Tác nghiệp ở Hoàng Sa

Nhóm PV báo Lao Động |

Mười ngày sau khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, các phóng viên Báo Lao Động đã lần lượt có mặt tại thực địa trên các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam để kịp thời phục vụ bạn đọc những hình ảnh, thông tin nóng bỏng nhất về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên biển.
Đó là những chuyến đi có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng tôi - những phóng viên Báo Lao Động - lại coi đó là sự may mắn, niềm hạnh phúc của nghề báo. Bởi qua tác nghiệp trên vùng biển Hoàng Sa, chúng tôi không chỉ có thêm kinh nghiệm về nghề, mà còn được trải nghiệm với những xúc động lớn lao và thiêng liêng khi tổ quốc nguy biến.
Thanh Hải: Những tường thuật trực tiếp đầu tiên…

Những ngày đầu, khi hình ảnh các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, bắn vòi rồng, đâm va... làm nhiều kiểm ngư viên bị thương được phát trên truyền hình đã tạo ra một cảm xúc rất mãnh liệt đối với đất liền. Ai cũng nóng ruột, mong muốn được biết điều gì đang xảy ra ngoài thực địa. Tuy nhiên, từ ngày 3 - 7.5, mọi "cánh cửa" - từ kiểm ngư (Bộ NNPTNT), cảnh sát biển, Ban Tuyên giáo Trung ương... đều khép lại trước những công văn đăng ký của báo giới. 

Trong khi ngoài Hoàng Sa, tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục bị tàu Trung Quốc tấn công, đâm va khốc liệt. Từng con tàu thực thi nhiệm vụ của ta móp méo đến đau lòng, lê lết kéo về Đà Nẵng sửa chữa. Cánh nhà báo chúng tôi, ruột ai cũng cồn cào, vì thế ngầm hẹn với nhau vào đảo Lý Sơn - nơi gần nhất với Hoàng Sa - để nghe ngóng thêm tin tức từ ngư dân ở huyện đảo tiền tiêu này.

Quả thật, "sức nóng" ở điểm gần Hoàng Sa nhất có khác. Ngày 9.5, cuộc xuống đường, tuần hành, phản đối Trung Quốc đầu tiên trên toàn quốc được thực hiện từ Lý Sơn. Ngày 10.5, các lão ngư Nguyễn Quốc Chinh, Lê Khuân ở Lý Sơn kết nối, giúp chúng tôi leo lên tàu cá Mai Văn Cường để ra Hoàng Sa. Đêm Lý Sơn, ai cũng thao thức, chờ trời sáng để lên đường. 

Thế nhưng, tờ mờ sáng, Mai Văn Cường thông báo: "Tàu em sẽ đi vòng, cách giàn khoan Trung Quốc hơn 20 hải lý, và đi 30 ngày mới vào đất liền...". Không thể tả nổi sự thất vọng của chúng tôi lúc đó, vì không thể ra sớm hơn được với Hoàng Sa. Càng thất vọng khi biết cũng trong ngày 10.5, lúc 12 giờ trưa, sẽ có một tàu kiểm ngư đưa các nhà báo đầu tiên ra Hoàng Sa tác nghiệp, nhưng chúng tôi lại không có cách gì từ Lý Sơn về kịp.

Nhưng ngay chiều 11.5, chúng tôi được lệnh tập trung, lên những tàu cá ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng để 2 giờ đêm hôm sau lên đường. Lúc này đã có một "khoảng lùi" thời gian, đủ độ tỉnh táo, nghĩ về cách tác nghiệp ở Hoàng Sa, đủ độ bình tĩnh để có thể lựa chọn phương tiện ra hiện trường. Và tôi đã đúng khi chọn đi tàu cảnh sát biển, với tốc độ hành quân đến 20 hải lý/giờ, tiếp cận được giàn khoan Hải Dương 981 ở cự ly gần nhất, xuất phát chiều 12.5. Điều quan trọng, lỡ chuyến đầu tiên ra Hoàng Sa, nhưng bù lại là tôi đã thuê được điện thoại vệ tinh mang theo để đưa được tin nóng về đất liền mỗi ngày 2 lần. Đó là một trong những tường thuật trực tiếp đầu tiên của báo chí từ vùng biển Hoàng Sa về đất liền.
Hoàng Văn Minh: “Trúng số” ở Hoàng Sa
Đêm trước khi lên tàu kiểm ngư ra tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa, tôi gọi điện “khoe” với mệ Vĩnh Quyền - nhà văn nhà báo từng đi Trường Sa và có nhiều bài viết về Hoàng Sa. Mệ nói: “Được ra đó tác nghiệp trong thời điểm này thì hạnh phúc không có gì bằng. Nhưng sẽ là trúng số nếu như tàu mà Minh tác nghiệp “được” tàu Trung Quốc đâm húc cho mấy cái...”. Thực tế sau đó trên biển, đúng là tôi đã “trúng số”, bởi không phải phóng viên nào cũng được có mặt ở tuyến trên để đối đầu với tàu Trung Quốc hằng ngày.

Sau một ngày đêm lênh đênh trên tàu HP926, vừa ra đến thực địa - cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý - tôi đã nghe hỏi “ai là phóng viên Báo Lao Động? Đất liền vừa điện ra phân công phóng viên Báo Lao Động sang tàu kiểm ngư 763 tác nghiệp và 30 phút nữa sẽ chuyển tàu”. 

Ngay sáng đầu tiên trên tàu kiểm ngư 763, khi tàu chúng tôi tiến vào cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 5 hải lý, đã có 3 tàu hải cảnh Trung Quốc to gấp 4 lần tàu kiểm ngư 763, lao ra từ 3 hướng phát loa đe doạ, sau đó phun vòi rồng và đâm húc liên tục vào tàu kiểm ngư 763, khiến tàu bị sạt nguyên cả mạn phải. Sau những phút giây căng thẳng, giận dữ, uất nghẹn... khi tận mắt chứng kiến sự ngang ngược, hung hăng của tàu Trung Quốc với lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên vùng biển chủ quyền, tôi lại lâng lâng sung sướng khi ngồi xem lại những thước phim và hình ảnh mà tôi quay, chụp được từ “trận chiến” vừa xảy ra. 

Tuy nhiên, chưa hết vui tôi đã rơi vào thất vọng tràn trề khi đối mặt với thực tế: Trên tàu kiểm ngư 763 không có bất kỳ phương tiện liên lạc gì để truyền tin về đất liền, tôi (cũng như 19 phóng viên đầu tiên ra Hoàng Sa) lại không được trang bị điện thoại vệ tinh như các đồng nghiệp chuyến sau.

Sau 4 ngày đêm tác nghiệp một mình trên tàu kiểm ngư 763, tôi được “chuyển quân” sang tàu cảnh sát biển 4033 để chuẩn bị vào đất liền. Vừa đặt chân lên tàu cảnh sát biển 4033, tôi gần như chết lặng khi nghe các đồng nghiệp Lê Phi (Báo Pháp Luật TPHCM), Nguyễn Huy (Tiền Phong), Hoàng Dũng (Báo Người Lao Động)... khoe mỗi người đã gửi về đất liền được 4-6 bài! Hoá ra các đồng nghiệp của tôi mới “trúng số” khi được tác nghiệp trên tàu cảnh sát biển, tàu nào cũng có ăngten vệ tinh để các phóng viên truyền tin, ảnh về đất liền hằng ngày. Nhưng khi khoe nhau những bức ảnh về tàu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm húc... thì tôi lại cười thầm: “Vậy là mình vẫn còn “trúng số” ”.
Một tuần tác nghiệp trên biển, tôi biệt tích với đất liền, nhưng tôi đã kịp bù lại bằng những clip, phóng sự ảnh trên Lao Động điện tử và 5 kỳ phóng sự trên báo giấy. Đó là những thước phim, hình ảnh cận cảnh, những dòng ghi nhận sinh động về cuộc đối đầu sinh tử với tàu Trung Quốc mà tôi là chứng nhân; là chuyện kể về đời sống, tâm tình rất thật, rất xúc động của anh em kiểm ngư trên tàu kiểm ngư 763. Tất cả đều rất riêng theo cách của tôi.
Đặng Trung Kiên: Vừa đọc vừa trông chừng chữ N
16 giờ ngày 20.5, tôi được thông báo đi Hoàng Sa tác nghiệp, chậm nhất 16 giờ 30 phải có mặt trên tàu CSB 2016. Tôi chỉ có 30 phút nên không chuẩn bị được gì ngoài chiếc điện thoại vệ tinh, một máy ảnh, một máy quay phim và đúng... một bộ quần áo. Từ tàu CSB 2016, tôi xuống xuồng caosu chuyển sang tàu kiểm ngư HP926 tác nghiệp. Vừa sang tàu, tôi đã mở laptop viết bài đầu tiên, người và máy lắc lư theo sóng. Tàu HP926 bị phun vòi rồng làm hỏng ăngten vinasat, không thể truyền dữ liệu, tôi ra phía đuôi tàu tìm chỗ đặt chiếc điện thoại vệ tinh, soi điện thoại di động làm đèn pin.

Loay hoay mất mấy phút, chữ N (chỉ hướng bắc) trên la bàn mới chịu đứng yên. Nhưng chưa kịp bấm số thì tàu quay mũi, tôi thao tác lại, vẫn không gọi được. Trời tối như mực, bốn bề biển cả, biết cầu cứu ai? Tôi bắt đầu vã mồ hôi. Một lát sau gọi lại, có tiếng chuông, rồi anh Thái Bình ở Văn phòng miền Trung cầm máy. Tôi cố đọc thật to, vừa đọc vừa trông chừng... chữ N trên la bàn. Đọc xong, tôi hỏi anh Bình có ghi âm hết không, anh Bình bảo ghi tốt, tôi hỏi thêm hai lần nữa rồi mới yên tâm tạm biệt. 

Đến ngày thứ ba, anh Bình bảo tôi đọc chậm, đều để khi nghe lại không sót từ. Vì chuyện này mà khi vào bờ, nhiều đồng nghiệp nói với tôi: "Nghe radio trên Lao Động điện tử, hai hôm đầu Kiên đọc có hồn, nghe rõ sức nóng từ Hoàng Sa, nhưng mấy hôm sau nghe chầm chậm, đều đều như... đọc chuyện đêm khuya, chán lắm".

Khi tôi có mặt ở Hoàng Sa, tàu kiểm ngư HP926 đã bám trụ 11 ngày, mọi thứ nhu yếu phẩm, kể cả nước ngọt đều phải dè xẻn mới đủ dùng. Thịt cá vẫn hiện diện trong các bữa ăn, nhưng để lâu biến chất, chỉ món "canh đại dương" gồm bắp cải, cà chua là dễ nuốt. Tuy nhiên, mọi khó khăn trong sinh hoạt, tác nghiệp đều không phải vấn đề, tôi chỉ lo viết cái gì để khỏi lặp lại các đồng nghiệp - bởi tôi là phóng viên ra Hoàng Sa đợt thứ hai. Càng lo hơn khi thấy 4 ngày đêm trên tàu HP926 qua nhanh như chớp mắt, tôi hốt hoảng khi nghe thông báo về đất liền. Cả tôi và anh Công Khanh - phóng viên Báo Tiền Phong - đều nỗ lực xin chuyển tàu khác để ở lại, nhưng cuối cùng phải theo tàu HP926 trở về trong sự tiếc nuối...

Nhóm PV báo Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.