Tháng bảy heo may

NGÔ MAI PHONG |

Cứ heo may lại nhớ Nguyễn, anh khuất xa mười mấy thu rồi nhưng gương mặt vẫn lấp lánh trong ký ức của tôi. Nguyễn cao lớn, dáng vẻ ngang tàng của đấu sĩ, nhưng con mắt lại hiền phẳng lặng như một nho sư.

Lứa làm báo trẻ thập niên 90 của chúng tôi ở 51 Hàng Bồ (Hà Nội), mỗi người có một lối yêu quý Nguyễn riêng và Nguyễn cũng yêu quý chúng tôi như thế. Người hay được mời thù tạc; người Nguyễn thích rủ lang bang qua phố sách hoặc các hiệu đồ cổ; người thích hóng Nguyễn vân vi chuyện nghề biển; người Nguyễn thích bàn về sự chăm lan... Nhưng rồi thích gì cũng lại quay về chữ nghĩa, việc cốt tử của những kẻ mới vào nghề, ngày đó Nguyễn đã là một chiến binh lừng lẫy.

Tôi nhớ giữa thập niên 80, đêm trước của công cuộc đổi mới, Lao Động đang còn là một tờ tuần báo gấp tư, đen nhẻm nhưng những loạt bài điều tra ký tên Nguyễn An Định về ngành Công nghiệp Caosu; Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo Hà Nội; Nhà khách Bộ Giao thông Vận tải... đã làm rung chuyển dư luận cả nước. Cánh sinh viên báo chí Trường Tuyên huấn chúng tôi không thứ 5 tuần nào không chen chúc trong phòng đọc thư viện nhà trường giành tờ Lao Động bưu tá vừa mang tới, cái chính là để tìm bài của Nguyễn. Nhuệ khí ấy đã góp phần không nhỏ để ít năm sau, Lao Động chính thức trở thành tờ báo hằng ngày, khổ lớn.

Tôi biết Nguyễn từ khi anh còn làm việc ở một đài phát thanh vùng mỏ. Tôi thích những ký sự của anh về nghề lò và nghề cá. Tôi từng tranh cãi, suýt đấm nhau với một nhà văn trẻ vì một chi tiết trong cuốn truyện “Con trai người câu cá mập” của anh. Đó là cảnh mô tả một con khỉ đang định bơi qua vụng biển bỗng cuống cuồng nhao lại bám vội lấy đầu mái chèo của chiếc thuyền câu nhưng đã muộn, một bóng đen trơn nhẫy lướt qua và đầu chiếc bơi chèo chỉ còn một bàn tay của con vật xấu số vẫn nắm chặt, run run nhểu máu.

Anh bạn nhà văn lên án tác giả tàn nhẫn. Tôi thì không, bởi vì phải là cảnh huống ấy người đọc mới thấy hết sự rùng rợn của nghề biển mà con người khốn khổ phải đeo bám để mưu sinh. Và đó chính là bài học giản dị về lựa chọn chi tiết, cái quyết định sức sống của mọi bài báo tôi đã học được từ Nguyễn.

Sau này, khi đã về Lao Động, Nguyễn còn dạy cho tôi khá nhiều kỹ năng làm nghề, từ tổ chức bài viết, lựa chọn ngôn ngữ, giật tít, rút sa-po... Có điều, cách truyền thụ của Nguyễn là không bao giờ nói mà chỉnh lý thẳng vào bài viết. Tôi có trách nhiệm đọc kỹ,và nếu đã hài lòng thì trả lại cho anh. Có một lần tôi đã cự Nguyễn khi anh sửa tên bút ký “Yên Tử ngàn năm mây trắng” của tôi thành “Yên Tử dưới ngàn mây trắng”. Tôi bảo, “để nguyên mênh mang hơn”. Nguyễn cười, “để nguyên dễ lẫn âm hưởng câu thơ trong Hoàng Hạc lâu,” Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” Tản Đà dịch rồi. Cái gì người khác đã viết, mình đã biết, thì chớ nên lặp lại” - Thêm một lần, tôi hiểu sự nghiêm túc về nghề ở Nguyễn.

Bây giờ, tôi vẫn nhớ như in từ tít bài đến giọng điệu trong chuyên mục Sự kiện - Bình luận hoặc tản văn của anh: “Nghị quyết đập vịt”, “Chiếc roi trong tâm tưởng”, “ Chuyện một đêm mất điện”, “Đơn thuốc của một thời”... Mỗi bài viết của Nguyễn đều là một kết hợp hoàn hảo giữa ngôn ngữ văn chương và báo chí, một phong cách rất Nguyễn khó trộn lẫn.

Mỗi lần về tòa soạn, Nguyễn thường đưa tôi tới những tiệm ăn ngon tuyệt của Ba sáu phố phường. Nhưng tôi sợ nhất Nguyễn rủ “về tao ăn cơm”. Gian độc thân của anh không kê nổi chiếc giường con. Cái niêu cơm (cha mẹ ơi), to đúng bằng củ su hào, nông choèn như cái mủng vạng, còn vò rượu thì sánh ngang chiếc xô xách nước. Có hôm say quá, hai anh em lăn ra ngủ, nửa đêm thấy khói khét mù, hóa ra đệm cháy do tàn thuốc lá, chẳng rõ anh hút hay em hút. Không biết Cẩm Văn - con trai anh, đồng nghiệp của tôi - còn giữ được cái niêu đó không?

Nguyễn sống hào sảng và cực kỳ thoải mái. Tôi nhớ có lần hai anh em đi tắm biển cùng với một nàng chân dài của Viện mỏ. Nàng cười với cả hai và cả hai đều có vẻ thích nàng. Quàng lên người chiếc phao, nàng trườn ra cách bờ hơn hai trăm mét. Nguyễn phóng theo ra trước, rồi đến lượt tôi. Hơn mười phút sau, chúng tôi đã vây quanh phao, cùng phả hơi thở vào nàng. Lúc nàng quay sang Nguyễn, lúc sang tôi. Trời nước thênh thang quá. Trong phút cao hứng, tôi luồn tay đặt lên khúc yên ngựa của nàng, không ngờ, tay tôi ấp đúng bàn tay của Nguyễn. Nguyễn phì ra một bụm nước, thế là cả ba cùng cười như tàu nhả khói.

Nguyễn hay mắng tôi về thói lười, mắng xa xả, tôi không dám cãi vì đúng quá. Còn mọi sự, bao giờ anh cũng là người thầy độ lượng.

Chị Quỳnh - vợ của anh - cũng thế. Một phụ nữ suốt đời tần tảo nuôi bốn đứa con và đợi chồng không than vãn nửa lời. Mãi những năm cuối đời, Nguyễn mới đón được cả nhà về Hà Nội. Bữa tôi đưa ông bạn già Chu Thượng, người anh đã lấy tên làm bút danh từ Quảng Ninh lên thăm ngôi nhà mới của Nguyễn ở Liễu Giai, anh vui lắm.

Trong cuộc rượu, Nguyễn ôm từ tủ chè ra một chiếc liễn hoa lam vẽ cúc dây, lối trang trí đặc trưng của gốm sứ đời Trần vẫn còn lành nguyên không vết tóc đặt trịnh trọng giữa bàn như giới thiệu một mỹ nhân. Trong lúc chúng tôi còn đang ngẩn ngơ với món đồ tinh tế, chị Quỳnh mang thêm thức ăn từ trong bếp đi ra, giục: “Thôi nào, bố em cất tạm để mọi người uống rượu đi, nguội hết bây giờ. Suốt ngày bê ra bê vô, thứ này chỉ cho tôi muối dưa là tốt nhất”.

Không ngờ mặt Nguyễn đỏ tía, lông mày dựng ngược, “Muối dưa à, bà định muối dưa cả tôi sao?”. Chị Quỳnh lẳng lặng quay vào bếp. Nguyễn cũng biết mình lỡ lời, anh gọi: “Thôi bỏ đấy, ra đây đi, ăn hết lại nấu. Bà thích, mai tôi chở qua Bát Tràng, tha hồ khuân”. Chị Quỳnh trở ra, mắt vẫn tươi cười, không chút giận hờn. Tôi cũng hiểu tính cách của Nguyễn, anh cực kỳ yêu quý, tôn thờ hai thứ, đó là chữ nghĩa và thú vui tao nhã.

Nhớ Nguyễn, tôi lại nhớ ngôi nhà của anh, phòng ngoài treo một bức hoành phi thếp vàng đã cũ chạm nổi hai chữ “Văn hương” chẳng biết nên dịch là “Nghe hương” hay “Nghe mùi hương đi”?

NGÔ MAI PHONG
TIN LIÊN QUAN

Đường lên núi

MINH THI |

Thế gian này có mùi hương nào gói được, mà nhiều năm mở ra vẫn còn mùi thơm?

Mặt mình, ký ức của ai?

HOÀNG VĂN MINH |

Hôm nọ, đúng nghĩa của việc đi lạc vào một ngôi nhà cổ - kiến trúc Pháp hai tầng trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập. Hóa ra đây là một phòng trưng bày chủ đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập” vừa mới mở cửa rất thú vị, đến một lần còn muốn đến nữa.

Đêm trăng rằm năm ấy

MAI HOÀNG |

Tôi luôn nhớ những ngày Trung thu của ấu thơ. Với những đứa trẻ nghèo bên dòng Mai Giang xứ Nghệ lúc ấy mỗi Trung thu đến như một ngày hội thật sự. 

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Đường lên núi

MINH THI |

Thế gian này có mùi hương nào gói được, mà nhiều năm mở ra vẫn còn mùi thơm?

Mặt mình, ký ức của ai?

HOÀNG VĂN MINH |

Hôm nọ, đúng nghĩa của việc đi lạc vào một ngôi nhà cổ - kiến trúc Pháp hai tầng trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập. Hóa ra đây là một phòng trưng bày chủ đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập” vừa mới mở cửa rất thú vị, đến một lần còn muốn đến nữa.

Đêm trăng rằm năm ấy

MAI HOÀNG |

Tôi luôn nhớ những ngày Trung thu của ấu thơ. Với những đứa trẻ nghèo bên dòng Mai Giang xứ Nghệ lúc ấy mỗi Trung thu đến như một ngày hội thật sự.