Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Mờ ám kinh doanh động vật hoang dã

ĐIỀU TRA CỦA HOÀNG DƯỠNG - TÂM AM |

Điều gì đang diễn ra trong nhiều trang trại nhân nuôi động vật hoang dã kín cổng cao tường ở khắp các tỉnh của nước ta? Nhiều con vật chưa hề được ghi nhận sinh sản trong nuôi nhốt, hoặc chửa đẻ “tắc bụp” mỗi năm một con non bé xíu, vậy mà với các trang trại gồm vài khoảnh ao xó vườn góc bếp tùm hụp thế kia, các ông bà chủ cứ tằng tằng “báo cáo sinh nở” rồi xuất bán cả tạ, cả nhiều tấn “hàng hoang dã” đi khắp trong và ngoài nước. “Nhập vai” để điều tra khắp trong Nam ngoài Bắc của PV Báo Lao Động, thì, hóa ra, quá nhiều trang trại móc nối với lực lượng cán bộ tha hóa để làm việc mờ ám, biến trang trại thành nơi trung chuyển, “hợp pháp hóa” động vật bắt ngoài tự nhiên hoặc nhập lậu từ nước ngoài về. Cứ “bơi” (thậm chí chỉ bơi trên giấy tờ!) qua trang trại, động vật đều biến thành thứ có “nguồn gốc”, được “xác nhận” để xuất sang Trung Quốc hoặc đi vào các nhà hàng. Thiên nhiên bị “chọc tiết” với tốc độ bạo liệt.

Biển của thời hoa đỏ

Bút ký của NSND Đào Trọng Khánh |

Năm nay 2016, đúng 50 năm những người làm phim tài liệu cùng đi với các chiến sĩ phá lôi chống Mỹ phong tỏa sông biển vùng Hải Phòng. Nửa thế kỷ đi qua, anh em không còn lại bao nhiêu, nhưng Biển của thời hoa đỏ vẫn còn mãi mãi.

Cựu binh thời bình

DƯƠNG QUỐC BÌNH |

Ông Nguyễn Đăng Duyên hay gãi đầu, không phải vì thói quen, cũng không phải trăn trở suy nghĩ điều gì, mà vì những mảnh đạn thời chiến vẫn còn găm trong đó. Chúng luôn khiến ông nhớ về những năm tháng ác liệt tại mặt trận Quảng Trị của một thời trai trẻ.

Những người hùng bám biển

TRẦN HÓA |

Chiều muộn, chúng tôi tìm đến xóm Gành Cả, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) để gặp các ngư dân vừa thoát nạn từ vùng biển Hoàng Sa trở về. Tình cảnh của những ngư phủ này bị người phía Trung Quốc đánh đập, cướp phá, đâm chìm... như những thước phim chiếu chậm, thật chông chênh khó tả.

Điện Biên Phủ dưới nước: Chiến dịch End Sweep

NGUYỄN HUY MINH |

“Chiến dịch End Sweep” là tên gọi tắt của cuốn “Operation End Sweep - A history of Minesweeping Operations in North Vietnam” (Chiến dịch mang tên End Sweep - Lịch sử cuộc quét mìn tại miền Bắc Việt Nam), dày 129 trang, phát hành rộng rãi trong giới hàng hải Mỹ, do Trung tâm Sử Hải quân Hoa Kỳ xuất bản năm 1993. Những người phá thủy lôi Việt Nam năm xưa đã có một bản khi đến thăm Viện Bảo tàng Hải quân Hoa Kỳ tại Washington, đem về photo, lược dịch lại những dữ kiện chính gửi tặng nhau, để cùng tham khảo, tìm hiểu thêm về chiến dịch cuối cùng Mỹ thực hiện trên sông biển miền Bắc nước ta.

Nhờ siêu thị công đoàn, công nhân tránh được thực phẩm bẩn

LÊ TUYẾT |

Đưa thực phẩm sạch, giá thấp hơn thị trường đến tận tay công nhân (CN) đang được các cấp công đoàn (CĐ) ở các tỉnh phía Nam thực hiện, duy trì nhiều năm qua qua các siêu thị CĐ. Cách làm này đã phần nào giúp CN tránh được nạn thực phẩm bẩn đang tràn lan.

Thợ lặn Formosa chạy thuốc từng ngày, chạy cơm từng bữa

Nguyễn Phước Tín |

Formosa đã thừa nhận là thủ phạm khiến cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Ngư dân được đánh giá thiệt hại, bồi thường thiệt hại, còn các thợ lặn ở cảng nước sâu Sơn Dương (thuộc KCN Formosa Vũng Áng - Hà Tĩnh) phải nghỉ việc hàng loạt vì mắc nhiều triệu chứng bất thường ngay tại thời điểm cá chết. Giờ đây, họ vừa chạy thuốc từng ngày vừa chạy cơm từng bữa bằng nhiều nghề khác nhau. Người hết thế xoay xở vì nghèo khó, chấp nhận cược mạng với bệnh tật, tiếp tục trở lại ngụp lặn ở cảng nước sâu Sơn Dương để giải quyết cuộc sống. Vậy, ai sẽ trả lời cho câu hỏi: “Các thợ lặn bị bỏ rơi đến bao giờ?”.

Từ vụ vứt hàng trăm xác heo chết gây ô nhiễm đầu nguồn: Còn ai “đầu độc” sông Sài Gòn

Hoàng Hưng |

Việc Cty TNHH nông sản Việt Phước (100% vốn Đài Loan, tại ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vứt hàng trăm xác heo chết ra thượng nguồn sông Sài Gòn đang khiến dư luận rất bức xúc. Không chỉ vứt xác heo chết, cách đây 1 năm, Cty này còn vi phạm về xả thải ô nhiễm ra sông Sài Gòn.

Nỗi nghi hoặc về cái chết của thợ lặn formosa Lê Văn Ngày: “Anh tôi chết vì suy tim cấp ư?”

Nguyễn Tín |

Người thân và bạn lặn của thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày (thôn Bá Hà 1, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ai nấy ngơ ngác, hụt hẫng khi nhìn vào bản thông báo kết quả mà Công an huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) gọi là giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố liên quan đến cái chết bất đắc kỳ tử của anh Ngày - thợ lặn Formosa...

Gọi tên nỗi buồn nơi chân mây

NGUYỄN HUY MINH |

Cuối tháng 6.2016, một bản tin ngắn phát buổi tối trên truyền hình nói về chuyện tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Bởi tôi có quen thuộc ít nhiều những người sống trong gầm rừng nách núi, nơi chân mây - cuối trời, của các dân tộc ấy.

Phóng sự ảnh: Rùng rợn “dây chuyền công nghệ” biến chuột cống thành... “đặc sản”

Trần Ích - Tâm Am |

Chuột cống, loài vật bẩn thỉu truyền đời sống ở cống rãnh từng là thủ phạm gây bệnh dịch hạch khiến loài người suýt nữa diệt vong. Liệu có ai trong chúng ta tin được rằng: Đến một ngày mình sẽ tự nguyện, dũng cảm ăn thịt chuột cống như một thứ đặc sản đắt đỏ không? Câu trả lời chắc chắn là: “Không!”. Nhưng nhớ mở ngoặc thêm cụm từ sau: “Tôi không ăn, trừ khi tôi bị lừa”.

“Đặc sản” thịt chuột cống là do... bộ ngành nào quản lý?

TRẦN ÍCH - TÂM AM |

Chuột cống, loài vật bẩn thỉu truyền đời sống ở cống rãnh từng là thủ phạm gây bệnh dịch hạch khiến loài người suýt nữa diệt vong. Liệu có ai trong chúng ta tin được rằng: Đến một ngày mình sẽ tự nguyện, dũng cảm ăn thịt chuột cống như một thứ đặc sản đắt đỏ không? Câu trả lời chắc chắn là: “Không!”. Nhưng nhớ mở ngoặc thêm cụm từ sau: “Tôi không ăn, trừ khi tôi bị lừa”.

Nửa thế kỷ “tinh thần Moriond”

Ghi chép của Xuân Nhàn |

Ngày 7.7, tại Quy Nhơn (Bình Định), hội thảo “Khoa học cơ bản và xã hội”, sự kiện lớn nhất trong chuỗi Gặp gỡ Việt Nam 2016, khai mạc như là cách thức kỷ niệm, tôn vinh “tinh thần Moriond” do GS Trần Thanh Vân khởi xướng. Một cuộc hội tụ lấp lánh tinh quang với 6 giải Nobel vật lý, hóa học, hòa bình, kinh tế; với chủ nhân giải Fields toán học Ngô Bảo Châu cùng đại diện nhiều tổ chức khoa học hàng đầu thế giới; các tập đoàn đa quốc gia; các nhà hoạch định chính sách trong nước và khu vực.

Thực phẩm bẩn - người dân đang bị “đầu độc” bởi sự vô cảm của các cơ quan quản lý? (Kỳ 3): Ai bưng bít cho các “lò rượu độc”?

TRẦN ÍCH - TÂM AM |

Ở hai bài phóng sự trước chúng tôi đã miêu tả hành trình thâm nhập các “tổng kho” thịt lợn chết với những ông bà trùm cai quản hàng chục tấn thịt độc hại lẽ ra phải đem tiêu hủy. Họ biến thịt ấy thành xúc xích, giăm bông, chân giò hun khói... Họ là cả một làng với cả trăm lò luyện mỡ thối. Họ hoạt động nghênh ngang, mua bán ầm ỹ cả khu vực rộng lớn ai cũng biết, trừ những người có trách nhiệm và quyền lợi liên quan. Nếu xã hội chấp nhận lối quản lý ấy, thì cũng có nghĩa là chúng ta đồng thuận để bị đầu độc tập thể... Nhưng, đáng sợ hơn là những chuyện nực cười ở “làng rượu độc”...

Thực phẩm bẩn - người dân đang bị “đầu độc” bởi sự vô cảm của các cơ quan quản lý? (Kỳ 2): “Thủ phủ” thịt lợn chết

Trần Ích - Tâm Am |

Vào vai người thu mua lợn chết bán cho các ông bà trùm chứa trong kho cả chục tấn thịt lẽ ra phải đem chôn, chúng tôi “ngã ngửa” bởi một thực tế: Lợn chết được mua bán công khai. Xe tải, môtô cũ lắp thêm cái xe cải tiến nghễu nghện phía sau chở lợn chết chạy ào ào ngoài đường, giữa thanh thiên bạch nhật, không tuân thủ quy định an toàn giao thông. Cơ quan hữu trách đâu rồi nhỉ, khi lái lợn in cả danh thiếp ghi rõ “mua lợn ốm, lợn chết”, còn trước nhà thì đặt biển hiệu to ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại...