Phóng sự

Ngôi nhà Mái ấm rộn niềm vui

CÔNG SÁNG - CHÂU CẨM |

Những năm qua, đã có hàng nghìn ngôi nhà Mái ấm Công đoàn được Công đoàn Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó mà nhiều gia đình đoàn viên có được mái ấm hạnh phúc, có nơi an cư lạc nghiệp, thêm tin yêu, trân trọng tổ chức Công đoàn.

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

Hậu trường nghề báo: Phía sau “cuộc chiến” thịt lợn thối

LÃNG QUÂN |

Tháng 3.2017, khi nghe tin mật báo về tình trạng thịt lợn chết, thối được chế biến thành “đặc sản hun khói” ở Cao Bằng, chúng tôi đã rất choáng. Đằng sau đó là một “cuộc chiến”...

Nhặt chữ trên Biển Hồ

LỤC TÙNG |

Chia tay ngôi trường của người Việt giữa Biển Hồ (Siêm Riệp - Campuchia) chồng chành sóng mỗi khi có tàu, ghe lướt qua, lòng tôi chao nghiêng theo tiếng thở dài não nuột của nỗi niềm xa xứ: Gần 400 học sinh đang theo học ở trường vô cùng chật vật đối mặt với nguy cơ “không đủ chữ” khi mà hết lớp 5, các cháu không còn cơ hội học thêm. Một nguy cơ khác lớn hơn gặm nhấm thể trạng và trí não các cháu khi bữa ăn miễn phí của nhà trường hoàn toàn không có bất cứ cọng rau nào vì lý do kinh phí. Đấy cũng là lý do chúng tôi bắt đầu nghĩ tới việc phát động phong trào “Bữa ăn có rau cho con em Việt trên Biển Hồ”.

Theo dấu lâm tặc

LÂM HƯNG THƠ |

Chọn tới chọn lui suốt cả tháng, nhưng xui rủi đúng ngày chúng tôi cơm đùm gạo nắm tiến vào con đường mòn ở những cánh rừng phòng hộ phía tây huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), thì trời bắt đầu đổ mưa. Hành trình lần theo dấu lâm tặc là kỷ niệm tác nghiệp khó quên...

Miền Tây - những mảnh giáp bảo vệ cuối cùng đang vỡ: Giải pháp thì nhiều, kết quả chẳng thấy đâu...

Hoàng Văn Minh |

“Tôi không muốn nói là u ám, nhưng đúng là rất… u ám” - câu cảm thán của TS Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - với chúng tôi cách đây 3 năm, khi nói về những bước chân liêu xiêu đói nghèo của người dân cuối Việt. Sau 3 năm gặp lại, hỏi chuyện cũ, ông Hiệp vẫn nhắc lại câu nói cũ kèm thêm những cái lắc đầu: “Không những không thay đổi được gì mà tình hình ngày càng xấu hơn…”.

Chuyện “bếp núc” bên trong tòa nhà Quốc hội

Ghi chép của Trịnh Hải Phương |

Một điều rất thú vị, đó là kỳ họp Quốc hội giữa năm (năm nay là kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV) 2 năm liên tiếp gần đây đều bế mạc vào ngày 21.6 - Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Với anh chị em phóng viên nghị trường tác nghiệp tại tòa nhà Quốc hội, những ngày cuối cùng của kỳ họp lại chộn rộn cho lễ kỷ niệm, và không ít đại biểu Quốc hội, những ngày này, đã dành cho cánh nhà báo những lời chúc mừng nồng ấm.

Miền Tây - Những mảnh giáp bảo vệ cuối cùng đang vỡ - Kỳ 2: Ngày càng ít tình người

HOÀNG VĂN MINH - HỮU DANH |

“Bây giờ người dân miền Tây họ sống với nhau ngày càng ít tình người, nếu không muốn nói là ngày càng ác”, Anh hùng Lao động, GS. TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ bức xúc khi hay tin một nông dân ở Kiên Giang bị “kẻ xấu” đổ thuốc sâu xuống hồ khiến đàn cá lóc sắp thu hoạch chết phơi trắng bụng.

Miền Tây - những mảnh giáp bảo vệ cuối cùng đang vỡ

Hoàng Văn Minh - Hữu Danh |

Miền Tây Nam Bộ đang nóng hầm hập với chuyện sạt lở, mất đất từ sông đến biển. Nhưng đâu mỗi chuyện mất đất, những mảnh giáp bảo vệ cuối cùng của miền Tây đang vỡ ra từng mảnh, và vùng đất này đang đối diện với những mất mát khác còn lớn hơn về sinh kế, về tình người, về những tan rã từ ngay chính bữa cơm gia đình…

Hà Tĩnh mất mùa lịch sử: Tại người hay tại trời?

Khánh Vũ - Trần Tuấn |

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Tĩnh, vụ xuân năm 2017 toàn tỉnh gieo hơn 58.000ha lúa gồm các giống lúa chủ lực Thiên Ưu 8; Bắc Thơm 7; P6; Nhị Ưu… Từ tháng 2.2017, tại một số địa phương xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại lúa với diện tích lúa bị nhiễm bệnh lên tới gần 20.000ha, trong đó có 12.000ha lúa Thiên Ưu 8 bị mất trắng hoàn toàn.

Đứng núi này, trông núi nọ

THANH HẢI |

Sơn Trà là viên ngọc quý hiếm của không chỉ riêng Đà Nẵng. Tuy vậy, cứ để cho viên ngọc này lẩn khuất, mãi vùi trong tiềm năng, hay “mài” cho lên ánh ngọc, tôn vinh giá trị độc đáo, quý giá của nó? Đây chính là bài toán bảo tồn nguyên vẹn song hành cùng tổ chức khai thác có trách nhiệm để phát triển kinh tế đối với địa phương. Tìm giải pháp phù hợp là quyết định của Chính phủ, còn người dân vẫn đang hồi hộp, trông chờ.

Ở nơi biển... đuổi

Nhật Hồ |

Chỉ tay ra hướng biển tít mù, ông Nguyễn Văn Chuẩn (ấp 1, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) chép miệng “Nhà tôi trước ở ngoài kia, có mấy năm đâu mà lở trôi tuốt vô đây”. Chưa bao giờ người dân sống ven các cửa biển ĐBSCL cảm nhận bờ biển lở nhanh đến thế. Dường như biển đã không còn thương bến, thương bờ nữa mà càng ngày càng cách xa bờ. Xa lắc…

Bi kịch của 300 nghìn hỗ trợ/tháng để “hít bụi” cả chục năm

QUANG ĐẠI |

“Chúng tôi không muốn nói nữa, vì kiến nghị đã quá nhiều, tại các hội nghị tiếp xúc cử tri các cấp, các đoàn về kiểm tra cũng đã quá nhiều, công ty họ cũng đã hứa sẽ di dời. Nhưng rồi tất cả đâu lại vào đấy, máy cứ nổ, bụi vẫn bay, dân vẫn cứ chịu khổ, không ăn, không ngủ được...” - ông Nguyễn Văn Vân - Bí thư chi bộ thôn Lam Long, xã Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - kêu cứu với phóng viên Lao Động.

“Ném” tiền tỉ đưa rùa về biển

ĐẶNG HUY |

Nghe ai gọi điện, báo tin nơi nào trên đảo Phú Quốc có rùa biển, “vua ngọc trai” Hồ Phi Thủy đều tìm đến để hỏi mua bằng được, rồi lại thả ra biển. Nếu không thể đến được, anh ủy quyền cho bạn bè, người thân... thay mình đưa rùa về biển. Toàn bộ quá trình thả rùa biển phải được ghi hình, chụp ảnh gửi lại để kiểm chứng. “Con rùa cũng có hồn người đấy” - anh Thủy chiêm nghiệm sau một thời gian hành thiện với loài rùa biển.

Casino, những ngày tàn...

HOÀNG VĂN MINH - PHƯƠNG DUNG |

Dọc biên giới Tây Nam những ngày này, đến đâu cũng thấy cảnh điêu tàn, hoang vắng đến rợn người, bởi giờ đang là những ngày tàn của casino. Không như dạo cách đây 5 - 10 năm về trước, casino ở biên giới Tây Nam mọc lên như nấm sau mưa và người qua về đánh bạc chen chúc như trẩy hội xuân.

Khuất tất trong vụ mua bán cây sưa 24,5 tỉ đồng ở Bắc Ninh: Dân chờ một lời hứa đúng hẹn

CAO TRẦN - LINH ANH |

Trong khi người dân Đông Cốc vẫn đang chờ Công ty Đấu giá Việt Nam trả đủ số tiền còn thiếu lên tới 8,5 tỉ đồng thì cây sưa trị giá hàng chục tỉ gây tranh cãi đang nằm “chỏng chơ” tại kho gỗ của đại gia chuyên đồ gỗ ở Bắc Ninh.

Khuất tất trong vụ mua bán cây sưa 24,5 tỉ đồng ở Bắc Ninh

Cao Trần - Linh Anh |

Cách đây gần một năm, vụ mua bán cây sưa 200 năm tuổi ở đình làng thôn Đông Cốc (xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) gây “chấn động dư luận” khi được một “đại gia” mua với giá 24,5 tỉ đồng. Tưởng chừng việc mua bán xong xuôi, thế nhưng mới đây, Báo Lao Động đã nhận được lá đơn tố cáo của đại diện các hộ dân thôn Đông Cốc cho rằng: Đơn vị đấu giá vẫn còn thiếu của dân số tiền là 8,5 tỉ đồng!