Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Thực phẩm bẩn - người dân đang bị “đầu độc” bởi sự vô cảm của các cơ quan quản lý?

TRẦN ÍCH |

Vì sao hiện giờ ở nước ta dư luận nóng rẫy về vấn đề thực phẩm bẩn? Vì sao nhiều nước trên thế giới giữ và giúp được cho dân họ có miếng ăn dinh dưỡng, ngon lành, thanh, sạch? Có lẽ bởi họ quản lý tốt... Đặt ra những câu hỏi này, thực hiện chùm bài điều tra về thực phẩm bẩn ở một số tỉnh phía bắc, phóng viên Báo Lao Động xâm nhập các điểm nóng sản xuất thực phẩm bẩn tiêu biểu và thấy một thực trạng: Cơ quan quản lý ở thôn, xã, huyện, tỉnh thành, các ngành hữu quan của chúng ta thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm hoặc bị chính các thủ phạm sản xuất thực phẩm bẩn tố cáo là “bảo kê” cho thảm trạng trên...

U Minh Hạ: Khắc khoải vùng đất khó

Hoàng Huy |

Nhìn người dân nghèo U Minh Hạ, Nguyễn Quốc Việt không thể chịu được và tìm mọi cách để người dân khá lên trên mảnh đất khó khăn này. Anh là người tiên phong đưa cây keo lai vào đất rừng U Minh Hạ. Hậu quả của việc làm này, anh bị kiểm điểm và mất chức Phó Chủ tịch tỉnh Cà Mau. Hơn 10 năm sau, ở cương vị Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, anh xua tay khi tôi nhắc lại chuyện cũ.

Vũng Áng - Nước mắt nghề lặn biển

TRẦN TUẤN -QUANG ĐẠI |

Làng chài thôn Hải Phong (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bé xíu, nằm ngay bên cảng Vũng Áng. Từ bao đời, cư dân sống chủ yếu dựa vào nghề chài lưới và lặn biển bắt hải sản. Từ cuối thập niên 90, nghề lặn là hoàng kim, người người đổ xô đi lặn bởi một ngày dễ dàng kiếm triệu bạc lận lưng. Thế nhưng, biển bạc khó nuốt, vì đi lặn mà không ít người phải bỏ mạng, sống thì liệt giường, thành tật...

“Điện Biên Phủ dưới nước”: Gan vàng, dạ thép

Ghi chép của Nguyễn Huy Minh |

Khi kỹ sư Nguyễn Hữu Bảo mời tôi qua nhà để gửi tặng cuốn “Tổng kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường (1965 - 1973)” của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (NXB QĐND, tháng 2.2015), ông nhỏ nhẹ: “Cuộc đời tôi những năm tháng ấy ngày nào cũng là chiến tranh”. Dù ông là một kỹ sư chứ không phải là một người lính trận.

Lo “trọn gói” đám cưới cho công nhân

LÊ TUYẾT |

“Một bữa, síp (sếp-PV) gọi em lên hỏi “Hai đứa yêu nhau thiệt không, cô thấy quen nhau lâu rồi mà không tính chuyện cưới xin, con gái có thì, chần chừ mãi rồi khổ người ta”. Tui mới bứt tóc bảo “con thương thiệt, muốn cưới mà chưa có tiền”. Tui chưa dứt lời thì síp nói “tụi con không thương nhau mới khó chứ không có tiền cưới thì dễ lắm, cô chú “bao” hết cho” – Với một giọng rặt miền Tây, anh Trần Văn Cúp, công nhân Cty CP SX Trà Hùng Phát (huyện Củ Chi, TPHCM) kể lại đám cưới của mình.

U Minh Hạ: Lá rừng thì xanh, còn người héo hon, khắc khoải

Hoàng Huy |

Chẳng có chính quyền nào muốn người dân nghèo khó cả. Nhất là những cư dân lưu lạc về mảnh đất U Minh này. Nhiều chủ trương, chính sách để vùng đất này vực dậy, nhưng khi xuống tới địa phương chưa thực hiện được. Vì vậy người dân sống dưới tán rừng nhìn lên thấy cả một màu xanh bao la, nhưng lòng dạ họ lại héo hon vì miếng cơm manh áo không lành, có khi cơm lưng bụng để sống qua ngày.

Rác thải y tế độc hại vẫn bị cố tình vất ra phố

Sơn Đô - Giang Linh |

Theo quy định của Sở Y tế Hà Nội, bất kỳ phòng khám tư nào có nguy cơ phát sinh rác thải y tế cần xử lý mà muốn được cấp phép hoạt động đều phải có hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng. Như vậy, khi mới bắt đầu hoạt động, các phòng khám sẽ tìm những đơn vị có đủ điều kiện được cấp phép về xử lý rác thải y tế để ký hợp đồng. Tuy nhiên, sau một năm hợp đồng hết thời hạn, bên cạnh số khách hàng quay trở lại ký tiếp, quá nhiều “khách hàng” (phòng khám) không ký tiếp nữa, bởi tiết kiệm tiền. Ngoài ra, còn bởi công tác thanh, kiểm tra chưa chặt chẽ nên mạnh ai nấy cứ làm bừa!

Nhặt hài nhi trong đêm tối...

Sơn Đô - Thùy Linh |

Câu chuyện các phòng khám tư thản nhiên vứt rác thải y tế nguy hại ra đường phố còn đang khiến dư luận choáng váng thì chúng tôi lại nhận được thêm thông tin về việc có những hài nhi bé xíu bị chối bỏ bằng nhiều cách đau lòng nhất... Đây là hậu quả của quá trình nạo hút thai tràn lan, vi phạm đủ mọi quy định. Chúng tôi chết lặng, lạnh toát lưng khi phát hiện thai nhi bị vứt ngoài vỉa hè. Và, nếu không có những người mà chúng tôi tạm gọi là những người “thu nhặt hài nhi”, thì các bé sẽ ngày nào cũng trở thành một thứ rác thải y tế...

Nguyên Bình - Phiên chợ lâu đời ở vùng cao

NGUYỄN HUY MINH |

Nguyên Bình là một huyện lỵ vùng cao cách thành phố Cao Bằng chừng 45km về phía tây theo quốc lộ 34, dân số khoảng 40 ngàn người, gồm các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Mông, Kinh, Ngái, Hoa… Do Nguyên Bình tương đối khuất nẻo nên đến nay phiên chợ nằm ngay trung tâm huyện vẫn còn nguyên bản.

Từng phút ngóng tin các anh trở về

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Như Lao Động đã đưa tin, máy bay CASA-212 gặp sự cố mất liên lạc với Sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút ngày 16.6, khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA-212 được cho là đã rơi xuống biển gần đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58m. Trên máy bay CASA-212 mất tích có 9 người, đại tá Lê Kiêm Toàn - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 - lái chính. Cho đến cuối ngày 21.6, dù lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm, nhưng chưa có tin mới về 9 người trên máy bay...

Báo chí làm Hội An sống lại từ phố cũ điêu tàn

Ghi chép của Thanh Hải |

Những năm đầu thập niên 90, Hội An là một phố cũ, với những ngôi nhà gỗ xuống cấp, xập xệ và bị quên lãng. Thanh niên, trai tráng tứ tán đi tìm kế sinh nhai. Phố cũ chỉ còn người già buồn tẻ. Nhưng giờ đây, Hội An đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, một địa chỉ du lịch không thể thiếu trên bản đồ thế giới. Người có công lớn là Anh hùng Lao động- Nguyễn Sự. Nhưng ông Sự lại cho rằng, Hội An đã “sống lại” được, thành di sản thế giới là nhờ vào truyền thông…

Cuộc chiến giành lại quyền mưu sinh tại U Minh Hạ

Hoàng Huy |

Những bất cập trong cách quản lý khiến người dân dưới tán rừng U Minh Hạ (UMH) nghèo đi. Không thể chịu được những bất hợp lý, bất công, bất bình đẳng, người dân UMH vùng lên đấu tranh. Mục đích của cuộc tranh đấu này đơn giản chỉ để giành lại quyền mưu sinh, dẫu rằng họ vác đơn đi xin làm… giám đốc.

Cực như đời công nhân thoát nước đô thị

Nam Dương – Đăng Hải |

Những kênh rạch đi qua huyện Hóc Môn (TP.HCM) vẫn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Khắp nơi rác ngập, nghẹn cả dòng chảy, nước đen ngòm và xộc lên những mùi hôi thối kinh khủng khiến nhiều người nhăn mặt, bịt mũi khi đi qua. Nhưng với những công nhân (CN) thoát nước đô thị, những sự ghê gớm đó quá quen thuộc. Hàng ngày họ vẫn phải xông vào, thậm chí trầm mình trong những dòng nước “hủy diệt” đó để góp phần làm sạch môi trường. Ước mong lớn nhất của họ là... mong người dân đừng xả rác bừa bãi xuống kênh rạch nữa. Còn chúng tôi thì mong chính quyền có những chế tài mạnh, cụ thể để phạt nặng những người dân, doanh nghiệp (DN) thải rác, nước gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí phạt công ích, bắt họ phải trầm mình xuống kênh nước đen để dọn rác...

“Phu đá” Hà Nam đổi mạng sống lấy miếng cơm

PHÓNG SỰ CỦA NGUYÊN MINH - TÂM MAI |

Xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) oằn mình “cõng” 4 nhà máy ximăng, chưa kể các công ty khai thác đá khác. Cả Việt Nam, không ở đâu mật độ “gặm tan các trái núi” khủng khiếp như ở đây! Riêng trong thôn, đã có đến vài chục người chết vì đá đè.

Người nhặt rác trên sa mạc Gobi

KỲ QUAN |

Từng chạnh lòng khi bước chân trên nhiều bãi biển tuyệt đẹp, nhưng đầy rác ở Việt Nam, tôi đã ngỡ ngàng như không tin vào mắt mình trước cảnh sa mạc cát rộng mênh mông, đầy người và lạc đà, nhưng tuyệt nhiên không một miếng rác hay phân gia súc. Tôi tự hỏi, những người có trách nhiệm ở đó đã có biện pháp thần kỳ nào để làm sạch rác? Và tôi đã tìm được câu trả lời khi gặp một người nhặt rác trên sa mạc...