Lao Động cuối tuần

Mộ chí chưa có tên

Nguyễn Hồng Vinh |

Bài thơ "Mộ chí chưa có tên" của PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh (nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân) sáng tác nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024).

Điện Biên Phủ và bài học về lòng quyết tâm, mưu trí

Phạm Huyền (ghi) |

Đại tá Nguyễn Bội Giong - nguyên Bí thư thuộc Văn phòng Tổng Chính ủy, Bộ Quốc phòng, là một trong số những thư ký riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phóng viên Báo Lao Động ghi lại những câu chuyện của Đại tá Nguyễn Bội Giong trước thềm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024).

Nơi ghi dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

TS. Phạm Minh Thế (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN) |

70 năm trôi qua kể từ trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, tuy thế, “tiếng sấm chấn động địa cầu” ngày ấy vẫn như còn đang vang vọng trên các diễn đàn lịch sử của cả Việt Nam và quốc tế cứ mỗi dịp tháng 5 về. Nhắc đến Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên được hình ảnh và tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi địa danh này là nơi đã ghi lại đậm nét nhất về tài năng, trí tuệ và bản lĩnh của ông.

Trên mảnh đất Điện Biên anh hùng

Bài và ảnh VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cách đây 70 năm, ngày 7.5.1954, lá cờ Quyết chiến quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm Đờ-cát (De Castries), báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Từ trong mất mát, đau thương, Điện Biên đang tự hào đi lên bằng ý chí bất khuất để tạo ra những “Chiến thắng Điện Biên” trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Lên Điện Biên ăn nhót kiểu núi rừng

Bài và ảnh HẢI AN |

Điện Biên có cả nghìn món ăn ngon. Điện Biên cũng có cả trăm món ăn độc lạ. Ở mảnh đất có địa hình lòng chảo này, khí hậu khá oi nóng. Nhưng chớ có lo, người Điện Biên có một món ăn ngon, lạ lại trừ viêm nhiệt. Đó là lối ăn Kin Sủm, tức là ăn chua.

Tương lai điện sạch không phát thải Carbon sẽ như thế nào?

trần thế vinh (tổng hợp) |

Để ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu và tránh những tác động thực sự tồi tệ của biến đổi khí hậu, con người cần ngừng trút thêm khí nhà kính vào bầu khí quyển. Chúng ta sẽ phải thay đổi cách sử dụng thiết bị điện, cách sản xuất, cách nuôi trồng, cách di chuyển, cách làm mát và giữ ấm, thay đổi hàng loạt thói quen cũng như thích nghi với một thế giới đang ấm dần lên.

Đo lường - công cụ đắc lực phát triển kinh tế - xã hội

Tần Quỳnh |

Đo lường là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Đo lường thống nhất và chính xác góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân trong giao dịch kinh tế và dân sự; là công cụ đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Làng bích họa Cảnh Dương

Bài và ảnh Trịnh Thông Thiện |

Nằm bên núi Phượng, sông Loan thơ mộng, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) như một chiếc thuyền neo bình yên bên bờ biển biếc. Ngôi làng cũng là một trong “bát danh hương”, tức 8 làng cổ có danh tiếng lâu đời của vùng đất Quảng Bình bỗng thơ mộng thu hút du khách bởi những bức bích họa độc đáo tuyệt đẹp.

Cung trăng bất tử dưới góc nhìn người Việt

Bài và ảnh Minh Thi |

Cung trăng được "hình thành" bởi vũ khúc "Nghê Thường" của cặp thần tiên Hậu Nghệ - Thường Nga, cũng là Chử Đồng Tử và Tiên Dung trong truyền thuyết Việt ở đầm Nhất Dạ đã một đêm bay lên trời hóa thành bất tử.

Cuộc sống trong công trình khoa học kỳ vĩ trên quỹ đạo

TRần thế vinh (tổng hợp) |

Đưa trạm Vũ trụ Quốc tế lên quỹ đạo, vận hành nó và giữ cho nó hoạt động là việc khó nhất con người từng làm. Và đó là bằng chứng cho việc khi nhân loại quyết định thực hiện một việc khó khăn, nếu làm việc cùng nhau, chúng ta có thể làm mọi thứ, kể cả giải quyết những vấn đề hiện tại trên Trái đất.

Là người yêu xê dịch thì phải đến Điện Biên ít nhất một lần

Bài và ảnh VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Những người yêu xê dịch thì ai cũng muốn chinh phục được 11 mục tiêu: 4 cực, 1 đỉnh, 2 ngã ba biên giới và tứ đại đỉnh đèo. Vì thế Điện Biên được coi là “điểm hẹn” vì có 3/11 mục tiêu ấy.

Lệnh bài của Tần Vương trên đất Việt

Bài và ảnh Minh Thi |

Theo quan niệm lâu nay, vào khoảng năm 217 trước công nguyên Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất lục quốc mới phát 50 vạn quân đánh chiếm Lĩnh Nam, đặt ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng quận. Chữ viết theo lối tượng hình của văn hóa Trung Hoa từ đó mới được truyền vào đất Việt... Tuy nhiên, những khám phá gần đây lại cho thấy những thông tin hoàn toàn khác về thời điểm có mặt của nhà Tần, cũng như sự xuất hiện của chữ viết sớm ở miền đất Bắc Việt ngày nay.

"Kéo chỉnh sửa gen" - vũ khí tiềm tàng tiêu diệt virus, bệnh di truyền và chữa ung thư

lê quang vinh |

Dù trên toàn cầu hiện đã có nỗ lực rất lớn trong kiểm soát đại dịch COVID-19, nhưng việc xuất hiện của các biến thể mới đã mang đến cho nhân loại những lo ngại, khó khăn khi chưa thể có loại vaccine đặc hiệu nào đủ để ngăn chặn hiểm họa sinh học này. Dự kiến, vào đầu năm 2022, tại Việt Nam sẽ ra mắt cuốn sách của tác giả nổi tiếng Walter Isaacson viết về một nhà khoa học nổi tiếng liên quan tới việc phát triển công nghệ điều trị COVID-19.


Tổ An toàn COVID-19 thay đổi cơ chế phù hợp tình hình dịch

Linh Nguyên |

Tổ An toàn COVID-19 tại doanh nghiệp được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trương thành lập từ tháng 5.2021 nhằm tạo những cánh tay nối dài trong công tác phòng, chống dịch tới từng tổ, bộ phận và từng người lao động ở cơ sở. Đến nay, căn cứ trên thực tế, vùng xanh ngày càng được mở rộng. Vậy, vai trò của Tổ An toàn COVID-19 có gì thay đổi?

Núi Mắt Thần - vẻ đẹp hút hồn có một không hai

Bài và ảnh Tạ Quang |

Núi “Mắt Thần” - thác Nạm Trá nằm trong thung lũng xóm Bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Trà Linh, tỉnh Cao Bằng. Núi “Mắt Thần” còn được gọi với một cái tên khác là ngọn núi Phja Píot - tiếng Tày nghĩa là "núi thủng", do hình dáng bên ngoài của ngọn núi ở phía trên đỉnh có một hang thủng hình tròn và đường kính khoảng hơn 50m. Vì vậy núi Mắt Thần được coi là ngọn núi độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Trang đời - trang văn từ “tuyến lửa” chống COVID-19

Nhà thơ Ngô Đức Hành |

COVID-19 tràn đến các tỉnh phía Nam, riêng TPHCM cho đến nay đã gần 100 ngày thực hiện giãn cách xã hội. Tôi nhớ không nhầm thì ngày 9.7 TPHCM bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16, và đang buộc phải “gia hạn” tới hết tháng 9 này. Với một thành phố "đầu tàu" năng động, hối hả như thế, với một nơi cư dân từ các vùng miền tụ hội về mưu sinh, gây dựng hy vọng như thế, hẳn biết bao khó khăn. Biết bao xót xa, trăn trở, lo âu...

Đổi mới công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Bảo Chi |

Công nghệ luôn được xem là trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới đã trở thành một thành phần quan trọng của chiến lược phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Dịch SARS và người hùng vĩ đại của dịch tễ học hiện đại

Nguyễn Huy Minh (tổng hợp) |

Câu chuyện đầy cảm động về sự hy sinh của bác sĩ Carlo Urbani sau khi nhiễm bệnh trong đại dịch SARS đã được TS Y khoa Michael T.Osterholm và nhà làm phim tài liệu từng đạt giải Emmy Mark Olshaker kể lại trong cuốn "Dịch bệnh - Kẻ thù nguy hiểm nhất" (ETS - NXB Dân trí). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Molnupiravir - một trong các công cụ góp phần kiểm soát đại dịch

PGS.TS Lê Minh Trí và cộng sự - Khoa Y, ĐHQG TPHCM |

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus đang được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở Việt Nam. Thuốc này được kỳ vọng sẽ giúp giảm tỉ lệ chuyển nặng của bệnh nhân và kéo giảm tỉ lệ tử vong xuống mức thấp, là một chìa khóa quan trọng góp phần kiểm soát dịch bệnh.

Tiếng vọng của lịch sử trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bài và ảnh Việt Văn |

Không dưới hai lần đến thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TPHCM và lần nào tôi cũng lặng người đi khi xem những hình ảnh, hiện vật sống động, mang nhiều ý nghĩa lịch sử để thấm thía hơn nỗi đau chiến tranh và cái giá của hòa bình.