Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Người “đưa đò” xin mua “vé phà”

Kỳ Quan |

Hơn 30 năm dạy học, thầy là người đưa đò thầm lặng, đưa bao thế hệ học trò qua dòng sông THPT đến với tri thức, đến tương lai, đến bao bến bờ hạnh phúc. Mỗi năm, người “đưa đò” miệt mài ấy một lần đưa học trò của mình qua “chiếc phà” lớn để vào đại học, đó là chương trình Chỗ trọ miễn phí (CTMP) của Báo Lao Động. Năm nay, người “đưa đò” ấy tình nguyện đem 2 tháng lương của mình xin mua “vé phà” để lo cho các học sinh.

Ông Bảy “khùng” ở rạch Cầu Mé

Lê Tuyết |

Về Bình Thới (quận 11, TPHCM) hỏi nhà ông Bảy Tân nửa đời vớt rác trên kênh ai cũng biết. Sau khi cẩn thận đưa tay chỉ rẽ trái, rẽ phải rồi rẽ trái..., người ta còn khuyến mãi thêm một loạt nhận xét về ông Bảy: “Lúc trước có người còn gọi ông Bảy Tân là ông Bảy “khùng”, vì chẳng ai như ông, một mình làm đủ chuyện bao đồng lại tự nguyện đội nắng, đội mưa, lội bùn sình, bất chấp mùi hôi thối để vớt rác trên con kênh đen ngòm”.

Người họa sĩ chuyên ký họa chân dung cho lính đảo

HÀ ANH CHIẾN |

Trên chuyến tàu HQ 571 ra thăm cán bộ, chiến sĩ tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) vào dịp cuối năm của đoàn nhà báo, văn nghệ sĩ, hầu như tất cả mọi người đều bị những con sóng lớn cao cả chục mét đánh “sập”, nằm bẹp một chỗ, “mật xanh mật vàng” vung vãi khắp nơi. Duy chỉ có một… ông lão vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì, ông đang ngồi say sưa vẽ ký họa chân dung cho một chiến sĩ trẻ lần đầu tiên ra đảo làm nhiệm vụ.

Hành hương về quê vải tổ

Hà Linh Quân |

Chiếc xe đỗ dưới chân cầu Phú Lương. Đội quân hàng rong lập tức xông lên chiếm tất cả các cửa sổ. Không gian bỗng nhiên ấm sực mùi vải và như có tiếng chim tu hú kêu! “Vải Thuý Lâm đây! Không ăn vải tổ tiếc đổ máu mắt đây!”.

Trở lại với thảm họa lở núi kinh hoàng nhất Việt Nam

Huy Ba - Vũ Hưng |

Những năm đầu thập kỷ 90, khi cái đói còn chưa dứt tại các làng quê Bắc Bộ, cơn sốt khai thác quặng với ước vọng đổi đời lên cao. Điểm đến lý tưởng khi đó được kể đến là mỏ mănggan đông bắc. Nơi ấy núi Kép Ky (xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) đã nuốt trọn hơn 500 phu quặng còn say giấc ngủ vào lòng.

10 năm lái đò không công

Việt Hoà |

Gần 10 năm nay, ông Trần Văn Khương - 54 tuổi, ở thôn Lô Đông, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã bỏ cả nhà, cả việc để làm một việc “điên rồ” là lái đò không công chở những học sinh, người dân trong cái thôn vốn là “ốc đảo” giữa mênh mông nước.

Gặp ông “mê”… cải cách

Đăng Khoa |

Bạn bè, đồng nghiệp gọi đại tá Đặng Quang, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chiến sĩ thi đua toàn quốc 2013 là ông “mê” cải cách, bởi trong 40 năm công tác ở ngành công an và tòa án, dù ở lĩnh vực và cương vị nào, dấu ấn mà ông để lại cũng là sự cải cách và đó là những cải cách để đời.

“Ổ chuột” trên đồi Trại Thủy

Lưu Phong |

Đồi Trại Thuỷ là danh thắng “ngọc bức hoàn hàm” (dơi ngọc ngậm vòng ngọc) với 5 ngôi chùa đẹp nổi tiếng tọa lạc ở cửa ngõ trung tâm thành phố biển Nha Trang. Và Long Sơn Tự - một trong những biểu tượng đẹp của “xứ trầm hương”, thu hút nhiều du khách thập phương trong và ngoài nước. Tiếc rằng, đến nơi ai cũng chạnh lòng khi chứng kiến những phận người sống tạm bợ, đói rách ở ngay cạnh danh thắng.

Hướng Dương - Tình yêu ban sớm - Kỳ 2: Giọng ai đang cất lên, xin đừng im lặng!

Nguyễn Trung Hiếu |

Hơn 15 năm tự nguyện phụng sự xã hội vô điều kiện, với người khoẻ mạnh đã là một quãng đường dài, huống gì một cô gái không còn lành lặn, bắt đầu với đôi bàn tay trắng như Hướng Dương, thì quả là chỉ có một phép màu nhiệm mới giúp em vững bước trên hành trình đầy chông gai, thậm chí khổ hạnh. Bên cạnh Thư viện Sách nói băng đĩa, Hướng Dương cùng các bạn còn xây dựng một kho sách nói online, với hai phiên bản, dành cho người mù và cả cho người bình thường. Song song đó, một tủ sách nói Phật pháp cũng được hình thành với hơn 150 đầu sách, 2.300 pháp âm và 165 album các loại, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tìm hiểu đạo Phật của đại chúng.

Hướng Dương - tình yêu ban sớm

Nguyễn Trung Hiếu |

Kỳ 1 - Tình yêu cuộc sống Khó ai hình dung nổi, có một cô gái trẻ, sau biến cố khủng khiếp do tai nạn đã tự đứng lên và bước đi theo cách của mình. Cô không chỉ sống lạc quan cho mình, mà suốt 18 năm qua còn thầm lặng mang lại ánh sáng diệu kỳ cho cuộc sống người khiếm thị qua những cuốn sách nói. Hàng nghìn trẻ em bất hạnh nhờ đó đã bước vào giảng đường đại học, nhiều em còn nổi bật, giành được học bổng, du học tận Úc, Anh… Đó là câu chuyện về tình yêu cuộc sống của Nguyễn Hướng Dương - Giám đốc Thư viện sách nói dành cho người mù...

Đấy là nhà báo điều tra

Hà Linh Quân |

Chị tôi có mối ác cảm cố hữu với mọi thứ phi cổ điển. Bởi thế, khi nhìn thấy anh người yêu của con gái rượu, bà đã khó chịu: Quần áo kiểu gì mà lắm túi thế? Đôi giày bụi bặm chưa đủ nặng sao, mà còn đeo đầy những thứ lỉnh kỉnh trên người, chẳng khác thằng bán hàng rong! Tóc tai thì như đang đứng giữa trời gió bão. Mồm thở ra toàn mùi thức ăn nhanh. Nói tóm lại là trông cứ nhếch nhác như vừa vớt ra khỏi nồi!

Ông giáo làng dạy sử Hoàng Sa

LINH PHẠM |

Nhiều năm nay, chương trình giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh khối THCS của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) có một tiết học đặc biệt về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trăn trở với một chương đau thương của lịch sử dân tộc, thầy giáo Trần Văn Vàng đã dày công nghiên cứu, soạn thảo với mong muốn Hoàng Sa, Trường Sa sẽ sống mãi trong tim những học trò của ông.

Tác nghiệp ở Hoàng Sa

Nhóm PV báo Lao Động |

Mười ngày sau khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, các phóng viên Báo Lao Động đã lần lượt có mặt tại thực địa trên các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam để kịp thời phục vụ bạn đọc những hình ảnh, thông tin nóng bỏng nhất về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên biển.

Bí mật làm báo thời “thảm sát Ba Chúc”

Lục Tùng |

Không nhuận bút, không công tác phí, nhưng các anh, các chú vẫn đầu đội mưa bom đạn, chân lội qua những vũng nước nhầy nhụa với lúc nhúc dòi từ bãi xác người để tác nghiệp. Thậm chí, để gửi người đọc những thông tin nóng, trung thực nhất về cuộc thảm sát dã man hàng ngàn người dân vô tội ở Ba Chúc trong bối cảnh hết sức tế nhị của thời điểm lịch sử nhạy cảm, các anh còn chấp nhận đánh đổi cả sinh mạng chính trị… Đó là những bí mật được tiết lộ sau 36 năm nằm trong im lặng.

Võ Tòng Xuân - người “gieo trồng” bất tận

Lâm Điền |

Sau hơn 50 năm hiến tuổi xuân vào vùng “khỉ ho, cò gáy” giúp nông dân đẩy lùi phèn mặn, đánh thắng giặc sâu, rầy… thậm chí có lúc đánh đổi cả sinh mạng chính trị để “cởi trói” cho đồng đất, tăng lợi tức cho nông dân, giờ đây đã vượt ngưỡng “xưa nay hiếm”, GS-TS, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Võ Tòng Xuân lại mang gia tài cả đời dành dụm để thực hiện cuộc dấn thân mới: Giúp con em những người nông dân “một nắng hai sương” có cơ hội vào học trường chất lượng cao. Cuộc đời ông như cuộc gieo trồng bất tận cho những cánh rừng ấm no, hạnh phúc…