Trang đời - trang văn từ “tuyến lửa” chống COVID-19

Nhà thơ Ngô Đức Hành |

COVID-19 tràn đến các tỉnh phía Nam, riêng TPHCM cho đến nay đã gần 100 ngày thực hiện giãn cách xã hội. Tôi nhớ không nhầm thì ngày 9.7 TPHCM bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16, và đang buộc phải “gia hạn” tới hết tháng 9 này. Với một thành phố "đầu tàu" năng động, hối hả như thế, với một nơi cư dân từ các vùng miền tụ hội về mưu sinh, gây dựng hy vọng như thế, hẳn biết bao khó khăn. Biết bao xót xa, trăn trở, lo âu...

1. COVID-19 trở thành “cuộc chiến” khốc liệt, con người phải vươn lên phi thường, chỉ nhìn ở TPHCM đã thấy. Sài Gòn trở thành “tuyến lửa” của cuộc chiến “phi truyền thống” chống dịch bệnh.

“Giãn cách lần một, rồi lần hai, rồi lần ba, tới lần bốn, lần năm... Thành phố rơi vào trầm cảm bởi những con số mỗi ngày tăng lên đến hàng bốn chữ số, phố như hóa thạch, như đóng băng. Người thành phố nhìn nhau chỉ bằng ánh mắt đượm buồn, có chút hoang mang, thấp thoáng âu lo” (Tình yêu ở lại, truyện ngắn của Hoài Hương, Văn nghệ bộ mới số 9 + 10).

Đó cũng là lúc chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, đạo lý người Việt được kích hoạt. Nhà văn Bích Ngân - Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cùng với các chị ở Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TPHCM “vào cuộc”. Tôi thảng thốt khi đọc tâm trạng của nhà văn TD trên trang cá nhân: "Chả còn tâm trí đâu làm văn chương nữa chị ơi, còn nhiều người thiếu đói cần gạo cần mỳ mà mình không đủ sức... Bạn bè tôi ơi, giờ là lúc chúng ta phải làm gì đó vì những điều tốt đẹp và nhân ái luôn hiện diện trên những trang viết và trong trái tim mỗi người”. Dịch lan rộng ở nhiều tỉnh thành nhưng TPHCM thực sự là “tuyến đầu” của “tuyến đầu”. “Chiến trường” chống COVID-19 ở Sài Gòn ác liệt nhất, sinh tử nhất.

Một ngày sau, chị cho biết: “Thật cảm động khi mới một ngày ngỏ lời, Ban nhà văn nữ Hội nhà văn Việt Nam đã nhận được 40 triệu đồng của các anh chị doanh nhân, nhà báo, nhà văn và bạn bè gửi đến đóng góp chia sẻ với bà con khó khăn ở TPHCM”. Tiền do các “Mạnh thường quân”, đồng nghiệp văn chương ủng hộ, các chị chuyển ngay vào “đầu cầu” TPHCM để các nhà văn, nhà thơ nữ trong đó mua gạo, các hàng hóa thiết yếu chuyển đến các địa chỉ đang cần chia sẻ.

Ngày 20.7, chị cho biết, khi Ban Nhà văn nữ Hội nhà văn Việt Nam tạm dừng việc đóng góp ủng hộ công cuộc phòng, chống dịch tại TPHCM vẫn nhận được đóng góp của nhiều nhà văn, nhà thơ khác và bạn bè yêu văn chương khác. Ban Nhà văn nữ đã nhanh chóng chuyển toàn bộ số tiền quyên góp được vào nhà văn Bích Ngân, qua đó để chuyển tận tay Ban lãnh đạo Bệnh viện TP.Thủ Đức - nơi gặp nhiều khó khăn.

“Cô ấy mảnh khảnh mà can đảm. Sáng nay gọi điện tôi lo lắng thấy cô ấy vẫn trên đường mang bình oxy đến giúp người... Vừa xông xáo làm báo vừa cần mẫn làm thiện nguyện và nhất là có niềm tin vào những điều tốt đẹp của con người và cuộc sống của cô ấy thật quý giá trong những ngày khủng khiếp này! Tôi chia sẻ bài viết của cô ấy - sự chuẩn bị tâm thế thật mạnh mẽ, vững vàng ngày Sài Gòn bắt đầu phong toả - như lời động viên chính mình và bạn bè những ngày Hà Nội không bình an, như chính giọng hát tuyệt vời của cô ấy từng làm rung động biết bao người, "Tôi ơi đừng tuyệt vọng...". Tôi đọc, dòng trạng thái đầy cảm xúc thời cuộc, nhân thế.

Nhà văn Bích Ngân trao quà tại Bệnh viện Thủ Đức. Ảnh: NVCC
Nhà văn Bích Ngân trao quà tại Bệnh viện Thủ Đức. Ảnh: NVCC

2. Theo nhà thơ nữ Triệu Huệ, đúng ra, đợt quyên góp gạo giúp đồng bào nghèo của Ban Nhà văn nữ Hội Nhà văn TP đã kết thúc sau khi 3 tấn gạo đã được chuyển tới tất cả 7 quán cơm xã hội “Nụ Cười” trong thành phố; Và mặc dù các chị đã nói lời cảm ơn, thi thoảng vẫn có những tin nhắn đề nghị được đóng góp để mua gạo tiếp giúp bà con...(Nhà thơ Huệ Triệu là người gần đây có chồng không may qua đời vì COVID-19).

Bích Ngân không chỉ khích lệ động viên Ban Nhà văn nữ, chị còn kỳ công viết từng status để chia sẻ, cảm ơn từng anh chị em văn nghệ sĩ đã chung tay lan toả yêu thương từ những hạt gạo nghĩa tình... Những tấn gạo thơm lành, kết tinh tình người ấm áp đến kịp với nhà những cảnh đời éo le, ngỡ như bị “bão” COVID-19 vùi dập.

Tôi không phải là người “sến sẩm” kinh viện, nhưng luôn nhớ cha ông dạy thuở nào: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Có qua đầm lầy mới thấy hết giá trị của những nơi cao ráo. COVID-19 thêm một lần gây nên “gió giật” cuộc đời, đối với rất, rất nhiều thân phận. Văn nghệ sĩ vốn là giới giàu lòng trắc ẩn, nhất là với những nhà văn, nhà thơ nữ, vì thế họ luôn biết sẻ chia.

“Thế là, chỉ trong vòng 1 tuần, qua 2 đợt quyên góp, 130 triệu đồng thành gần 8 tấn gạo đã được huy động và chuyển tới tay bà con lúc khó khăn vì dịch bệnh. Đúng là một kỳ tích, và không gì khác hơn để làm nên kỳ tích là những tấm lòng cùng san sẻ, yêu thương! Tạm kết lại một hành trình, nhưng lửa hồng ấm áp còn lan toả mãi...”, Huệ Triệu xúc động.

Sau này vì nhiều lý do, nhất là sau khi việc tổ chức cứu trợ được chính quyền vào cuộc thực hiện “gói an sinh xã hội”; bộ đội, công an tăng cường “đi chợ hộ dân”, các nhà văn nữ ở TPHCM dừng công tác cứu trợ. Tuy nhiên, họ là những người luôn nhập thế và dấn thân trên trang viết.

3. Sáng ngày 19.9, nhân chát chít, nhà văn Hoài Hương “mách” tôi, chị vừa hoàn thành truyện ngắn “Trong phòng ICU”. Là người quan sát thời cuộc, do công tác báo chí mà tôi đảm nhận nên tôi đọc khá nhiều tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ chuyên và không chuyên; nghe nhiều tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ thành danh và chưa thành danh. Tôi thực sự khâm phục sự dấn thân và nhập cuộc của 2 nhà văn nữ ở TPHCM. Đó là nhà văn Hoài Hương và nhà văn trẻ Tống Phước Bảo.

Họ yêu Sài Gòn hơn bất cứ ai, đau nỗi đau đồng loại hơn bất cứ người cầm bút nào, nếu nhìn vào tác phẩm đã công bố. Có thể tác phẩm đã được in thành sách như trường hợp Tống Phước Bảo (Sài Gòn thương thì về); có thể mới đăng tải trên báo chí từ Trung ương đến địa phương hoặc trên trang cá nhân, các group văn chương online.

“Sài Gòn còn thương thì về” là cuốn sách thứ 5 của Tống Phước Bảo, gồm 19 tản văn, 8 truyện ngắn viết về mảnh đất và con người Sài Gòn, được viết và xuất bản trong “mùa dịch” COVID-19 năm ngoái đến năm nay. Làm sao không “thương”? Sài Gòn luôn “đi trước về sau” vì cả nước. Sài Gòn, như nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, em họ tôi luôn tự hào, là nơi luôn dang tay bảo bọc những phận nghèo, Sài Gòn thân thiện, không phân biệt gốc gác, chẳng có người lạ, chỉ có người quen, chẳng thể ghét chỉ có thương, Sài Gòn giàu nhân ái.

4. Không chỉ đến bây giờ Sài Gòn mới là nơi minh chứng cho giá trị Việt “Rằng qua cơn hoạn nạn mới tỏ tận lòng nhau” (Ca khúc Trần Hoàn). Trong “bão COVID-19”, TPHCM xuất hiện những cây ATM gạo, ATM oxy, quầy hàng 0 đồng, những cửa hàng cơm, suất cơm từ thiện hay cung cấp miễn phí nhu yếu phẩm cho bà con. Bất cứ ai cũng rưng rưng xúc động, không chỉ vì tình người, lòng người, mà bởi cái cách mà người Sài Gòn sống và san sẻ, bọc đùm.

“Cô được nhận vào đội tình nguyện viên phản ứng nhanh của Hội Liên hiệp thanh niên thành phố, cùng một group gần trăm văn nghệ sĩ, luôn sẵn sàng có mặt bất kể giờ nào được gọi, thực hiện những nhiệm vụ được giao một cách trách nhiệm và hoàn thành tốt. Cô như một cái cây hoa đang bị héo được tưới tắm, công việc tình nguyện viên mang đến cho cô nhiều năng lượng, để cô có cảm giác mình đang được refresh, làm mới bản thân” (Tình yêu ở lại).

“Cô” - “nhân vật” văn chương trong truyện ngắn của nhà văn Hoài Hương thấp thoáng hình ảnh của nhà văn Bích Ngân, nhà thơ Huệ Triệu, nhà thơ Trần Mai Hường... trong đợt cứu trợ sau ngày Sài Gòn giãn cách, và là hình ảnh của chính tác giả. Không chỉ thế, để mang đến cho người đọc những tác phẩm văn chương hầm hập cuộc sống, khốc liệt cuộc chiến, nồng hậu nhân văn... nhà văn Hoài Hương đã thâm nhập vào những nơi ranh giới của sinh tử. Đó là bệnh viện dã chiến, nơi đội ngũ y bác sĩ không phải ngày 24 giờ mà là ngày có 36 giờ, 48 giờ, không ăn, không ngủ, thậm chí không uống nước. Họ “phải chạy đua với Thần Chết, giành giật từng hơi thở, từng nhịp đập trái tim, các y bác sĩ không chỉ kiên cường trụ vững mà còn là chỗ bám víu, nương tựa, để tin tưởng, để hy vọng sống của bệnh nhân” (Tình yêu ở lại).

“COVID qua đi. Tình yêu ở lại”, đó không chỉ là câu kết của truyện ngắn “Tình yêu ở lại”, không chỉ là tình yêu đến với “cô” trong những ngày làm tình nguyện viên mà còn mở ra chân trời của phồn sinh, hy vọng. Thương Sài Gòn đến thế, vắt kiệt mình cho Sài Gòn đến thế cũng chỉ vì yêu thương, hạnh ngộ!

Nhà thơ Ngô Đức Hành
TIN LIÊN QUAN

Trưa 23.9, Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc COVID-19

Thùy Linh |

Trưa 23.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết đến trưa nay, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 5 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 3 ca tại khu phong tỏa, 2 ca tại khu cách ly.

Cô giáo và 17 học trò cùng lớp ở Hà Nam mắc COVID-19

TRUNG DU |

Trưa 23.9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam xác nhận, sau quá trình thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng phương pháp Real-Time PCR trên diện rộng, trong ngày và đêm 22.9, đơn vị này tiếp tục phát hiện thêm 14 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp mã bệnh.

Người dân Long An tự giác bảo vệ thành quả phòng, chống dịch COVID-19

Kỳ Quan |

Từ kết quả phòng, chống dịch COVID-19 đạt được, từ ngày 21.9 tỉnh Long An đã nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ sau hơn 2 tháng thực hiện Chỉ thị 16. Được đi lại, làm việc, sản xuất…, người dân Long An càng tự giác bảo vệ thành quả chống dịch.

Cần Thơ lên phương án phòng dịch COVID-19 sau ngày 25.9

Minh Ánh - Trần Lưu |

Sau hơn 2 tháng giãn cách xã hội, lần đầu tiên, Sở Y tế TP Cần Thơ đề xuất các chợ đầu mối, chợ bán lẻ đảm bảo công tác phòng, chống dịch được hoạt động; nhưng phải đảm bảo các phương án phòng chống dịch, và hạn chế khách hàng vào cùng một thời điểm…

Giữ lửa đam mê với nghệ thuật truyền thống trong thời COVID-19

Hương Mai |

Do dịch COVID-19, các nghệ sĩ nói chung cũng như nghệ sĩ âm nhạc truyền thống nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, vượt qua hoàn cảnh, họ vẫn duy trì sinh hoạt, tiếp tục luyện tập, sáng tác - ngọn lửa đam mê với nghệ thuật không hề bị tắt.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Trưa 23.9, Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc COVID-19

Thùy Linh |

Trưa 23.9, Sở Y tế Hà Nội cho biết đến trưa nay, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 5 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 3 ca tại khu phong tỏa, 2 ca tại khu cách ly.

Cô giáo và 17 học trò cùng lớp ở Hà Nam mắc COVID-19

TRUNG DU |

Trưa 23.9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam xác nhận, sau quá trình thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng phương pháp Real-Time PCR trên diện rộng, trong ngày và đêm 22.9, đơn vị này tiếp tục phát hiện thêm 14 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế cấp mã bệnh.

Người dân Long An tự giác bảo vệ thành quả phòng, chống dịch COVID-19

Kỳ Quan |

Từ kết quả phòng, chống dịch COVID-19 đạt được, từ ngày 21.9 tỉnh Long An đã nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ sau hơn 2 tháng thực hiện Chỉ thị 16. Được đi lại, làm việc, sản xuất…, người dân Long An càng tự giác bảo vệ thành quả chống dịch.

Cần Thơ lên phương án phòng dịch COVID-19 sau ngày 25.9

Minh Ánh - Trần Lưu |

Sau hơn 2 tháng giãn cách xã hội, lần đầu tiên, Sở Y tế TP Cần Thơ đề xuất các chợ đầu mối, chợ bán lẻ đảm bảo công tác phòng, chống dịch được hoạt động; nhưng phải đảm bảo các phương án phòng chống dịch, và hạn chế khách hàng vào cùng một thời điểm…

Giữ lửa đam mê với nghệ thuật truyền thống trong thời COVID-19

Hương Mai |

Do dịch COVID-19, các nghệ sĩ nói chung cũng như nghệ sĩ âm nhạc truyền thống nói riêng gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, vượt qua hoàn cảnh, họ vẫn duy trì sinh hoạt, tiếp tục luyện tập, sáng tác - ngọn lửa đam mê với nghệ thuật không hề bị tắt.