Người họa sĩ chuyên ký họa chân dung cho lính đảo

HÀ ANH CHIẾN |

Trên chuyến tàu HQ 571 ra thăm cán bộ, chiến sĩ tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) vào dịp cuối năm của đoàn nhà báo, văn nghệ sĩ, hầu như tất cả mọi người đều bị những con sóng lớn cao cả chục mét đánh “sập”, nằm bẹp một chỗ, “mật xanh mật vàng” vung vãi khắp nơi. Duy chỉ có một… ông lão vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì, ông đang ngồi say sưa vẽ ký họa chân dung cho một chiến sĩ trẻ lần đầu tiên ra đảo làm nhiệm vụ.

Họa sĩ trong quân ngũ

Những ngày cuối năm đó, trên biển Trường Sa những con sóng lớn luôn như muốn “vồ” lấy con thuyền, và gió luôn giật cấp 7 - cấp 8 khiến con thuyền chao đảo dữ dội. Điều này dường như không làm ông Lương Minh Vũ nản lòng. Nhà văn Lương Minh Vũ (SN 1957, quê Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận), đang sinh sống tại TX.Lagi, tỉnh Bình Thuận. Đến nay đã xuất bản hai tác phẩm gồm 1 tập truyện ngắn và 1 tập thơ. Ông là một trong hai người lớn tuổi nhất chuyến đi, nhưng cũng là người có nhiều khát khao và mong muốn trong chuyến đi Trường Sa lần này.

Cả chuyến đi, ngoài cán bộ thủy thủ đoàn, ông Vũ là người duy nhất luôn tỉnh táo. Ông khá thâm trầm, và chúng tôi thường để ý thấy ông hay đứng ở phía hành lang tàu, suy nghĩ rất lâu đến nỗi điếu thuốc lá kẹp ở kẽ hai ngón tay đã cháy khét tự bao giờ.

Không muốn làm đứt mạch suy nghĩ của ông, chúng tôi phải đợi tới cơ hội khi ông nằm nghỉ ngơi bên chiếc võng được vắt ngang giường để có được cuộc trao đổi với ông. Ông Vũ chia sẻ mục đích chuyến đi này: Được ra thăm các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa là mong ước thường xuyên của tôi, bây giờ tuổi tôi đã lớn, gia đình con cái đã đề huề thì những năm tháng này là cơ hội cho tôi được thỏa mãn mong ước này - ông Vũ chia sẻ. 

Từng là một người lính biển, ông Vũ tìm về với biển Trường Sa cũng là tìm về với ký ức một thời lênh đênh trên biển, để chiêm nghiệm, chắt lọc, chuẩn bị cho ra đời tập bút ký mang tên “Diệu vợi Trường Sa”. Ông cắt nghĩa: “Diệu vợi” ở đây là tôi muốn nói tới mảnh đất ruột thịt Trường Sa cách xa đất liền hàng trăm hải lý nhưng quá gần gũi và thân thuộc, xa là vậy nhưng Trường Sa luôn ở trong suy nghĩ của mọi người Việt - Đó là điều tôi cảm nhận được khi ở đất liền và ở ngay đây - trên chuyến tàu HQ 571 này - ông Vũ nhấn mạnh.

 

 Họa sĩ Lương Minh Vũ đang ký họa chân dung cho chiến sĩ trên đảo Thuyền Chài B.

Ra Trường Sa là để tìm cái “hồn” cho tác phẩm bút ký của mình, nhưng việc chính của ông không phải vì mục đích cá nhân, ông Vũ ra với một mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình để tạo thêm niềm vui, động lực cho các cán bộ chiến sĩ sinh sống tại Trường Sa. 

Cách ông đóng góp cũng đúng với nghề nghiệp của mình - ông vẽ tranh ký họa miễn phí cho các lính đảo. Ông Vũ chia sẻ: Tôi là người có chút năng khiếu nghệ thuật, nhưng không hề được học vẽ qua bất kỳ trường lớp nào, những kỹ năng hội họa mà tôi có được hiện nay là đều nhờ sự học hỏi trong suốt 6 năm tôi trong quân ngũ, được các anh hướng dẫn và tôi cứ thế tự mày mò học hỏi thêm.

“Món quà nhỏ” nơi đảo xa

Ở mỗi hòn đảo được đặt chân đến, việc đầu tiên ông Vũ làm là tìm tới các chiến sĩ trên đảo, để hỏi thăm sức khỏe và sau đó là đặt vấn đề muốn được vẽ ký họa chân dung miễn phí cho những người lính đảo còn khá trẻ tuổi này. “Ban đầu, các chiến sĩ rất bất ngờ với lời đề nghị của tôi, vì chưa ai làm như thế cả, nhưng sau khi tôi thực hiện bức ký họa xong thì họ đều rất xúc động và cám ơn tôi!” - ông Vũ chia sẻ.

Chỉ với một cây viết mực, một xấp giấy A4, ông Vũ đã vẽ cả trăm bức ký họa chân dung cho các chiến sĩ trên đảo Trường Sa, sau mỗi bức được vẽ ra, ông đều chụp hình lại để làm kỷ niệm, viết vài dòng ký tặng dưới mỗi bức họa đó. Vì vậy, sau khi vẽ ký họa cho các chiến sĩ trên đảo Trường Sa, nhiều chiến sĩ khác ở trên tàu HQ 571 cũng xin được họa sĩ Vũ “cho một bức họa” để làm kỷ niệm cho chuyến đi Trường Sa. 

Đối với những chiến sĩ, đó thực sự là một món quà ý nghĩa. Chiến sĩ Nguyễn Văn Chiều - đảo Thuyền Chài B - cho biết: Với bức ký họa chân dung vẽ tôi rất có “thần khí” như thế này, tôi sẽ ép khung và làm quà gửi con gái ở quê nhà.

Ở mỗi đảo chúng tôi đặt chân đến, họa sĩ Vũ đều tập trung thực hiện mục đích của mình - vẽ ký họa cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên mỗi đảo. Điều này khiến nhiều chiến sĩ cảm thấy khá bất ngờ và vui vẻ. “Tôi muốn được vẽ ký họa cho tất cả các cán bộ, chiến sĩ ở nơi tôi đặt chân đến. Mong muốn của tôi là muốn góp một chút khả năng của mình để tạo thêm động lực và tinh thần cho các cháu xả thân hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. 

Tại cụm đảo phía nam của quần đảo Trường Sa, từ Trường Sa Đông, Đá Lát, Đá Tây, Đá Đông, An Bang, Thuyền Chài… họa sĩ Vũ đều vẽ chân dung cho các lính đảo khi có điều kiện. Nhiều lúc để tranh thủ thời gian, khi cả đoàn công tác đang tranh thủ nghỉ trưa để chiều về lại tàu thì họa sĩ Vũ lại tìm tới các chiến sĩ để tâm tình và để vẽ ký họa. 

 

 Nhà văn - họa sĩ Lương Minh Vũ trên đảo Trường Sa Đông.

Tuy nhiên, để vẽ được một bức ký họa chân dung cũng không phải chuyện dễ dàng. Để lên được một hòn đảo chìm, chúng tôi phải xuống thuyền, lên một ca-nô để sang đảo. “Từ đảo Đá Lát, chiếc ca-nô cứ lao vào giữa cơn sóng dữ, nước hắt thẳng vào mặt, vào người. 

Trời lại đang mưa. Mọi người cứ ôm đầu chịu trận. Khi lên đảo tất cả đều ướt sũng. Cũng không cần thay đổi vì chỉ vài giờ, lại xuống ca-nô ra lại tàu nên cánh phóng viên để nguyên quần áo ướt mà tác nghiệp. Phần tôi, có ý định làm vài cái ký họa trên đảo mà tay chân cứ tê cóng, lạnh run. Cuối cùng, khi sắp tới đảo, tôi thấy một cậu lính trẻ, ngồi bên cửa sổ, nâng niu lồng chim cu gáy. Một hình ảnh quá đẹp, tôi vội vàng ký họa. Vậy mà cũng không đạt yêu cầu” - ông Vũ cười nói.

Đối với ông Vũ, do điều kiện thời gian ngắn ngủi, không vẽ hết được chân dung các chiến sĩ, nhưng ông cũng kịp ghi lại trong đầu những bức “ký họa” đẹp về các chiến sĩ. Đó là 2 tân binh Nguyễn Hữu Hoàng (quê Bình Thuận) và Vũ Ân Chi Bảo (quê TPHCM) trên cùng chuyến tàu HQ 571 để ra đảo. 

Đó là trung tá Đỗ Xuân Vạn - trợ lý cán bộ Lữ đoàn 146, quê tận Diễn Châu, Nghệ An - có 50 tuổi đời nhưng đã có hơn 30 tuổi quân. Đó là “anh nuôi”, bếp trưởng - đại úy Vũ Xuân Thuân và bếp phó - trung úy Hoàng Như Thảo, lúc nào cũng phải lo hàng trăm suất ăn cho cả tàu. Đó là khuôn mặt của hơn 70 bức ký họa chân dung mà ông Vũ vẽ được trong cuộc hành trình bằng một niềm hứng khởi và hạnh phúc miên man - ông Vũ cho biết.

Nhưng hơi ấm từ đất liền tới Trường Sa chưa dừng ở đó, trung tá Đỗ Xuân Vạn - người dẫn chúng tôi trong suốt hải trình - chia sẻ: Ở mỗi hòn đảo nơi ông Vũ đến, hay trên chuyến tàu HQ 571, tất cả chúng tôi đều cảm thấy được sự gần gũi của người họa sĩ già này, ông không chỉ ký họa cho các chiến sĩ trên đảo, mà cả các chiến sĩ trên tàu, nhà báo, nghệ sĩ nào có nhu cầu, ông Vũ đều rất nhiệt tình. 

Thiếu tá Đỗ Mạnh Quỳnh - Đảo trưởng đảo Đá Tây - chia sẻ: Chúng tôi nhận được rất nhiều tình cảm từ đất liền, mỗi người đều có cách thể hiện khác nhau, có người thì mua lưới, lưỡi câu để các chiến sĩ đánh bắt cá cải thiện bữa ăn, nhưng cách cổ vũ tinh thần chiến sĩ của họa sĩ Vũ thì rất đặc biệt là tạo được sự ảnh hưởng. Đó thực sự là một món quà tinh thần ý nghĩa giúp các chiến sĩ có thêm động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.




 

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".