã cười khoái trá, hỏi: “Sao chó bị bả chết rồi à? Thịt không để tớ thịt cho!”. Chị Hợi mắt long sòng sọc, tức giận: “Chính mày làm phải không? Chưa ai nói sao mày biết nó bị bả chết”. Vừa nói, chị vừa quơ lấy chiếc cuốc đang đào đất chôn con Giun, hướng về gã chồng, bổ lấy bổ để. Gã nháo nhào, vứt dép mà chạy.

Sau bữa con Giun chết, người ta hay thấy chị Hợi ngồi thẫn thờ một mình, chẳng vui vẻ “buôn chuyện” như mọi khi. Một vài người ngơ ngẩn buồn theo, chép miệng, phải chi chị lại mẫn cán với chức mõ xóm, phải chi con Giun cứ còn sống mà sủa inh ỏi chắc cũng chẳng ai nỡ phiền lòng.

KHƯƠNG QUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Là do tai mình nghe cả

TUYỀN LINH |

“Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng (phật)/Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi (phật) /Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non (phật, phật) /Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời (phật, phật, phật).

Lạc bước

NHẬT LỆ |

Năm xưa, khi gặp cái cây mọc lên trên bờ tường, rễ xù xì bám vào gạch và ximăng, cứ thế mà vươn lên, tôi đã giật mình. Một sức sống thật mãnh liệt, cho dù là sống nhờ, tạm bợ.

Trộm hoa

HOÀNG VĂN MINH |

Cổng vào, từ mạn sông nhìn lên, in hình một con thuyền đang bồng bềnh trôi trong mây, nghe kiểu như “ai lướt đi ngoài sương khói”. Anh chị ấy gọi ngôi nhà vườn gần 5.000m2 của mình ở thượng nguồn dòng Hương là Bến Xuân - nơi họ quyết định neo lại sau suốt một thời thanh xuân lang bạt ở trời Tây.

Mộng trầm

THANH HẢI |

Bạn khai trương cửa hàng bán trầm hương thủ công mỹ nghệ trên con phố du lịch sầm uất của Đà Nẵng. Sản phẩm thuộc hàng quý hiếm, cao cấp nên giá cả cũng ngất ngưởng. Phần lớn khách nước ngoài tới coi, nhưng người mua chủ yếu là dân Châu Á.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Là do tai mình nghe cả

TUYỀN LINH |

“Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng (phật)/Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi (phật) /Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non (phật, phật) /Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời (phật, phật, phật).

Lạc bước

NHẬT LỆ |

Năm xưa, khi gặp cái cây mọc lên trên bờ tường, rễ xù xì bám vào gạch và ximăng, cứ thế mà vươn lên, tôi đã giật mình. Một sức sống thật mãnh liệt, cho dù là sống nhờ, tạm bợ.

Trộm hoa

HOÀNG VĂN MINH |

Cổng vào, từ mạn sông nhìn lên, in hình một con thuyền đang bồng bềnh trôi trong mây, nghe kiểu như “ai lướt đi ngoài sương khói”. Anh chị ấy gọi ngôi nhà vườn gần 5.000m2 của mình ở thượng nguồn dòng Hương là Bến Xuân - nơi họ quyết định neo lại sau suốt một thời thanh xuân lang bạt ở trời Tây.

Mộng trầm

THANH HẢI |

Bạn khai trương cửa hàng bán trầm hương thủ công mỹ nghệ trên con phố du lịch sầm uất của Đà Nẵng. Sản phẩm thuộc hàng quý hiếm, cao cấp nên giá cả cũng ngất ngưởng. Phần lớn khách nước ngoài tới coi, nhưng người mua chủ yếu là dân Châu Á.