Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

KỲ CUỐI: Tìm nhiều cách chặn từ gốc

Quang Đại |

Dù nhà nước đã có nhiều chính sách, cơ chế xóa đói giảm nghèo, nhưng cuộc sống đồng bào vùng núi cao ở Nghệ An ở một số vùng vẫn còn hết sức khó khăn, dân trí thấp, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Đây là mảnh đất màu mỡ cho tội phạm buôn bán người tung hoành. Nếu không giải quyết vấn đề từ gốc, thì tệ nạn rất khó diệt trừ.

Kỳ cuối: Ngư dân Quảng Bình vẫn bươn sóng ra khơi...

Đăng Khoa – Phi Long |

Không như các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị hay TT–Huế, chỉ khuyến khích ngư dân không nên ra khơi đánh bắt hải sản ở khu vực biển dưới 20 hải lý, tỉnh Quảng Bình đã ban “lệnh” cấm biển. Dù những sự hỗ trợ ban đầu như gạo, tiền nhanh chóng được tỉnh Quảng Bình trao đến tận tay ngư dân giúp họ vơi bớt khó khăn trong những ngày cấm biển, nhưng vì hàng chục lý do khác nhau, ngư dân các làng biển Quảng Bình không chịu được cảnh “ăn không ngồi rồi” đã lại bươn sóng ra khơi...

KỲ 1: Tan nát vì nạn buôn người sang Trung Quốc

Quang Đại |

Thời gian gần đây, tại các huyện miền núi Nghệ An liên tục xẩy ra các vụ bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc gây hoang mang cho các gia đình. Đầu tháng 5.2016, công an huyện Tương Dương đã giải cứu thành công một vụ bắt cóc trẻ em bán sang Trung Quốc, bắt giữ 3 đối tượng, trao trả bé gái 3 tuổi cho gia đình.

Sầm Sơn ngày trở lại

HUY MINH |

Đã lâu rồi tôi không có dịp đi Sầm Sơn, phần vì bận bịu, phần vì đường sá hơi trái giò một chút, dù chỉ cách quê nhà gần 20km. Vậy nên lần này trở lại, tôi có dịp ngầm so sánh Sầm Sơn hôm nay với những năm tháng đã qua.

U Minh Hạ: Mảnh đất nhiều huyền thoại, lắm đau thương và khắc khoải

Hoàng Huy |

U Minh Hạ được biết đến là vùng đất nhiều huyền thoại. Những câu chuyện về mảnh đất này cho thấy nó như một vùng đầy chướng khí, tai ương từ thuở đầu ông cha đi mở cõi. Có những câu chuyện thật đến tê tái lòng người. Có những người vào đây sinh cơ lập nghiệp gần cả đời nhưng tay trắng vẫn hoàn trắng tay.

Kiên cường Trường Sa trước mùa biển động

KHÁNH HOÀ |

Vượt qua nắng gió cùng bao khó khăn, các cán bộ chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa đang ngày đêm bảo vệ vùng biển tổ quốc, che chắn, hỗ trợ ngư dân bám biển trong bối cảnh Trung Quốc liên tục mở rộng xây dựng và biến đảo Gạc Ma thành một thành phố nổi trái phép trên biển.

Đạp xe xuyên Việt vận động hiến tạng

PHÓNG SỰ CỦA GIANG THÙY LINH |

Chàng trai trẻ Trần Nguyễn An Khương (SN 1988) đã kết thúc chuyến đi xuyên Việt kéo dài 1 tháng 7 ngày để vận động hiến tạng. Điểm đến cuối cùng của hành trình này là Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đặt tại BV Việt - Đức. Tại đây, không hề do dự, anh vui vẻ điền vào đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Những chuyện tình đa quốc gia bên dòng Đak Bla

PHÓNG SỰ CỦA XUÂN NHÀN |

Chuyện trai gái nước này, nước kia kết tóc se tơ, ăn đời ở kiếp không còn xa lạ nữa. Biết vậy mà trên chót vót Trường Sơn, tôi cứ tới lui ngơ ngẩn bên mái nhà rông Kon Tum K’Nâm, ngôi làng đặc sệt Ba Na của TP.Kon Tum.

Lần tìm những “cái bóng” trong “Hồ sơ Panama”

Nhóm Phóng viên Lao Động |

“Quả bom” mang tên “Hồ sơ Panama” liên quan đến những cá nhân, tổ chức ở Việt Nam không gây chấn động như người ta vẫn tưởng. Thậm chí khi được hỏi, có những doanh nhân có tiếng tăm trong nước cho rằng: “Có tên trong Hồ sơ Panama là chuyện bình thường”. Thế nhưng rõ ràng, 189 cái tên và tổ chức kia vẫn còn quá nhiều ẩn số. Phía sau bản danh sách ấy có bao nhiêu công ty “ma”, địa chỉ “ma”, cái tên “ma”? Ai đứng đằng sau các công ty “ma” này? Có hoạt động trốn thuế, rửa tiền hay không? Phóng viên Báo Lao Động đã lần tìm những cái tên bình thường trong “Hồ sơ Panama” và thấy rằng có quá nhiều bất thường phía sau.

Chồi non mới ở bản ma tuý không cha

NGUYỄN HỒNG |

Trong một vài ngôi nhà ở mảnh đất từng bị ma túy hành hạ này đã có bóng hình của những người đàn ông, có tiếng cười đùa của mấy đứa trẻ, tiếng ê a trong lớp học và tiếng bước chân của những người phụ nữ ngày ngày lên nương.

Kỳ 3 loạt phóng sự “Ra khơi mùa “biển độc”: Xác xơ mùa biển lặng

Đăng Khoa - Hữu Long |

Gặp nhau khi thuyền lướt đôi, lão ngư Trần Dũng hỏi với: “Có chi chưa?”. Ông Khanh đáp: “Đủ bữa ăn, chú thì răng?”; “Được 2 con thôi (2 con mực nang), lỗ dầu rồi Khanh ơi”, ông Dũng than thở rồi nặng nhọc kéo từng mảnh lưới lên thuyền.

Kỳ 2: Ra khơi mùa “biển độc“: Vướng nợ vì biển giả

LÂM HƯNG THƠ |

“Biển bạc không còn như xưa nữa. Biển đang dần trở thành biển giả*. Ngư dân bị giằng mất miếng cơm manh áo, tới đây không biết lấy gì để sinh sống” - anh Hồ Văn Lạng - người thuyền trưởng 37 tuổi, nhưng đã có đến hơn 20 năm đi biển, chua chát nói.

Ra khơi mùa “biển độc” - Kỳ 1: Chát đắng mồ hôi ngư dân trên biển Vũng Áng

QUANG ĐẠI - TRẦN TUẤN |

Biển là không gian, là nguồn sống của hàng triệu ngư dân miền Trung. Nhưng thảm nạn cá chết xảy ra hơn 1 tháng qua khiến cả ngư dân đi biển lẫn người kinh doanh trên bờ điêu đứng theo. Để thấu hiểu, chia sẻ nỗi thống khổ của người dân miệt biển miền Trung trong những ngày khốn khó này, phóng viên Báo Lao Động ra khơi cùng ngư dân trong những ngày “biển không lành”...

Người sống ở cùng người chết

PHÓNG SỰ ẢNH CỦA DƯƠNG QUỐC BÌNH |

Sức ép dân số đã khiến vô số nghĩa trang trở nên “lọt thỏm” giữa các khu dân cư, làm mất mỹ quan, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và nếu không quản lý tốt, sẽ choán một diện tích lớn quỹ đất tự nhiên.

Hành trình Lào và những gương mặt Việt

Trần Quang Quý |

Chúng tôi đến Luang Prabang ngày 17.4.2016 sau 50 phút bay. Trước chuyến đi, nhà thơ, dịch giả Tạ Minh Châu - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Lào - đã phôn cho một doanh nhân Việt kiều là Khăm Hùng (tên Lào: Khamhung Saychalon), còn gọi là Hùng thép, vì anh là giám đốc công ty cán thép lớn nhất Lào, nhờ đón đoàn, lập trình những nơi cần đi.