Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Bác sĩ trẻ tình nguyện lên núi cứu dân

Thùy Linh |

Tranh thủ 1 ngày trước lễ bàn giao bác sĩ (BS) trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn, 7 BS trẻ đã khám cho bà con dân tộc ở Bắc Hà (Lào Cai). Một trong số họ - BS chuyên khoa I Nguyễn Chiến Quyết (SN 1989) đã phẫu thuật thành công thoát vị bẹn cho một bé trai 4 tuổi người dân tộc Mông tại BVĐK huyện Bắc Hà.

Làng “siêu đẻ” giữa Tây Nguyên đại ngàn

Hữu Long |

Xã Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), ngoài đường đến đâu cũng nhìn thấy trẻ con. Xã có 6 thôn đặc biệt khó khăn, thôn nào cũng tranh nhau danh hiệu “siêu đẻ”. Nghèo nên đẻ nhiều, đẻ nhiều nên nghèo. Chính quyền địa phương lực bất tòng tâm không biết làm cách gì để dân... thôi đẻ.

Dự án nông nghiệp 37 triệu USD tại Quảng Trị: Mắc-ca, bao giờ hết mắc?

LÂM HƯNG THƠ |

Sau 3 năm triển khai giai đoạn 1 dự án nông nghiệp chất lượng cao tại huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), một Việt kiều Australia đã bỏ ra gần 10 triệu USD (trên tổng số vốn đăng ký 37 triệu USD) đầu tư vào nhà máy, vườn ươm, vườn trồng cây mắc-ca và dược liệu. Nhưng tiến độ của dự án bị cản trở, gây thiệt hại nặng nề.

Sĩ quan Việt Nam tham gia Lực lượng Gìn giữ Hòa bình LHQ: Cổ tích mới về dấu chân người lính

Mỹ Hằng (thực hiện) |

Hoạt động giữa sự dữ dằn của các phe phái giao tranh, nơi hầu như người dân nào cũng mang súng, những ngày mắc kẹt dài đằng đẵng giữa rừng già... các sĩ quan Việt Nam tham gia Lực lượng Gìn giữ Hòa bình LHQ đang làm việc ở những góc gian khổ nhất của thế giới. Những sĩ quan mới lại vừa lên đường, tiếp tục các sứ mệnh hòa bình mà Việt Nam đã tham gia từ vài năm nay.

Sức ép tháng 7

XUÂN NHÀN |

Tháng 7 là thời hạn được UBND tỉnh Bình Định ấn định để Cty TNHH MTV Nam Triệu và Cty TNHH Đại Nguyên Dương hoàn tất việc sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị, “thay thép, đánh rỉ, phun sơn đúng quy trình, quy phạm”. “Phải làm như mới 100%”, Phó Chủ tịch Bình Định Trần Châu... ra đề bài hóc búa. Người đi biển có câu “ngày làm tháng ăn, tháng làm năm ăn”. Đang là chính vụ, ngư dân cũng nóng nước đỏ gọng mong sớm ra khơi. Tuy nhiên, mọi chuyện chưa chắc đã dễ dàng...

Đền bù sự cố môi trường biển: Địa phương nỗ lực, dân mới tạm hài lòng

NHÓM PHÓNG VIÊN MIỀN TRUNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đưa ra “dấu mốc” trước 30.6.2017 các địa phương bị thiệt hại do sự cố môi trường biển sẽ phải hoàn thành việc chi trả tiền đền bù cho người dân. Thế nhưng, ghi nhận của PV Báo Lao Động cho thấy, dù đã rất nỗ lực, nhưng vì một số lý do nên các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế chưa hoàn thành 100% tiến độ chi trả đền bù.

Tàu thép 67 nằm bờ: Xót lòng hai phía con tàu hư!

XUÂN NHÀN |

Là diễn dịch ước lệ thôi chứ bủa vây thân phận gần 20 gia đình ngư dân Bình Định bây giờ là muôn trùng sóng gió. Đặt chân lên những con tàu vỏ thép vật vạ, ngả ngiêng, mòn mục, hoen gỉ ở cảng cá Tam Quan, Đề Gi, Quy Nhơn, tôi mường tượng cái giới tuyến chia hai mang tên lợi ích. Bên này là chủ tàu, cơ quan quản lý; bên kia tụ hội doanh nghiệp ký tên trong thỏa thuận, hợp đồng cùng bầu đoàn rồng rắn ăn theo. Kể từ tháng 4.2017, cả hai đều hộc tốc vận hành hết công suất.

Làng Nam Ô, người dân vẫn ăn cá nóc

NHIỆT BĂNG |

Cá nóc giấy là món thường có trong bữa ăn hằng ngày, trên bàn nhậu của người dân làng Nam Ô (P. Hòa Hiệp Nam, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng). Mặc dù đã có chỉ thị cấm đánh bắt, tiêu thụ, sử dụng cá nóc cách đây 15 năm, nhưng vì sao trong vô vàn chủng loại, người dân Đà Nẵng lại ưa dùng duy nhất loại cá nóc giấy? Câu trả lời bất ngờ, như cách họ xơi cá nóc bao nhiêu năm qua...

Vòm trời nào anh đã bay qua...

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

Nhà sử học Lê Văn Lan luôn gieo trong tôi nhiều giọt nước mắt của kiếp phận người ta, nhỏ bé tủi sầu lắm mà cũng thắm tình đáng sống lắm. Đời đủ dài nên phải tử tế, đời đủ ngắn nên phải chân thành để khỏi phải nuối tiếc. Trong vài lần gặp, ông đã bật khóc, ấy là khi nhắc đến bố mẹ ông, nhắc đến thế hệ nào đó người ta đã khinh nhờn tổ phụ...

Trên giường bệnh, vẫn lo cho các con khuyết tật

GHI CHÉP CỦA THÙY HƯƠNG |

Một ngày đầu tháng 6, chúng tôi nhận được điện thoại từ một bạn đọc cho biết: Bà Trần Thị Thanh Hương - chủ mái ấm Thiện Giao (tổ 8, P.Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, Hải Phòng), người đã nuôi dưỡng gần 200 trẻ khuyết tật - đang nằm trong Bệnh viện Bạch Mai điều trị ung thư vú giai đoạn cuối. Chống chọi với bệnh tật, bà Hương vẫn còn phải nghĩ cách nuôi 28 người con khuyết tật...

Giữa rừng Cát Tiên, làng S’Tiêng đang chờ có điện

K’LIỆP |

“Nhờ chịu khó làm ăn, nhiều người S’Tiêng bên dòng sông Đồng Nai đã có nhà cửa, vườn tược ổn định, bà con không còn lạc hậu... Tuy nhiên, điều thiết yếu bà con mong mỏi nhiều nhất là sớm có đường điện về làng” - già làng Điểu K’Mốt ở thôn 3, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) - nói.

Vươn khơi, và yên tâm... tắm biển

NHÓM PHÓNG VIÊN MIỀN TRUNG |

Sau công bố biển miền Trung đã an toàn tuyệt đối của ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT - tại Diễn đàn nhà báo với môi trường và biển đảo tổ chức ngày 22.6, PV Báo Lao Động đã ghi nhận tình hình thực tế về hoạt động du lịch, khai thác hải sản ở vùng biển các tỉnh miền Trung.

Con ong xứ Huế giữa vòng vây khốn khổ

NGUYỄN ĐẮC THÀNH |

Cơm đùm gạo gói, chấp nhận xa gia đình, vợ con để theo con ong đi đánh mật. Cuộc sống du mục rày đây mai đó của những người đem ong đi làm mật hết sức gian khổ, thậm chí có những người ẩn cư cả mấy tháng trời trong rừng sâu. Những gian lao, khổ cực ấy họ đều trải qua được, thế nhưng, sự hà hiếp của một số cá nhân trong chính quyền sở tại đã khiến họ rơi vào thế khốn cùng.

Huyền thoại về nghiệt súc “Năm Chèo” ẩn mình dưới sông Vàm Nao

Tường Minh |

Khi vụ sạt lở kinh hoàng tại sông Vàm Nao (ngày 22.4), khiến 14 căn nhà xây kiên cố bị nuốt xuống sông diễn ra, nhiều người xác định nguyên nhân do tình trạng khai thác cát tràn lan ở đầu và cuối sông từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cũng không ít người dân địa phương thì thầm cho rằng đó là do “ông Năm Chèo” – một con cá sấu 5 chân ẩn núp dưới lòng sông trở mình gây ra. Vậy “ông Năm Chèo” là ai?

Điểm toán 7,25, bé gái lớp 4 hoảng sợ bỏ nhà đi...

AM THANH |

Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cuối tháng 5 vừa qua có một phen “thất điên bát đảo”, khi bé gái lớp 4 đột ngột “mất tích” ngay sau giờ tan học. Trời tối, công an trích xuất hình ảnh từ camera an ninh thấy bé đạp xe qua tuyến đường vắng, nhân chứng thấy bé đi lên cầu bắc qua sông Hồng, phía sau có một người phụ nữ to béo đi xe tay ga... Lực lượng chức năng, giáo viên, hàng trăm người dân đổ đi tìm; loa phóng thanh của hai tỉnh róng riết kêu gọi hỗ trợ gia đình “nạn nhân”, ảnh bé được phóng to dán khắp nơi...